Hẳn là bạn tò mò muốn biết bánh mì sandwich bao nhiêu calo để thiết kế thực đơn đúng không? Nếu đã quan tâm tới những con số này, đồng nghĩa với việc bạn đã chú ý tới sức khỏe hơn. Đây là 1 thói quen cực tốt nên hãy duy trì càng lâu càng tốt. Chúng tôi đã tổng hợp lại những thông tin liên quan sandwich nói chung, bạn yên tâm đổi bữa nhé!
1. Vén màn: 1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo?
1.1 Thành phần dinh dưỡng
2 nguyên liệu chính tạo thành sandwich là bột mì và sữa tươi/đường. Vì vậy, ta sẽ căn cứ vào các thành phần này để tính toán dinh dưỡng bên trong. 1 lát bánh (~20-25gr) mang đến lượng dưỡng chất cụ thể như sau:
Carbs |
13gr |
Đạm |
2gr |
Chất béo |
1gr |
Xơ |
0.6gr |
Vitamin B1, B2 |
8%, 5% (RDI) |
Vitamin B3, B9 |
5%, 7% (RDI) |
Sắt |
5% |
Selen |
6% |
Mangan |
6% |
1.2 Xác định lượng calo chuẩn xác
Theo tính toán dựa trên sandwich truyền thống, cứ 100gr là cung cấp ~270 calo. Trung bình, mỗi lát cắt khoảng 25gr thì bổ sung 67.5 calo. Đây là thông số đối với bánh mì sữa trắng, còn các loại khác thì sao? (Calo/ 1 lát)
Nguyên cám |
65 |
Ngũ cốc |
150 |
Hạt lanh |
70 |
➤➤➤ TÌM HIỂU: Bánh mì sữa bao nhiêu Calo
2. Ăn bánh mì sandwich có béo không?
1 cuộc thử nghiệm đã được tổ chức với khoảng 20 người ngẫu nhiên (18-30 tuổi). Nhận thấy, mỗi bữa họ ăn khoảng 4-5 lát bánh + ly nước ép/sữa tươi là no. Tính theo đồ uống cụ thể như sữa bò, cứ 100ml bổ sung ~40 calo. Uống 200ml + 5 lát bánh thì nạp 417.5 Calo. Tính theo năng lượng cần của người trưởng thành thì con số này hợp lý, vừa đủ no bụng mà đảm bảo dinh dưỡng.
Kết luận lại: Món ăn này sẽ gây tăng cân nếu bạn ăn full 3 bữa/ngày, mặc dù mỗi lần chỉ 3-4 lát
3. Ăn bánh mì sandwich như nào không lo mập?
Hầu hết các tiệm bánh hiện nay đều thiết kế xe bán rong 2 ngăn: 1 bên đặt bánh mì, 1 bên là sandwich. Khách được chọn lựa loại vỏ bánh muốn ăn, sau đó là thêm nhân. Các dòng bánh kẹp phổ biến như bơ sữa, phô mai cháy, kẹp kem,… lúc nào cũng hot. Khi đã biến sandwich thành quà vặt thì chắc chắn bạn phải điều chỉnh chế độ ăn nghiêm khắc hơn.
3.1 Cân đối lượng bánh theo calo tiêu thụ
Tốt nhất, hãy ăn thật no (bằng thực phẩm ít carb). Khi đó, bụng sẽ no và không cần thêm quá nhiều bánh nữa. Biến món ăn này thành đồ tráng miệng, để dùng 1 cách vừa đủ.
Nếu nấu món chính thì nên kết hợp với nhiều nguyên liệu hơn, giảm lượng bánh xuống. Bình thường phải 5 lát mới no thì nay ăn 2 lát thôi, thêm chút ức gà, rau củ luộc,… Tập được cách ăn này thì lượng carbs sẽ ổn định theo hướng chất lượng hơn.
3.2 Chọn lựa một số loại bánh ít béo, giảm cân
Như đã gợi ý trên, sandwich nguyên cám có hàm lượng calo thấp hơn mà lại giàu chất xơ. Bởi vậy, bánh mì đen mới là option #1 của hội ăn diet. Với một số thực khách thị vị bánh này có vẻ khó ăn, vì nó khá khô. Nhưng ăn quen, nhai kỹ vẫn thấy được vị ngọt đấy nhé, bạn cứ thử tập xem sao.
3.3 Tăng cường chất xơ giúp chuyển hóa tốt hơn
Thay vì ăn bánh kẹp thịt thì vừa đổi loại bánh, nên thay thịt bằng những nguyên liệu giàu chất xơ như xà lách, bina, rau mầm,…
Bạn có thể thử thêm bánh kẹp hoa quả như bơ, dâu tây, kiwi, cam,… để thêm vitamin. Khi kết hợp với những topping này thì giúp chuyển hóa, trao đổi chất sẽ dễ hơn. Giảm sự tích tụ mỡ thừa bên trong cơ thể, tăng hấp thụ các loại carbs có ích.
3.4 Hạn chế những topping chứa nhiều calo
Không nên tham mà kẹp quá nhiều thứ vào 1 chiếc sandwich. Nếu đang muốn giảm cân mà bạn lại ăn bánh với heo quay, phá lấu,… hay kem tươi, whipping cream,… thì vô dụng. Vẫn là giảm lượng bánh/tinh bột hấp thụ đấy nhưng chất béo lại tăng x2, x3, calo cũng vậy. Tốt nhất, nên cắt bớt các loại nhân có lượng calo cao, dù chỉ dùng chút ít.
4. Gợi ý một số loại bánh mì sandwich giúp tăng cân
Song song với việc giảm cân nhờ sandwich thì cũng có nhiều người tìm đến món này để tăng cân. Nếu biết cách ăn thì bạn sẽ đạt được số cân mong muốn, khỏe mạnh từ sâu bên trong. Đừng chỉ ăn vội vàng, giảm/tăng cấp tốc mà làm sức khỏe bị hao tổn.
Quá trình tăng cân cũng khó chẳng kém khi giảm – đặc biệt là với người lười ăn. Ưu tiên bánh mì trắng và sandwich ngũ cốc nếu muốn theo chế độ tăng cân. Kích thích sự thèm ăn bằng các loại thức ăn giàu vitamin nhóm B, C,… Nếu được, hãy ăn cùng bạn bè, người thân để tinh thần ổn hơn.
5. Cảnh giác với bánh mì sandwich hỏng khi ăn
Nhiều bạn chủ quan, buộc kín bánh trong mấy ngày rồi vẫn ăn bình thường. Thế nhưng, các chất bên trong đã bị biến đổi mà không hay biết. Khi không biểu hiện ra bên ngoài, hoặc ở góc khuất thì rất khó để nhận ra.
5.1 Nhận biết sandwich bị hư hỏng
Bánh để lâu ngày vẫn sẽ có mùi thơm dịu nhẹ của bột mì và các nguyên liệu. Vi thế, cần nhận biết bánh hỏng thông qua cảm nhận.
- Mặt bánh khô, phần viền bị cứng lại, khi cắt thì bột vụn rơi vãi nhiều hơn.
- Mốc trắng, xanh mọc thành từng mảng ngoài bề mặt hoặc ở lát cắt. Nên bỏ ngay và không nên ngửi quá gần đâu nhé. Không phải nấm, mốc nào cũng vô hại khi hít phải lượng lớn.
5.2 Cách bảo quản tốt nhất
Cách tốt nhất là cho vào túi bảo quản, hút chân không. Với cách này, bạn có để ở ngoài từ 5-7 ngày thì bánh vẫn ăn ngon, không bị cứng hay khô. Bên cạnh đó, còn có 2 cách khác:
- Với bánh handmade: Trong quá trình làm, bạn thêm mật ong vào, cốt bánh sẽ mềm hơn. Dù có để lâu cũng không bị khô, max 5 ngày và vẫn phải đậy kín. Hạn chế tiếp xúc không khí nhất có thể.
- Với bánh mua ngoài: Bọc lại, cấp đông, khi nào ăn thì rã đông và nướng lại. Không nên để quá lâu, khoảng 14 ngày hơn thì tốt nhất là bỏ đi nhé.
Bên cạnh thông tin bánh mì sandwich bao nhiêu calo, hy vọng bạn đã có thêm các kiến thức mới. Calo chỉ là 1 phần trong việc giảm cân thôi, muốn khỏe toàn diện hãy chăm tập thể dục. Luyện thói quen bổ sung nước lọc, hạn chế đồ kích thích như rượu, bia, cà phê,…