Cách sử dụng máy làm đá viên sẽ là “điểm tựa” để bạn khai thác tối đa năng suất, ngăn chặn mọi vấn đề phát sinh khi đồng hành cùng thiết bị. Vậy bạn đã tìm ra điểm tựa ấy hay chưa?
1. Hướng dẫn cách sử dụng máy làm đá viên đúng chuẩn nhất
Cách sử dụng máy tạo đá viên là 1 chuỗi các bước tương ứng, với 3 giai đoạn “cắm chốt” là lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị.
1.1 Cách lắp đặt
Khi lắp đặt máy, bạn cần thực hiện “chuẩn zin” theo tiến trình dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ tất cả các chi tiết máy, bao gồm cả phụ kiện đi kèm. Bên cạnh đó đừng quên lựa chọn địa điểm đặt máy sao cho khô thoáng, không bị dẫn ẩm, nền nhiệt lý tưởng từ 20-35 độ C.
- Bước 2: Kết nối 4 chân đế vào 4 chân máy, check lại hệ thống ống dẫn nước được gia cố bằng keo nhựa
- Bước 3: Đặt bể chứa nước sạch lên phía trên thùng lưu trữ đá, sau đó “fix” cố định bằng hệ thống mối nối
- Bước 4: Nối 3 ống dẫn nước vào 3 vị trí “ăn khớp” với chúng là: cổng dẫn nước vào, cổng dẫn đá ra và cổng thoát nước. Chú ý vặn chặt các mối tiếp giáp để nước không bị rỉ ra bên ngoài.
- Bước 5: Kết nối dây dẫn điện với hệ thống nguồn cấp. Chú ý đến sự tương thích về điện áp, nếu không phù hợp thì điện nguồn phải đi qua bộ chuyển đổi mới có thể tiếp cận máy.
1.2 Cách vận hành
Việc vận hành máy sẽ diễn ra siêu nhẹ nhàng nếu bạn tuân thủ theo trình tự sau:
- Bước 1: Kiểm tra toàn bộ các chi tiết máy, đặc biệt là nguồn cấp nước, mối tiếp giáp giữa ống dẫn và cửa xả, aptomat, cầu dao, nguồn điện,…
- Bước 2: Khởi động nguồn và theo dõi tiến trình làm đá của máy
- Bước 3: Sau khi thu được lượng đá mong muốn thì ngắt nguồn để kết thúc quá trình tạo đá. Thu hồi thành phẩm, xả nước thừa và vệ sinh thiết bị rồi lau khô để hoàn thiện.
1.3 Cách bảo dưỡng
Bảo dưỡng là hình thức vệ sinh cao cấp hơn cách lau chùi thông thường. Cần đến những hiểu biết cơ bản về các chi tiết máy. Vậy chúng ta cần chú ý đến những phương diện gì khi bảo dưỡng thiết bị?
Trước hết là kiểm tra khả năng bảo vệ của vỏ máy. Tiếp theo là các mối tiếp giáp, mối nối điện xem có bị hở, đứt hay không. Sau đó, đừng quên làm sạch ngăn chứa đá, bình ngưng và thay thế hệ thống lọc nước theo chu kỳ. Cuối cùng là kiểm tra hoạt động của máy nén để đánh giá sơ bộ hiệu quả tạo đá.
Như đã nhắc đến ở trên, nếu “sành sỏi” về kỹ thuật, bạn có thể tự tay làm tất cả các công đoạn này. Tuy nhiên, nếu là “tay ngang” trong lĩnh vực trên thì nên đưa máy đến bảo dưỡng tại các trung tâm sửa chữa uy tín.
Như vậy máy làm đá sẽ được chăm sóc và tút tát cẩn thận, hạn chế tối đa những hư hỏng. Duy trì tốt công năng tạo đá và đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình vận hành.
2. Lưu ý quan trọng khi sử dụng máy tạo đá viên
Khi sử dụng thiết bị, chỉ cần sai 1 ly là đi 1 dặm vì với các dòng máy công nghiệp, giá trị của thiết bị lên tới hàng trăm triệu.
- Tuân thủ “chuẩn zin” theo hướng dẫn của NSX, không sáng tạo trong cách sử dụng sẽ gây phản tác dụng
- Chú ý đến áp suất nước để tối ưu hoạt động tạo đá, duy trì ở mức tối thiểu là 20PSI. Như vậy mới đảm bảo độ “mượt” trong suốt quá trình vận hành thiết bị
- Bố trí máy ở nơi có độ ẩm ở mức tối thiểu để ngăn chặn quá trình dẫn ẩm. Oxi hóa có thể gây hư hỏng máy và mất an toàn khi sử dụng
- Làm sạch cuộn dây tụ mỗi năm 1 lần để tăng cường khả năng tản nhiệt, bảo vệ độ bền của các linh kiện bên trong
➤➤➤ KHÁM PHÁ THÊM: Máy làm đá viên mini
3. Cách xử lý một số sự cố hay gặp khi dùng máy tạo đá viên
Khi vận hành, đôi khi sẽ bắt gặp những sự cố từ trên trời rơi xuống và nếu không phản ứng nhanh thì hậu quả cực kỳ khó lường. Đừng lo lắng, cẩm nang dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn khi đối diện với những vấn đề này.
3.1 Sự cố liên quan đến điện
Biểu hiện:
- Dấu hiệu thường gặp của các sự cố về điện sẽ được hiển thị rõ trên bảng điều khiển và hệ thống bơm nước, máy nén. Cụ thể, đèn nguồn không sáng hoặc sáng chập chờn, máy nén ngưng hoạt động và quá trình làm đá bị ngừng trệ
Cách kiểm tra:
- Hãy check ngay mức điện áp của máy xem tăng giảm thế nào, có chạm ngưỡng “zero” hay không
- Quan sát xem nguồn đã bị mất pha hay vẫn vận hành như thường
- Kiểm tra aptomat có bị “nhảy” về trạng thái mất kết nối hay không
Cách khắc phục:
- “Check” qua vùng khởi động từ, mạch điện, relay, nguồn cấp… rồi tiến hành “reset”. Nếu máy chạy bình thường trở lại là tốt, không thì liên hệ với bộ phận bảo dưỡng.
3.2 Sự cố về gas, dầu
3.2.1 Pen áp suất cao nhảy
Biểu hiện:
- Bơm và máy nén “tắt ngủm”, đèn nguồn sáng nhưng đèn sự cố thì không
Cách kiểm tra:
- Check qua lượng nước trong tháp xem thiếu hay đủ
- Chú ý độ sạch của bình ngưng
- Rà soát độ thông thoáng của van chặn
Cách khắc phục:
- Ngắt nguồn, lần lượt “kinh qua” 5 chi tiết máy nói trên rồi khởi động lại pen áp suất cao hoặc giảm áp cao để máy tự reset.
3.2.2 Máy nén ngừng hoạt động, pen áp suất dầu nhảy
Biểu hiện:
- Máy nén đứng khựng lại còn bơm vẫn chạy “ro ro”; đèn báo nguồn bật trong khi đèn sự cố lại tắt
Cách kiểm tra:
- “Show” qua kính chắn của máy nén để check dung tích và trạng thái của dầu bên trong
- Dò lại bình tách dầu vì rất có thể chúng đang bị tắc cứng do tích tụ nhiều chất bẩn
- Rà soát lưới bơm dầu để loại trừ nguy cơ đến từ chi tiết này
Cách khắc phục:
- Ngắt kết nối điện, rà soát qua 3 chi tiết trên, sai hỏng ở đâu thì xử lý triệt căn ở đó rồi reset thiết bị
3.3 Sự cố về đèn báo
Biểu hiện:
- Khởi động máy nhưng đèn nguồn, đèn báo sự cố vẫn tắt hoặc không “có biến” mà cả 2 đèn đều sáng
Cách kiểm tra:
- “Zoom” chi tiết các rơ le nhiệt nằm ngay dưới mỗi khởi động từ xem có đại diện nào bị bật ra hay không
- Check bộ phận đối khớp nằm ở khởi động từ để loại trừ nguy cơ chập điện hay quá tải ở chi tiết này
Cách khắc phục:
- Dập nguồn, lần lượt kiểm tra 2 thành phần vừa nêu và khắc phục ngay tại chỗ, khởi động lại. Nếu vẫn không ổn thì liên hệ với các chuyên gia để được hỗ btrợ kịp thời.
Cách sử dụng máy làm đá viên nếu chỉ gói gọn trong việc vận hành thì chẳng có gì “khó xơi”. Thế nhưng, khi nhìn rộng ra, bao quát cả cách lắp đặt, bảo dưỡng, xử lý tình huống thì lại khá “khoai” đối với nhiều người. Vậy nên, bạn hãy ghim lại thông tin cực hữu ích trong bài viết này để vận dụng khi cần thiết nhé!