Bạn là người có đầu óc táo bạo và đam mê ẩm thực. Nhưng một số câu hỏi nảy sinh khi bạn quyết định chọn nó và bắt đầu mở nhà hàng của riêng mình. Đầu tiên và quan trọng nhất: “cần bao nhiêu vốn để mở một nhà hàng?” Vì vậy để xác định được chính xác số vốn mình cần bỏ ra để mở nhà hàng thì hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé!
Để mở một nhà hàng là phải đặt ra câu hỏi về vốn đầu tư. Cho dù đó là thiết bị hay nguyên liệu thô, bạn sẽ cần phải có sẵn kho vật phẩm trước khi mở bếp. Những yếu tố này rất cần thiết cho hoạt động trơn tru và lợi nhuận trong tương lai của bạn. Do đó, không thể đặt cược vào mức giá đầu tiên hoặc các yếu tố sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời. Hãy coi những khoản đầu tư ở giai đoạn đầu này là tài sản cho doanh nghiệp của bạn sẽ cho phép bạn nhanh chóng tạo ra giá trị.
Danh sách các khoản đầu tư cần lên kế hoạch khi mở nhà hàng
1. Chi phí mua hoặc thuê mặt bằng
Hầu hết các chủ nhà khi cho thuê nhà sẽ yêu cầu đặt cọc trước từ 3 đến 6 tháng nên sẽ cần phải chuẩn bị một số tiền khá lớn trước khi bắt đầu kinh doanh. Thường thì chi phí cho thuê mặt bằng trung bình thường dao động khoảng 30 triệu/tháng. Tức là bạn sẽ cần phải chuẩn bị 90 triệu cho đến 180 triệu để có được vị trí thuê đắc địa này.
Một lưu ý quan trọng để có thể thuê mặt bằng với mức giá tốt, vị trí đẹp đó chính là các bạn cần phải tính toán tất cả các hạng mục công trình phụ có sẵn và các mục phải cải tạo để mặc cả lại giá cả với giá mà chủ cho thuê. Ví dụ, nếu mặt bằng nhà hàng có diện tích bếp quá hẹp, không có nhà vệ sinh hay trần nhà thấp thì nên yêu cầu chủ nhà giảm bớt tiền thuê để đỡ một phần chi phí.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải khảo sát xem khu vực này có được nhiều người tìm thuê không. Nếu có quá đông những đối thủ cạnh tranh đang muốn vị trí này thì bạn cần phải chốt ngay thay vì kéo thời gian thương lượng giá.
2. Chi phí trang trí nội thất cho nhà hàng
Khi mới bắt đầu mở nhà hàng, việc trang trí nội thất cho nhà hàng cũng là điều rất cần thiết. Tuy nhiên đây cũng không phải là vấn đề bắt buộc, do đó bạn hãy dựa vào ngân sách của mình để lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng cho phù hợp với kinh tế của mình. Khoản chi phí này thường sẽ chiếm khoảng 5% – 10% tổng nguồn vốn và sẽ rơi vào khoảng 100-150 triệu. Cụ thể một vài hạng mục cần phải đầu tư là:
-
Chi phí sơn sửa lại mặt bằng: rơi vào khoảng 15 – 30 triệu đồng (tùy vào quy mô nhà hàng và phong cách thiết kế)
-
Chi phí mua sắm bàn ghế: Chi phí này sẽ rơi vào khoảng 50 triệu đồng cho 20 bộ bàn ghế, tuy nhiên nếu nhà hàng của bạn đi theo phong cách sang trọng, bàn ghế làm bằng chất liệu gỗ thì chắc chắn con số này có thể lên đến 100 triệu đồng.
-
Chi phí mua sắm đồ trang trí: Hạng mục chi phí này thường phụ thuộc hoàn toàn vào phong cách thiết kế của bạn. Có nhà hàng tận dụng bát đũa, xoong chảo để trang trí và giúp tiết kiệm được một khoản chi phí. Do đó, việc mua sắm đồ trang trí này thường chỉ rơi vào khoảng 5-10 triệu đồng. Nhưng cũng có nhà hàng thích trưng bày những món đồ cổ, đồ quý hiếm nên chi phí có thể lên tới 200 triệu đồng.
-
Chi phí thuê nhân công trang trí: Chi phí này thường được chi trả cho đội thi công trang trí cho nội thất nhà hàng, trọn gói cho việc này thường rơi vào khoảng 50-100 triệu đồng.
3. Chi phí mua thiết bị, dụng cụ cho nhà hàng
Thiết bị, dụng cụ cho nhà hàng thường là xoong, chảo, bếp, tủ đông, bát đũa, bar, máy pha chế,…Tất cả những vật liệu này bạn nên mua hàng có chất lượng cao, bền bỉ để có thể tiết kiệm chi phí về lâu về dài. Chính vì vậy, khi sắm vật dụng cho nhà hàng bạn nên mua ở những cửa hàng có thương hiệu lớn, uy tín và cần phải tính toán số lượng một cách thật kỹ lưỡng để tránh mua thừa, gây lãng phí và mất công cất giữ, bảo quản.
Chi phí mua thiết bị cho khu phục vụ khách hành: Đây là những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tác động tới trải nghiệm của khách hàng tại quán nên cần phải được lựa chọn một cách thật kỹ lưỡng. Chi phí cho những vật dụng này thường là:
-
Quạt, điều hòa: thường rơi vào khoảng 5-10 triệu đồng/chiếc
-
Hộp đựng bát đũa, giấy ăn và gia vị: thường khoảng từ 2-3 triệu đồng
-
Rèm cửa và thảm lau chân: 3-4 triệu đồng
Chi phí mua thiết bị cho khu vực bếp: Khu vực bếp sẽ là nơi tiêu tốn nhiều ngân sách của chủ đầu tư nhất, bởi khu vực này cần được đầu tư các trang thiết bị điện tử hiện đại, dụng cụ nấu nướng chuyên dụng. Những vật dụng cần phải chuẩn bị cho nhà bếp đó là:
-
Tủ đông và tủ lạnh: khoảng 50-70 triệu đồng
-
Tủ đựng bát đũa và tủ đựng xoong nồi: khoảng 10-20 triệu đồng
-
Bát đũa, xoong nồi và vật dụng nấu nướng: khoảng 20-30 triệu đồng
-
Hệ thống hút mùi và làm mát: khoảng 20 triệu đồng
-
Bếp gas và bếp điện: 20 triệu đồng
- Tổng chi phí riêng cho bếp đã rơi vào khoảng 150 triệu đồng, nên trước khi đầu tư bạn hãy liệt kê ra toàn bộ dụng cụ, đồ dùng cần mua sắm, số lượng, nơi mua giá tốt và mua của thương hiệu nào nhé.
4. Chi phí sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng
Phần mềm quản lý nhà hàng là công cụ hữu hiệu nhất vì nó có thể giúp bạn quản lý nhà hàng một cách hiệu quả nhất mà chi phí đầu tư cho phần mềm quản lý này cũng không quá đắt. Một phần mềm quản lý nhà hàng với đầy đủ các tính năng cũng chỉ có giá từ 200.000 đồng – 300.000 đồng/tháng, sử dụng ổn định và tương thích trên nhiều thiết bị.
Ngoài ra, phần mềm này cũng có nhiều tính năng ưu việt nó có thể giúp bạn quản lý doanh thu, tài chính, nguyên vật liệu từ xa mà không cần túc trực tại quán. Hơn nữa, nhân viên phục vụ còn có thể order tại bàn qua điện thoại, ipad, giúp tiết kiệm được thời gian di chuyển và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
5. Chi phí mua nguyên vật liệu
Để có thể gây ấn tượng tốt trong mắt khách hàng thì nhà hàng của bạn cần đảm bảo phục vụ khách hàng một cách thật chu đáo và chất lượng đồ ăn phải tuyệt vời. Để làm được điều này thì bạn cần phải chọn được những nguyên vật liệu tươi ngon, đảm bảo để phục vụ cho khách hàng của mình. Chỉ có như vậy thì khách hàng mới có thể quay lại nhà hàng của bạn.
Sau những ngày đầu khai trương, chắc chắn lượng khách hàng sẽ giảm đi đôi chút nên tới khi đó thì bạn mới có thể tính toán chính xác được nguyên vật liệu cần nhập là bao nhiêu. Không nên lập kế hoạch cụ thể cho khâu này, bởi vì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu tình hình thực tế không đúng theo dự tính.
6. Chi phí tiếp thị và quảng cáo
Để thành công, bạn cần phải có sự hiện diện nhất quán về tiếp thị và quảng cáo. Bạn có thể quảng cáo, tiếp thị nhà hàng của mình bằng cách đi theo con đường in ấn, phát sóng,… chi phí cho việc này sẽ phụ thuộc vào việc bạn muốn quảng cáo cho nhà hàng của mình như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể quảng cáo nhà hàng của mình trên các trang web, phương tiện truyền thông xã hội.
7. Chi phí thuê nhân sự
Khi kinh doanh nhà hàng thì nhân viên phục vụ và đầu bếp là không thể thiếu. Nếu tính lương trung bình của một nhân viên phục toàn thời gian thì sẽ rơi vào khoảng 4 triệu/tháng và đầu bếp sẽ rơi vào khoảng 5 triệu/tháng. Do đó, bạn sẽ cần phải chi ít nhất là 9-10 triệu/tháng cho nhân sự.
Trường hợp, bạn là người quản lý kiêm đầu bếp thì có thể tiết giảm đi được ít nhiều cho chi phí này. Tuy nhiên, khi đó bạn nên tăng thêm số lượng nhân viên phục vụ để có thể đảm bảo phục vụ khách hàng được chu đáo hơn. Đồng thời, công tác quản lý và quy trình phục vụ cũng cần phải được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp hơn nhằm giảm thất thoát.
8. Các chi phí phát sinh khác.
Những chi phí phát sinh khác có thể là tiền điện, nước, chi phí vệ sinh, an ninh khu vực,… Những khoản chi phí này sẽ phụ thuộc vào quy mô, cách vận hành quán nên rất khó có thể xác định cụ thể ngay từ ban đầu.
Để có con số xác thực nhất thì bạn nên tham khảo các nhà hàng hay quán ăn có quy mô tương tự, thông thường tổng chi phí phát sinh một tháng sẽ rơi vào khoảng 10-15 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước khi mở nhà hàng thì ngân sách có thể mở một nhà hàng sẽ rơi vào khoảng 500 triệu cho đến 1 tỷ đồng. Đây là một con số không hề nhỏ nên bạn hãy phân bổ nó theo một cách hợp lý, lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng cụ thể để giúp bạn kiểm soát các khoản đầu tư một cách tốt nhất nhé.
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã đưa ra mức chi phí đầu tư để có thể thể mở một cửa nhà hàng. Hy vọng bạn có thể tham khảo mức chi phí chúng tôi đưa ra để có thể tự mở cho mình một nhà hàng lý tưởng nhé.