Gà ủ muối có nên hấp lại không? Hay cứ thế ăn ngay mà không cần làm nóng? Nếu đây cũng là thắc mắc của bạn thì hãy view ngay xuống bài viết này biết thêm chi tiết!
1. Giải mã: Gà ủ muối có nên hấp lại không? Vì sao?
1.1 Gà thường
Đây là loại gà sau khi cắt tiết, sơ chế bằng máy quay lông gà vịt là chế biến ngay. Ra lò nóng sốt và chưa qua khâu bảo quản.
Trong trường hợp này, hấp lại là việc thừa thãi, không cần thiết. Thậm chí điều này còn khiến thành phẩm nhừ nhuyễn, bở nát và mất đi vị ngon.
Lưu ý, muốn thưởng thức món ăn 1 cách vệ sinh, healthy thì có 2 cách để bạn tham khảo. 1 là vừa ra lò ăn ngay cho nóng. 2 là để nguội trong môi trường thoáng mát, che đậy kỹ càng.
1.2 Gà đông lạnh
Gà đông lạnh thường được cất trữ theo 2 cấp độ: 1 là bảo quản mát, 2 là bảo quản ở trạng thái đông đá.
Nếu để trong ngăn mát, đóng gói cẩn thận bằng cách hút chân không thì có thể lấy ra ăn ngay. Tuy nhiên, nếu bạn để tự nhiên, không bao bọc, đóng gói thì cần hấp lại để loại bỏ vi sinh vật bám dính.
Nếu bảo quản theo hình thức đông đá thì hấp lại là điều hiển nhiên. Bạn có thể để rã đông 1 cách tự nhiên nhưng thời gian sẽ rất lâu.
✘✘✘ NÊN ĐỌC: Gà ủ muối có tốt không
2. Phân tích lợi và hại khi ăn gà ủ muối không hấp lại
Việc ăn gà ủ muối không hấp lại sẽ có 2 điểm lợi:
- Nhanh và tiện, không cần phải chuẩn bị trước khi thưởng thức.
- Thành phẩm có vị rất ngon, săn chắc, đậm vị. Đặc biệt là khi bạn cất trong ngăn mát với nền nhiệt từ 2-8 độ C.
Bên cạnh đó, cách ăn này cũng đi kèm 2 nguy cơ:
- Không loại trừ được 100% các thành phần gây hại bám dính trên bề mặt thành phẩm. Vậy nên, tiềm ẩn rủi ro ngộ độc do nhiễm khuẩn.
- Độ dậy mùi không cao vì mùi hương chỉ được khuếch tán mạnh khi gia nhiệt.
Có thể nói lợi và hại của việc không hấp lại là 50-50. Hãy căn cứ vào tình hình thực tế để xem đâu là lựa chọn hợp lý hơn.
3. 2 cách thưởng thức gà ủ muối thơm ngon, an toàn vệ sinh
3.1 Thưởng thức khi còn nóng
Nếu muốn nhâm nhi gà theo kiểu nóng hôi hổi, vừa thổi vừa ăn thì có thể chọn 1 trong 2 cách:
- Ăn ngay khi món ăn vừa hoàn thiện, đang còn nóng sốt, nghi ngút khói. Khi đó, vị gà sẽ cực tươi ngọt, thơm ngon và dậy mùi. Đảm bảo ăn đến đâu phê lòi đến đó.
- Hấp lại hoặc quay lò vi sóng đối với những thành phẩm đã qua bảo quản. Thời gian gia nhiệt không nên quá lâu, chỉ tầm 3-5p là ổn. Nếu bạn lên lửa quá mạnh tay, gà mềm như, mất đi độ giòn sẽ phản tác dụng.
3.2 Thưởng thức khi ủ lạnh
Nếu muốn ăn lạnh thì tùy vào thời điểm, thành phẩm hiện có mà chọn 1 trong 3 cách dưới đây:
- Thứ nhất là sau khi ra lò, chờ gà nguội, đóng gói cẩn thận, cho vào ngăn mát 3h là có thể thưởng thức.
- Thứ hai là dùng ngay đối với những thành phẩm vốn đã được cất trữ trong tủ mát.
- Thứ ba là chuyển gà đông lạnh xuống ngăn mát để rã đông từ từ trong 24h. Khi đó, gà sẽ mềm dần, không bị biến chất, vị cực giòn thơm và mát lạnh.
4. Bí quyết bảo quản gà ủ muối không cần hấp lại có thể ăn ngay
4.1 Số lượng nhỏ lẻ
Nếu lượng gà cần bảo quản là không đáng kể thì có 3 phương án.
- Thứ nhất là để gà ở trạng thái hoàn toàn tự nhiên, không đóng gói mà chỉ cần che đậy bằng lồng bàn. Khi đó, có thể dùng món trong vòng 12h mà không cần phải gia nhiệt.
- Thứ hai là cho gà vào khay thủy tinh lớn, đậy nắp lại và cất trữ ở tủ mát. Phương pháp này vừa làm tăng độ giòn của thành phẩm, vừa có thể kéo dài HSD của gà muối lên 3-4 ngày. Đặc biệt là khi cần có thể ăn ngay mà không cần phải làm nóng.
- Thứ ba là bảo quản thành phẩm trong tủ hấp mini hoặc xửng hấp mini, gia nhiệt liên tục ở 55 độ C. Cách làm này vừa giúp món ăn giữ được độ nóng sốt, vừa có thể bảo quản trong 24-48h.
4.2 Số lượng lớn
Nếu cần kinh doanh trên quy mô công nghiệp thì làm thế nào để bảo quản gà mà không cần phải hấp lại?
- Dùng tủ hấp công nghiệp với sức chứa lớn để cất trữ gà trong vài ngày. Đây là môi trường bảo quản cực lý tưởng, cách ly toàn phần với các yếu tố nguy cơ. Không những vậy, nhiệt độ bảo quản của tủ vừa đủ để giữ nóng chứ không gây bở nát gà.
- Cho thành phẩm vào túi zip, loại bỏ không khí, đóng gói cẩn thận. Sau đó cho vào tủ mát có sức chứa lớn. Cách bảo quản này có thể kéo dài HSD của gà lên 7-10 ngày.
Qua phân tích trên, có thể thấy việc gà ủ muối có nên hấp lại không là tùy vào cách bảo quản, trạng thái thành phẩm. Vậy nên, hãy căn cứ vào 2 phương diện quan trọng này để đưa ra quyết định phù hợp nhất nhé!