Bạn mua tủ cơm công nghiệp ở xa, không có nhân viên kỹ thuật hỗ trợ lắp đặt? Cách đấu điện tủ nấu cơm công nghiệp chắc chắn sẽ là giải pháp “cứu cánh” cho bạn trong trường hợp cấp bách nhất. Tìm hiểu ngay để có thể lắp đặt tủ nấu cơm dùng điện nhanh, gọn, an toàn và chuẩn xác nhất.
1. Khám phá nguồn điện tương thích với tủ nấu cơm công nghiệp
Trước khi tiến hành đấu điện bạn cần xác định được tủ mình sử dụng là loại nào, có phù hợp với nguồn điện hiện có hay không?
1.1 Điện 1 pha
1 pha là loại điện dân dụng với điện áp 220V và tần số 50 – 60Hz. Thông thường, các mẫu tủ nấu cơm công nghiệp bằng điện hiện nay đều tương thích với loại điện áp này. Tuy nhiên để tủ cơm vận hành ổn định nhất thì bạn cần xem xét công suất vận hành tối đa của thiết bị bếp này.
Nếu tủ nấu cơm bạn sử dụng có mức công suất max nhỏ hơn 10kW thì có thể đấu được với nguồn điện dân dụng 1 pha. Ngược lại nếu lớn hơn bạn không nên đấu nối vào sẽ khiến hiệu suất của thiết bị không đạt tối đa đồng thời dễ gây hư hại cho thiết bị. Vậy nên, các mẫu tủ từ 4 – 12 khay có thể đấu vào nguồn điện 1 pha.
1.2 Điện 3 pha
Còn 3 pha được biết đến là nguồn điện công nghiệp. Nguồn điện này phù hợp với tất cả các thiết bị bếp công nghiệp có công suất lớn lên đến hàng chục, hàng trăm kW.
Do đó, khi đấu bất kỳ loại tủ cơm nào vào nguồn điện này, thiết bị đều vận hành ổn định. Như vậy, nếu đơn vị của bạn sử dụng điện 3 pha thì có thể lắp đặt được tủ cơm có công suất lớn nhất hiện tại là 24 khay tương đương 12kW.
2. Cách đấu điện tủ nấu cơm công nghiệp nhanh, chuẩn kỹ thuật, an toàn
Để quy trình đấu nối nguồn nhiên liệu cho tủ hấp cơm diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ thì ở khâu đầu tiên bạn cần chuẩn bị đủ những thứ cần thiết:
2.1 Chuẩn bị lắp đặt
Vị trí đặt để là điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến trước khi tiến hành đấu nối nhiên liệu. Đây cũng sẽ là vị trí mà bạn sẽ sử dụng thiết bị. Vì vậy, vị trí này cần gần với nguồn điện và khô ráo, không bị cản trở, hay bị ảnh hưởng từ các thiết bị xung quanh.
Sau khi đã có được vị trí tốt nhất bạn sẽ kiểm tra sơ đồ mạch điện ở khu vực lắp đặt xem có thuận lợi và phù hợp hay không. Từ đó tính toán được tiết diện dây dẫn mà bạn cần có để đấu điện tủ cơm.
- Điện 1 pha: tiết diện dây dẫn = 0,8 x công suất tủ
- Điện 3 pha: tiết diện dây dẫn = 1/3 x 0,8 x công suất tủ (đấu kiểu sao); tiết diện dây dẫn = 2/3 x 0,8 x công suất tủ (đấu kiểu tam giác)
Bạn nên làm tròn tiết diện lên số tự nhiên gần nhất nếu thấy lẻ nhé.
Sau khi biết được tiết diện dây dẫn cần đấu nối thì bạn tiếp tục xác định cường độ dòng điện để lựa chọn aptomat phù hợp. Aptomat sẽ giúp người dùng yên tâm và an toàn hơn trong suốt quá trình sử dụng. Bạn có thể tính cường độ đơn giản bằng cách lấy công suất tủ nhân với 4.5 là ra. Cũng giống với tiết diện dây dẫn, thừa còn hơn thiếu. Bạn cũng lựa chọn aptomat với cường độ cao hơn nếu ampe tính ra là số thập phân nhé.
2.2 Tiến hành đấu điện
2.2.1 Với điện 1 pha
- Dây điện liên kết sẵn với tủ cơm có 2 màu đỏ và xanh dương, màu đỏ – dây nóng, màu xanh dương – dây lạnh. Bạn cắt bỏ đi 1-2cm lớp vỏ dây điện để lõi dây lộ ra
- Tiếp đến, nối dây điện của tủ cơm vào dây điện chuẩn bị trước đó sao cho dây đỏ nối với dây đỏ, dây xanh nối với dây xanh. Và dùng băng keo để quấn vị trí nối dây cho chắc tránh hở điện.
2.2.2 Với điện 3 pha
- Ở tủ cơm 24 khay đã có dây dẫn gắn liền tủ với dây nóng và dây lạnh, bạn cũng tách phần vỏ ở đầu dây ra.
- Đấu dây màu xanh ở tủ cơm vào dây trung tính đã chuẩn bị trước và quấn băng dính chống hở điện. Còn dây nóng sẽ đem kết nối với 2 đầu chờ của aptomat là xong.
2.3 Test thử nghiệm
Khi đấu nối xong bạn hãy bật nguồn điện và khởi động thử tủ cơm xem có đèn báo nguồn hay chưa. Nếu đèn sáng nghĩa là bạn đã lắp đặt chuẩn. Nếu sai bạn nên kiểm tra lại xem lỗi ở đâu thì làm lại từ đó, hoặc liên hệ địa chỉ bán để được hỗ trợ hướng dẫn lắp đặt chuẩn xác nhất.
3. 3 lưu ý quan trọng khi đấu nối nguồn điện cho tủ cơm công nghiệp
Ở mỗi thiết bị điện khi đấu nối với nguồn điện đều cần lưu ý khá nhiều thứ để đảm bảo lắp đặt nhanh, an toàn tối đa. Riêng với tủ nấu cơm bằng điện mua tại Thiết bị bếp Quang Huy thì bạn cần lưu ý 3 điểm quan trọng như sau:
3.1 Trước khi lắp đặt
Trước khi tiến hành đấu nối ngoài dây điện và aptomat bạn còn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ như kìm, kéo, băng keo quấn, bút thử điện, tua vít, … Đây đều là những dụng cụ thiết yếu dùng trong nghề điện bạn cần có.
Thêm nữa, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và xác định sơ đồ mạch điện trong không gian lắp đặt để dễ dàng đấu nối hơn. Không chỉ đơn giản khi đấu nối, điều này còn giúp thiết bị bếp của bạn hoạt động ổn định và có độ bền hơn rất nhiều.
3.2 Trong khi đấu điện
Kiểm tra lại 1 lần nữa nguồn điện xem có hoạt động bình thường hay không và ngắt nguồn để an toàn hơn khi đấu nối.
Hãy cân nhắc đi đường dây và đặt nguồn điện nằm cách xa vị trí van xả khí. Bởi van xả này sẽ xả hơi nóng ẩm ra gây thiếu an toàn cho đường điện hay thiết bị điện ở gần. Nếu thấy bối rối khi lắp đặt bạn có thể nhờ nhân viên kỹ thuật từ nhà sản xuất hay bên bán hướng dẫn từng bước qua video để bảo đảm không xảy ra lỗi trong suốt quá trình này.
3.3 Sau khi hoàn thiện
Sau khi hoàn tất lắp đặt, không nên sử dụng tủ ngay. Bạn nên bật nguồn điện để kiểm tra đèn báo hiệu nguồn. Tiếp đến, cho nước ngập gia nhiệt và khởi động xem hệ thống điện có hoạt động bình thường hay không. Nếu thấy nước sủi tăm và sôi dần sau 5 – 15 phút thì quá trình đấu điện tủ hấp cơm của bạn đã hoàn tất.
Trên đây là những hướng dẫn cụ thể về cách đấu điện tủ nấu cơm công nghiệp và những lưu ý trong quá trình thực hiện. Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích cho bạn!