Bạn có tò mò cấu tạo máy làm đá viên như nào mà lại cho công suất ưu việt? Tùy theo mỗi đơn vị sản xuất, hình dạng sẽ khác nhau nhưng các bộ phận không hề thay đổi.
Bởi vì, nếu thiếu các phụ tùng đó thì máy chẳng thể nào hoạt động đúng theo ý muốn. Nếu nắm rõ cấu trúc, bạn sẽ tận dụng được tối đa khả năng của bộ máy bên trong.
1. Cấu tạo máy làm đá viên ra sao? Khám phá chi tiết
Đơn vị sản xuất dựa vào nguyên lý để thiết kế bản vẽ và tạo hình. Mô tả chi tiết về các linh kiện cùng cấu trúc đã được tổng hợp bên dưới.
1.1 Thân máy
Thân máy được gia công kết hợp từ inox 201, 304, tạo nên độ cứng cáp, dùng lâu dài. Thường được tạo hình vuông hoặc hình hộp chữ nhật tùy theo thiết kế hợp thị hiếu.
Đặc biệt hơn cả là tính năng chống han gỉ vô cùng hiệu quả. Mặt bên trên được lắp bảng điều khiển, hiển thị thông số, mặt bên dưới là thùng chứa.
Các chi tiết khác đều được lắp xung quanh, được tạo lập kín kẽ, đảm bảo an toàn. Thêm vào đó là các khe tản nhiệt giúp giảm sức nóng của motor khi hoạt động.
1.2 Hệ thống tạo đá
Các bộ phận trực tiếp tham gia khâu làm đá bắt buộc phải có bao gồm máy nén, bình ngưng. Trong đó:
- Máy nén: Giúp nén áp suất cao khi xuất hiện khí lạnh, khuếch tán hơi lạnh lan tỏa đều trong giàn lạnh.
- Bình ngưng: Làm nhiệm vụ chuyển hóa nhiệt cho nước, thoát nhiệt. Tạo sự hình thành của dây chuyền bơm nước + tháp thoát nhiệt.
1.3 Cửa xả gió
Được lắp bên dưới thân, phần cánh giống như chiếc quạt thông thường. Quạt được đặt gần bình ngưng, hoạt động đúng chức năng vốn có.
Cửa thoát gió là các khe hở bên ngoài, được tạo từ các đường song song.
1.4 Cửa lấy đá
Thùng đá được có nắp đậy với bản lề chắc chắn. Tùy lựa chọn người dùng mà nắp được làm dạng rời hoặc liền. Vật liệu tạo thành từ hợp kim chống gỉ, phổ biến nhất vẫn là inox.
Tuy nhiên, cũng phải tùy đơn vị thi công mới có thể đưa ra mô tả cụ thể hơn.
1.5 Lọc thô
Lõi lọc thô được lắp trên cùng, là tiếp điểm đầu tiên của đường dẫn ống nước. Nước dùng làm đá sẽ được đưa qua hệ thống này để lược bỏ đi các cặn lớn.
Sau đó mới đi đến lưới lọc để lọc tinh, đưa nước vào làm đá.
1.6 Van tiết lưu
Van được lắp bên ngoài, người dùng có thể căn chỉnh tốc độ làm lạnh chủ động hơn. Nhờ có chi tiết này mà thời gian làm đá được kiểm soát, hạn chế sự quá tải.
Bên cạnh đó còn ngăn ngừa những hỏng hóc hay sự cố như đóng tuyết hay xả đá liên tục,…
1.7 Bơm nước
Bơm được lắp tại vị trí cố định với các ống dẫn. Nước được lưu thông liên tục và tận dụng tối đa trữ lượng. Năng suất làm đá được đảm bảo hơn hẳn, không phải canh chừng hay phải tiếp nước liên tục. Chủ đầu tư tiết kiệm được nhiều chi phí phát sinh hơn.
1.8 Quạt tản nhiệt
Quạt gồm 5 cánh và được tạo từ inox chống gỉ, trục quay linh hoạt. Tuy chỉ là bộ phận phụ nhưng lại góp phần lớn vào việc duy trì hoạt động máy.
Nếu không có nó, thiết bị sẽ nhanh chóng bị giảm tuổi thọ cực nhanh.
1.9 Van điều tiết nước
Van nước tự căn chỉnh dòng nước lưu thông bên trong, ngắt/bật khi cần thiết. Hạn chế được việc lãng phí nước và giảm hiệu suất hoạt động của máy làm đá công nghiệp. Van thường được bố trí phía trên, gần ống dẫn nước.
1.10 Bánh xe/ chân đế
Sản phẩm được lắp thêm bánh xe/chân cao su tùy theo yêu cầu người sử dụng. Muốn sắp xếp cũng không cần dùng đến nhiều sức người, dịch chuyển rất tiện lợi.
➤➤➤ NÊN ĐỌC: Địa chỉ bán máy làm đá viên cũ uy tín
2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy tạo đá viên
Để hiểu rõ cơ chế hoạt động của mặt hàng này, bạn cần tiếp xúc với khá nhiều thuật ngữ. Nếu diễn giải theo dân kỹ thuật chắc chắn sẽ thấy khó hiểu.
Vì vậy, bạn có thể nắm sơ bộ quy trình như sau:
- Nước từ nguồn – Xử lý qua bộ lọc – Đưa vào thùng chứa tuần hoàn – Nén lại làm đá – Xả vào thùng chứa
Mô tả chi tiết: Nước được lọc sạch cặn bẩn sau đó được đẩy vào thùng chứa. Từ đây, nước sẽ được đưa vào khoang làm lạnh (ống làm đá,…).
Môi chất lạnh được bơm lên để khiến nước ngưng tụ lại, bám vào thành ống. Khi nước được xử lý lạnh hoàn toàn, thiết bị sẽ tự động bật chế độ xả. Đá được đưa vào thùng thành phẩm
3. Cần lưu ý gì khi sử dụng máy tạo đá viên chuyên dụng?
Máy làm đá mini hay công nghiệp thì cũng có những chú ý nhất định khi dùng. Ngay từ khâu lắp đặt đã phải đặc biệt chú trọng đến các khe hấp thụ và giải phóng khí.
- Không nên đặt sát máy với tường hoặc bất cứ công cụ nào khác. Cần có không gian riêng để máy có thể linh hoạt hấp thụ/thoát hơi. Nên lắp ở phòng có cơ chế cách nhiệt tốt, không phải chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
- Nước phải sạch sẽ thì mới cho chất lượng đá tinh khiết. Thường xuyên vệ sinh bộ lọc cặn, kể cả khi bạn dùng nước máy. Nếu dùng nước giếng khoan thì càng phải chú ý tới bộ phận này hơn.
- Loại bỏ dăm đá/tuyết bị bám vào thành ống hoặc thùng chứa – Thường hình thành khi sử dụng lâu, khiến đá bị làm chậm hơn, không còn chất lượng như ban đầu.
- Một số bộ phận như khay đá, thùng chứa, ống dẫn,… cần được làm sạch mỗi ngày.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin về cấu tạo máy làm đá viên 1 cách dễ hiểu nhất. Nếu có bất cứ điều gì cần biết thêm về sản phẩm, gọi ngay tới số 037.9377.888. Cần mua loại máy nào, công suất bao nhiêu, phục vụ mục đích gì,… sẽ được tư vấn miễn phí.