Ăn bánh mì có béo không là câu hỏi chẳng thể trả lời phút mốt, cần phải xét đến 3 phương diện. Đó là lượng calo tích lũy bên trong mỗi thành phẩm, quy cách trải nghiệm món và thói quen sinh hoạt của mỗi người.
1. Giải đáp chi tiết: Ăn bánh mì có béo không?
Có nhiều người thắc mắc rằng phần lớn các loại bánh mì đều chứa ít lipit. Vậy nó liên đới gì đến việc “phát phì” của người ăn? Đó là do họ không biết rằng tinh bột, đạm… đều có thể hô biến thành mỡ nếu calo sinh ra bỏ xa ngưỡng nhu cầu. Bởi vậy để biết đại diện này có gây béo hay không, bạn cần điểm qua nguyên liệu, lượng dùng tương ứng.
1.1 Thành phần nguyên liệu
Mỗi loại bánh sẽ “fix” 1 combo thành phần riêng biệt nhưng phổ biến nhất là những nguyên liệu cơ bản sau:
- Bánh mì: trắng hoặc dạng thô (có thể mix đường sữa hoặc không)
- Thịt: thịt heo (nướng, rim, luộc…)
- Ruốc: có thể là ruốc heo hoặc gà
- Xúc xích: thường được nước vàng rồi xắt lát
- Chả lụa: dùng thay thế hoặc kết hợp với thịt heo quay
- Đồ chua: tăng hương vị, giúp món ăn dễ tiêu hơn
- Trứng: là topping dùng cho cả ổ bánh thông thường và sandwich
1.2 Định lượng calo chuẩn xác nhất
Thành phần |
Lượng sử dụng/suất |
Calo tương ứng |
Bánh mì |
70-90 gam |
230-275kcal |
Thịt |
30-50 gam |
75-120kcal |
Trứng |
50 gam |
70kcal |
Bơ/phô mai |
10-15 gam |
40-50kcal |
Rau quả tươi |
50-70 gam |
30-40kcal |
Đồ chua |
10-15 gam |
10-15kcal |
Xúc xích |
20-30 gam |
60-90kcal |
Ruốc |
10-15 gam |
37-50kcal |
Chả lụa: |
20-30 gam |
50-70kcal |
Bạn hãy nương theo bảng gợi ý này cùng nguyên liệu, topping dùng cho khâu hoàn thiện để tính ra thông số chi tiết. Ví dụ: nếu dùng loại kẹp thịt, rau dưa thì lượng calo nằm trong khoảng 350kcal.
✘✘✘ THAM KHẢO: Cách làm nước sốt chan bánh mì
2. Một số loại bánh mì ăn dễ gây béo nhất
Sai lầm thường gặp khi định lượng calo của nhiều người chính là đánh đồng mọi loại bánh. Lượng calo ở mỗi đại diện là khác nhau và dưới đây là 4 “hung thần” sở hữu nguồn năng lượng cao ngất ngưỡng.
2.1 Loại trắng
Khi thưởng thức đại diện này, hẳn bạn sẽ thấy chúng mềm mại, dễ thẩm hơn các gợi ý khác. Đó là bởi chúng được làm từ bột tinh luyện, thành phần chỉ trơ trọi mỗi tinh bột còn chất xơ. Bột cám đều đã bị loại bỏ sạch sành sanh.
Chính vì điều này mà đại diện trên vừa ít dinh dưỡng, vừa có năng lượng ở mức cao. Kết quả là khi ăn vào, chúng nhanh chóng tạo ra lượng calo cực cao. Cơ thể dùng chẳng hết và đương nhiên sẽ biến thành mỡ dưới da.
2.2 Loại ngọt
Đây là đại diện còn đáng ngại hơn loại trắng vì không chỉ có bột mì, chúng còn ngồn ngộn đường tinh luyện. Nên nhớ cả 2 thành phần này đều là carbohidrat – nguyên liệu chính sản xuất năng lượng cho cơ thể. Do đó, nếu ăn bánh ngọt, ta đã x2 mức năng lượng dung nạp. Khi đưa vào cơ thể, chúng sẽ tạo ra mức năng lượng cao chạm nóc. Khi đó, bạn có sợ béo cũng chẳng kịp vì mỡ đã tích đầy ú ụ dưới da rồi.
2.3 Sandwich
Sandwich cũng đã xử lý qua phần mầm cám, giảm lượng xơ và bonus thêm cả bơ, sữa khi hoàn thiện. Ngoài ra khi thưởng thức, chúng ta thường phết thêm bơ, các loại siro trái cây. Sự góp mặt của cả tinh bột, chất béo và chất ngọt bên trong hợp phần này hẳn sẽ khiến mức nhiệt lượng bên trong tăng phi mã. Và bạn cứ thử “chén” đều đều trong 1 tuần mà xem, quần áo tăng size, tăng số là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu.
2.4 Loại kẹp thịt
Ai cũng nghĩ rằng ăn nhiều thịt thì nhất định không béo nên khi muốn deal cân trọng, họ thường “nhắm” đến đại diện này. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ chưa đến nơi. Bởi năng lượng sinh ra từ việc tiêu hóa thịt nếu dư thừa thì chúng cũng chuyển thành mỡ phút mốt. Vậy nên, ăn loại kẹp thịt cũng chẳng phải là gợi ý hay đối với những ai đang có nhu cầu giảm cân. Đặc biệt là khi bạn thuộc đối tượng ít di chuyển, lười vận động.
3. Cách ăn bánh mì không lo mập, béo
Qua những phân tích trên, hẳn ai cũng cảm thấy e dè khi tiếp cận loại thực phẩm giàu năng lượng này. Nếu nắm đằng chuôi cơ chế giải phóng va tiêu thụ năng lượng, bạn sẽ thấy việc ăn bánh mì cũng không phải là điều gì quá đáng ngại.
3.1 Chọn loại bánh ít béo
Bánh mì cũng có những đại diện khá nghèo năng lượng, lại có những đại diện có mức calo chất thành núi. Bởi vậy, để co hẹp dòng năng lượng đi vào cơ thể, hãy tìm đến những đại diện ít béo, giàu xơ và cám như bánh mì đen. Ngoài ra loại phối cùng rau quả tươi cũng là ý tưởng không tồi chút nào.
3.2 Ăn lượng bánh vừa đủ
Nếu cứ thấy xe đẩy bán bánh mì là ghé vào mua tới tấp, “chén tì tì” cho đến khi no thì kiểu gì bạn cũng lăn nhanh hơn đi. Vậy nên nguyên tắc kiểm soát cân nặng chẳng có gì to tát. Chỉ cần tiết chế lượng bánh dung nạp hằng ngày/tuần/tháng là ổn áp. Cụ thể, chỉ nên thẩm tối đa 2 lần/tuần và mỗi lần không ăn nhiều hơn 1 ổ. Tránh ăn với tần suất dày đặc hoặc nhịn cả chục ngày, sau đó lại ăn thả phanh 1 bữa, cả hai đều gây hại như nhau.
3.3 Hạn chế topping gây béo
Có cơ số topping vừa khó tiêu, vừa có mức năng lượng cao, dễ gây béo như xúc xích, thịt nướng, bơ/phô mai… Cho mạnh tay những thành phần này thì dù ăn ít bạn vẫn rất dễ phì nộm. Do đó, tốt nhất là bạn hãy tiết chế một cách tối đa hoặc thay thế chúng bằng các thành phần healthy hơn. Như vậy bạn vẫn được thưởng thức hương vị đặc trưng của món tủ mà cân nặng vẫn được duy trì ổn định qua thời gian.
3.4 Tập luyện thể dục hàng ngày
Có 1 cách làm “tù mù”, không cần tính lượng calo trong mà vẫn có thể ăn tẹt ga không lo béo, đó chính là tích cực tập luyện. Khi bạn vận động với tần suất cao, cường độ mạnh thì dù mức năng lượng dung nạp là a, b hay c thì cũng trở về mức zero ngay sau đó. Calo sinh ra triệt tiêu bằng hết nên các bé mỡ không có cửa để sinh sôi nảy nở.
Ăn bánh mì có béo không vốn chẳng lệ thuộc vào yếu tố bên ngoài mà cốt là do cách bạn tiếp cận món. Vậy nên, hãy nắm chắc phương thức sử dụng để dù có mức năng lượng cao thì món ăn này cũng không thể làm khó bạn.