“Mang tiếng” là thiết bị điện nhưng máy ép nước mía bằng tay lại vận hành thủ công là chủ yếu, nghe chừng hơi ngược đời phải không? Và chính vì sự oái oăm này mà đã có rất nhiều nghi vấn được đặt ra xoay quanh công năng và độ tiện dụng của chúng.
1. Máy ép nước mía bằng tay kết hợp truyền thống & hiện đại
Yếu tố truyền thống và hiện đại được dung hòa khá hoàn hảo trong dòng thiết bị này. Đặc biệt là khi chúng ta đi sâu vào tìm hiểu chi tiết cấu tạo máy.
1.1 “Vô lăng”
Gọi guồng quay tay là vô lăng chẳng sai tẹo nào vì tạo hình của chúng “same same” phiên bản gốc. Với giao diện tròn trịa và chuyển động linh hoạt theo chiều song song hông máy. Điểm khác duy nhất là trên chi tiết này là để tạo điểm tựa lực cho người thao tác, chúng thiết kế thêm các trục đứng bên ngoài và được xếp theo hình tỏa tia.
Như vậy khi ép mía, bạn có thể vịn vào chi tiết trên để làm quay hệ rolo ngay sát vách. Thông thường, thành phần này sẽ thể hiện tốt vai trò của mình trong 2 trường hợp: khi điện bị cúp đột ngột hoặc khi motor chạy “yếu xìu”, không đáp ứng đủ yêu cầu chế biến.
1.2 Motor điện
Bạn nghĩ rằng máy quay tay thì hiển nhiên sẽ không đi kèm motor điện? Sai hoàn toàn, cấu tạo của thiết bị đang xét vẫn tích hợp bộ phận hỗ trợ này. Chỉ có điều công suất “lẹt đẹt” hơn dòng chỉ chạy bằng điện. Motor được gắn ngay phía dưới của hệ rolo, được gia cố bằng lớp vỏ dày dặn làm bằng hợp sơn cách điện.
Khi điện năng dẫn tới linh kiện này, chúng sẽ chuyển thành công năng và làm quay nhông xích, bánh đà. Từ đó giúp vận hành lô ép để chế biến và tạo ra thành phẩm. Thực tế cho thấy thành phần trên có tính ứng dụng cao trong trường hợp bạn đã bị vắt kiệt sức lực cho việc quay vô lăng và không thể tiếp tục thao tác này.
1.3 Trục ép mía
Bộ phận này thường thiết kế theo sét 2, 3 hoặc 5 chiếc, số lượng càng nhiều thì hiệu quả ép mía càng “chất” và ngược lại. Mỗi trục ép đều có cấu tạo hình trụ, phình to ở chính giữa, bề mặt gồ ghề để gia tăng khả năng tiếp cận mía thanh. Khi máy hoạt động, các trục ép đều di chuyển hướng tâm để cuốn nguyên liệu vào bên trong. Tại vùng tiếp giáp giữa các lô, do sức ép quá lớn nên mía thanh bị đè bẹp và làm chảy nước xuống phía dưới. Sau đó, lượng nước này sẽ đi qua lưới lọc rồi đưa ra ngoài bằng vòi xả.
1.4 Khung máy
Khung máy được hiểu theo 2 nghĩa, 1 là phần khung bao bọc khu vực ép mía, 2 là phần khung định hình toàn bộ chi tiết máy. Theo đó, khung ở khu vực ép mía sẽ được hoàn thiện bằng phần thành siêu dày dặn bao 2 bên trái – phải. Phía trên có 1 tấm hợp kim hình vòm làm nhiệm vụ che chắn cho hệ rolo bên trong. Và không chỉ có vai trò bảo vệ, thành phần trên còn giúp không gian chế biến trở nên đẳng cấp, chuyên nghiệp hơn thấy rõ.
Ở 1 phương diện khác, phần khung bao bọc toàn bộ chi tiết máy lại được tối ưu bằng các thanh thép chống gỉ kết hợp kính temper siêu bền chắc. Ngoài định hình phom dáng cho thiết bị, bộ phận trên còn làm thành “tấm khiến”. Giúp rào trước các yếu tố nguy cơ như khói bụi, vi khuẩn, ruồi nhặng… có thể gây hại cho chất lượng thành phẩm.
1.5 Bánh xe
Nếu chỉ tối ưu về khả năng chế biến thì con máy đang xét chỉ được xem là 1 thiết bị bếp, không hơn. Thế nhưng, nhờ có hệ bánh xe “chất lừ”, chúng đã kiêm nhiệm thêm vai trò thứ 2 đó là hỗ trợ bán hàng, di chuyển xuất thần qua các điểm bán.
Sự linh hoạt bằng bánh xe cao su có độ nảy siêu tốt, xoay góc bất chấp mọi giới hạn. Đặc biệt, trong trạng thái cố định thì chi tiết này cũng chẳng phải là điểm trừ vì đã có hệ khóa chốt ở 2 bánh trước, giúp fix cứng vị trí đặt để của xe.
2. Giá máy ép nước mía quay tay bao nhiêu?
Máy ép quay tay có tạo hình khá cồng kềnh và nặng nề do tích hợp thêm nhiều yếu tố phụ phần. Đặc biệt là sự góp mặt đồng thời của vô lăng to “tổ chảng” và hệ motor nằm cận kề lô ép. Chính vì vậy, cũng không khó hiểu khi chúng được treo giá từ 5-7 triệu đồng/chiếc. Nếu đối chiếu với mặt bằng chung, đây không phải là mức chi phí quá cao. Tuy nhiên, so với một thiết bị vận hành đậm chất thủ công, tuổi thọ lại hạn chế thì con số này vẫn là điều mà chúng ta nên cân nhắc.
3. Cách sử dụng máy ép nước mía bằng tay
- Bước 1: Khảo sát toàn bộ các chi tiết máy, đặc biệt là nguồn điện, động cơ, hệ rolo và tay quay ở hông thiết bị. Nếu các bộ phận đều “ngon nghẻ” bạn mới bắt đầu thao tác
- Bước 2: Kết nối nguồn điện rồi đặt bình đựng phía dưới vòi xả, sau đó thuồn nguyên liệu vào lỗ cho mía vào.
- Bước 3: Theo dõi tiến trình và tốc lực quay của hệ rolo. Nếu năng suất không đảm bảo thì hỗ trợ bằng tay quay để gia tăng năng suất và đẩy nhanh tiến độ. Trong TH mất điện thì hãy rút phích cắm, vận hành bằng tay 100% nhờ sự giúp sức của vô lăng.
- Bước 4: Sau khi thu được lượng nước ép như mong muốn thì ngắt kết nối điện, vệ sinh. Lưu ý, nên nhẹ tay ở những khu vực tiếp giáp nguồn điện.
Ngoài việc vận hành theo trình tự trên, hãy bảo dưỡng máy hằng tháng để xử lý triệt căn các nguy cơ. Như vậy độ bền máy sẽ được duy trì dài hơi, đồng thời công việc kinh doanh cũng ít khi bị ảnh hưởng bởi những sự cố phát sinh.
4. Có nên mua máy ép mía bằng tay không?
Để giúp khách hàng có được góc nhìn bao quát xoay quanh lựa chọn này, hãy cùng phân tích ưu nhược điểm của chúng nhé!
4.1 Ưu điểm
- Hợp với phạm vi gia đình
Năng suất máy thường không cao, chỉ trăm ly nước mía/ngày là “kịch trần”. Tuy nhiên với mức năng suất hạn chế này, chúng lại cực hợp rơ với quy mô gia đình và kinh doanh nhỏ lẻ. Vậy nên, vẫn trở thành lựa chọn ưu tiên của 1 bộ phận người dùng.
- Hiệu suất ép tương đối cao (kết hợp điện + tay)
Vì trong 1 thời điểm, bạn có thể tận dụng cả lực tay và lực cơ học sinh ra từ motor điện. Vậy nên, hiệu suất ép nước mía có thể cao chạm nóc trong những trường hợp cần thiết.
- Tháo lắp, vệ sinh đơn giản
Các chi tiết trong thân máy tuy kềnh càng nhưng khá tinh giản về cấu tạo. Nhờ đó, bạn có thể tháo lắp dễ dàng khi cần sửa lỗi hay vệ sinh. Việc lau chùi cũng không tốn sức vì bề mặt máy luôn nhẵn thính. Chất liệu inox lại cực trơ với nước nên không tiềm ẩn nguy cơ phát sinh rỉ sét.
- Giá tương đối thấp
Giá thành bán ra của máy thấp hơn so với các thiết bị hiện đại chạy bằng điện khoảng 30%. Sự chênh lệch này đủ lớn để tạo sức ép về tài chính. Khiến những người có số vốn không mấy dư dả nảy sinh ý định chốt đơn mặt hàng này.
4.2 Hạn chế
- Mất nhiều công sức hơn loại chạy điện
Trong khoảng 30′ đầu tiên, việc vừa thuồn mía, vừa quay tay có thể không quá khó. Thế nhưng càng về sau chúng ta lại càng đuối sức, nhất là trong những giờ cao điểm. Vậy liệu bạn có thể gắng gượng trong bao lâu?
- Kích thước lớn, cồng kềnh
Như đã nhắc đến ở trên, phương tiện có tạo hình khá cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích và kén chọn nơi đặt để. Đặc biệt khi có nhu cầu di dời để tiếp cận điểm bán, mọi chuyện sẽ khó khăn.
- Năng suất ép không cao
Sự hạn chế về năng suất không chỉ thể hiện ở tốc độ “lạch đạch”, khả năng vắt kiệt nước ép trong nguyên liệu chỉ chạm ngưỡng 80-85%.
- Độ bền của lô trục kém
Các dòng máy quay tay thường được làm bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm. Trông qua thì sáng như inox nhưng dùng mới thấy chỉ 1-2 năm là biến dạng, lỏng lẻo. Khi đó tiền thay thế rồi chi phí sửa chữa sẽ đè nặng lên đôi vai của bạn, hiệu quả chế biến lại chẳng đáng 1 xu.
✔✔✔ NÊN BIẾT: Máy ép nước mía giá bao nhiêu
5. Máy ép nước mía bằng điện – lựa chọn phổ biến nhất hiện nay
Có 3 phương diện mà người tiêu dùng quan tâm nhất khi mua hàng, đó là khả năng đáp ứng năng suất, độ bền bỉ/tuổi thọ máy và sự tiện dụng. Đáng ngại ở chỗ cả 3 điều này đều nằm gọn ghẽ trong hạn chế của thiết bị đang xét. Vậy tại sao bạn phải “cố thủ” với chúng mà không tìm đến lựa chọn tân tiến hơn là máy ép nước mía bằng điện Quang Huy?
Sản phẩm do thương hiệu cung ứng đã tạo ra cơn sốt trên nhiều diễn đàn. Thiết bị có chất lượng ổn áp từ trong ra ngoài. Tạo hình cực nhỏ gọn, kết cấu chắc chắn nhưng không hề nặng nề, dễ dàng di dời qua điểm bán mong muốn. Đặc biệt, máy được vận hành bằng hệ motor khỏe như trâu, công suất cực ao nên tốc độ, hiệu quả ép mía cứ gọi là “perfect”.
Thêm nữa, mặc dù cày kéo không ngơi nghỉ nhưng chi phí vận hành thiết bị lại tương đối thấp. Khi có lỗi phát sinh, thay vì phải bỏ tiền túi, bạn chỉ cần nhấc máy là bộ phận kỹ thuật của Quang Huy sẽ có mặt để hỗ trợ tại chỗ.
Rõ ràng khi nhìn dưới góc độ nào, máy ép nước mía bằng tay cũng chẳng “có cửa” để cạnh tranh với máy ép mía bằng điện Quang Huy. Vậy bạn còn “lăn tăn” về điều gì mà còn chưa chốt đơn tại thương hiệu?