Skip to main content

Cách Nhổ Lông Gà Chọi: Nhanh, Đẹp, Không đau đớn

anh tuyet anh tuyet
829 Lượt xem
0 Bình luận

Nhổ lông gà chọi còn phức tạp hơn cả việc tạo kiểu tóc. Bởi không đơn thuần là “làm điệu” cho gà, quy trình này còn tích hợp rất nhiều ý nghĩa khác. Và để có được cái nhìn toàn diện hơn về kỹ thuật trên, bạn đừng bỏ lỡ bài viết hữu ích sau nhé!

1. Nguyên do phổ biến khi nhổ lông gà chọi

Gà chọi là đối tượng được nuôi với mục đích giải trí. Chúng cũng là dòng gà duy nhất cần phải vặt lông trong quá trình chăm sóc. Vậy mục đích của hành động này là gì?

cách nhổ lông gà chọi

  • Tạo hình cho chiến kê, giúp chúng có hình thức đẹp, oai phong và đạo mạo hơn. Từ đó có thể kích thích tập tính khoe mẽ ở gà chọi và làm lấn át các đối thủ khác
  • Hỗ trợ việc quan sát và di chuyển linh hoạt của con vật. Nhờ đó, chúng có thể phản ứng nhanh, tránh được các đòn chí mạng của đối thủ
  • Giúp con vật tung chiêu, đưa ra những cú đá đẹp, hiệu quả, trấn áp đối phương nhanh hơn, quyết liệt hơn
  • Tạo thuận lợi cho khâu làm nước, phun sương để sát khuẩn, phục hồi thể lực cho gà khi nghỉ giữa hiệp

2. Một số hạn chế khi vặt lông gà chọi

hạn chế khi tỉa lông gà chọi

  • Không phải cứ cắt tỉa lông thì bạn sẽ có được thành quả như ý vì chúng còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là kỹ thuật cắt tỉa, tốc độ mọc, giai đoạn phát triển của gà…vv
  • Việc làm lông gà chọi ít nhiều sẽ tạo ra những sang chấn đối với con vật. Hành động này sẽ làm đau vật nuôi, chầy xước da và có thể gây bội nhiễm nếu không làm đúng

3. Chia sẻ cách nhổ lông gà chọi không bị đau, nhanh, hiệu quả

Việc nhổ lông gà chọi là điều bắt buộc đối với các chiến kê. Công việc này mang tính chọn lọc, định hướng nên không thể sử dụng máy vặt lông gà để xử lý triệt để.

không dùng máy làm lông

Và để khắc phục những hạn chế mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn hãy làm theo hướng dẫn ngay sau đây:

3.1 Chuẩn bị dụng cụ

  • Kéo cắt tỉa
  • Nhíp nhổ lông
  • Bát nước ấm

dụng cụ nhổ lông gà chọi

3.2 Tiến hành

  • Phần lông đầu

Đây là phần lông khá mềm mại và dễ xử lý nhất trên cơ thể gà chọi. Có 2 cách xử lý: 1 là dùng kéo cắt sát chân lông, 2 là dùng nhíp

Nếu sử dụng kéo, bạn hãy giữ cố định phần thân con vật, bắt chéo cánh ra phía sau để hạn chế quẫy đạp.

tỉa lông đầu gà chọi

Sau đó, kéo lông để làm căng da theo chiều vuông góc, thao tác cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến bề mặt da.

Trong trường hợp loại bỏ hoàn toàn, bạn hãy thoa nước ấm, để trong 10′ cho lỗ chân lông nở, da mềm rồi nhẹ nhàng nhổ bỏ theo chiều lông mọc. Như vậy con vật sẽ đỡ đau đơn.

  • Phần lông cánh

Việc nhổ lông cánh thường không nhằm mục đích làm gọn mà chỉ để tạo hình, giúp phom dáng gà trông đẹp hơn. Lông cánh là 1 trong 2 loại lông quan trọng nhất của con vật, quyết định sức chiến đấu, khả năng ra đòn nên càng dày dặn càng tốt.

nhổ lông cánh gà chọi

Và khi vặt lông, bạn chỉ cần dùng tay loại bỏ những chiếc nằm ở phần rìa hoặc mọc thừa, lộn xộn. Sau đó lấy kéo cắt tỉa đường viền để “làm dáng” cho gà chọi.

  • Phần lông đuôi

Vùng này vừa có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ, lại vừa giúp chúng tạo thế cân bằng khi chiến đấu. Việc nhổ bỏ lông đuôi không được khuyến khích mà chỉ nên làm gọn 2 bên để dáng đuôi thuôn nhỏ dần, vuốt cong ở phía sau.

Riêng phần phao câu thì làm sạch hoàn toàn bằng nhíp.

tỉa lông đuôi gà

  • Phần lông bụng

Bạn có thể bôi nước ấm rồi dùng nhíp để nhổ lông vùng hạ sườn sang 2 bên hông của gà. Nhưng phần lông phía trên (ứng với vùng ngực) thì tuyệt đối không nên đụng đến.

Đó là lớp đệm để giảm thiểu tác động của ngoại lực trong chiến đấu. Ngoài ra, vị trí này còn giúp giữ ấm cho con vật. 

tỉa lông bụng gà

  • Lông đùi

Việc để lộ vùng đùi với cơ bắp săn chắc, to khỏe nhằm mục đích giương oai là điều đặc biệt có ý nghĩa đối với mỗi chiến kê. Không chỉ vậy, chúng còn giúp hoàn thiện vẻ ngoài vô cùng nổi bật của con vật.

Và để có được điều này, bạn hãy giữ thân và đầu chúng, thoa nước để làm giãn nở lỗ chân lông. Sau đó nhổ từ vùng đầu gối cho tới chạm hông.

Khi đó, toàn bộ bắp đùi cuồn cuộn, da đỏ hồng hào sẽ được phô diễn trọn vẹn, trông vô cùng đẹp mắt.

nhổ lông đùi gà chọi

3.3 Lưu ý 

  • Chọn đúng thời điểm: ở độ tuổi 10-11 tháng, khi gà đã có bộ lông ổn định thì có thể thực hiện thao tác này
  • Dùng nước ấm để giúp lỗ chân lông gà được mở to. Như vậy việc nhổ bỏ vừa dễ dàng mà gà lại không bị ảnh hưởng nhiều
  • Nhổ đúng chiều lông mọc, tránh giật ngược gây trầy da, làm sang chấn vật nuôi
  • Sau khi nhổ, sử dụng nước muối để sát khuẩn nhẹ trên da gà
  • Chọn thời điểm có nền nhiệt ấm trong ngày: 10-14h để vật nuôi cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi bạn thực hiện thao tác

4. Bí kíp chăm “pet” cực chất khi gà chọi thay lông

Nếu nắm giữ những bí kíp dưới đây thì chắc chắn bạn sẽ có được những “chiến thần” khỏe mạnh, dũng mãnh và luôn bất bại trong mọi cuộc đấu.

chăm sóc gà chọi thay lông

4.1 Chú ý “đại bản doanh” của gà

Trong giai đoạn thay lông, gà sẽ rụng lông cũ theo trình tự: đầu, cổ, ngực, cánh, bụng, đuôi… Và khi đó, khu vực chăn nuôi sẽ rơi rụng rất nhiều thành phần này.

Chú ý đến khâu dọn chất thải, đặc biệt là tạo nền nhiệt ổn định để gà không bị hạ thân nhiệt. Vì ở thời gian đầu, lông non còn rất hạn chế và không đủ để giữ ấm cơ thể.

4.2 Lên “thực đơn” cụ thể

Chế độ ăn uống cũng là điều cần đặc biệt lưu tâm ở giai đoạn nhạy cảm này. Theo đó ở những ngày đầu thay lông, bạn nên để chúng ăn đa dạng các thành phần dinh dưỡng.

Thức ăn cho gà chọi

Ngô lúa chiếm khoảng 80%, còn lại là các loại rau xắt nhỏ, có thể thêm cà chua và giá nếu sẵn tiện. Khi gà thay lông hoàn toàn, bạn nên bổ sung các loại giun dế, châu chấu… và lạc để tăng cường protein

Khi lông bắt đầu nhú thì ngoài các thành phần trên, hãy dùng thêm dầu cá để kích thích mọc và giúp lông mượt hơn.

Nếu không có thì thịt xay nhuyễn, trứng.. cũng rất có ích cho quá trình ra lông của chúng.

xay thịt với trứng làm thức ăn

Sau một thời gian, khi bộ lông gà hoàn thiện sẽ cắt giảm thịt, dầu cá và quay về thực đơn chăm sóc như ban đầu.

4.3 Cho gà luyện tập “điều độ”

Đối với các chiến kê thì luyện tập điều độ là nguyên tắc bất di bất dịch nếu muốn “trăm trận trăm thắng”. Việc rèn luyện thường xuyên không chỉ giúp gà tăng cường thể lực, khả năng phản xạ.

Học được nhiều đòn cước hay mà còn duy trì được phong độ theo thời gian.

tập luyện cho gà

Vậy nên, bạn cần lên plant thật chi tiết cho vấn đề này. Và đừng quên áp dụng các kỹ thuật gia tăng sức bền cực hiệu quả cho con vật như: đeo tạ, chạy lồng, hụt chân để rơi tự do…vv

Với cách thức nhổ lông gà chọi chuyên nghiệp mà chúng tôi vừa chia sẻ, “pet cưng” của bạn chắc chắn sẽ có được tạo hình vô cùng ấn tượng. Đặc biệt là không bị sang chấn vì kỹ thuật bắt buộc này. 

Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
Tin nổi bật
Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
Showroom HÀ NỘI
Địa chỉ: 368 Trần Điền Mới, Định Công, Hoàng Mai
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 8 Hẻm 827 Hà Huy Giáp, Thạnh Xuân, Quận 12
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Quảng Ninh
Địa chỉ: Số 101 Cầu Sến- Phương Đông- Uông Bí
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Thái Bình
Địa chỉ: Đối diện ủy ban nhân dân xã Vũ Hoà - Kiến Xương - Thái Bình
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Đồng Nai
Địa chỉ: 1066 - QL 51 Tổ 3- Ấp Đồng- Phước Tân- Biên Hòa
Tổng đài: 037 9377 888
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn