Ăn cơm trắng đã quá chán thì có thể đổi vị bằng món cơm lá dứa thơm ngon, bắt mắt. Cơm mang màu xanh cốm, thoang thoảng mùi hương nhẹ của lá dứa nên khá kích thích giác quan. Nếu muốn thêm chút béo ngậy, dinh dưỡng thì có thể tham khảo thêm các công thức kèm topping như cơm gà lá dứa, cơm lá thơm chà bông,…
1. Đổi vị ngay với món cơm từ lá dứa thơm ngon, lạ miệng
Ngay cái tên đã tiết lộ phần nào về nguyên liệu tạo nên sự độc đáo, thú vị của món ăn. Chỉ là một nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm ngoài chợ hay trong siêu thị. Tuy vậy, loại lá này lại khiến món ăn gia tăng sức hút về cả hương vị lẫn màu sắc.
Loại lá dứa thường dùng để nấu cơm là loại lá nếp. Nó khác với lá dứa quả về màu sắc, hương thơm và độ mềm cứng. Lá dứa nếp xanh nhạt hơn, chưa cần ghé sát đã ngửi thấy mùi hương. Do vậy mà người ta thường xay nhuyễn để lấy nước cốt nhuộm màu và tạo hương cho gạo.
Sau khi gạo nhuộm màu và nấu chín, mùi thơm tỏa ra thoang thoảng nhưng khá đặc trưng. Màu sắc như màu cốm non nên cực kỳ thu hút ánh nhìn của người thưởng thức. Người ta có thể ăn kèm món cơm này với ruốc, dừa nạo, thịt kho,…. để món ăn thêm chút béo ngậy, đậm đà. Dù cách mix nào thì nó cũng mang đến những dấu ấn riêng khiến người ăn không thể ngừng đũa.
2. Các cách làm cơm lá dứa đơn giản, thành công 100%
2.1. Chế biến cơm lá dứa nước cốt dừa
Nguyên liệu: 100g lá dứa, 500g gạo tấm, 200ml nước dừa tươi và 3 muỗng canh nước cốt dừa
Các bước làm:
- Bước 1: Rửa sạch lá dứa rồi cắt khúc 3-4cm, sau đó, cho vào xay cùng nước để chắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Vo gạo và đổ vào nồi ngâm cùng hỗn hợp nước cốt dứa + nước dừa tươi + muối.
- Bước 3: Sau khi gạo đã ngấm màu thì đổ vào nồi nấu chín như nấu cơm thông thường.
- Bước 4: Khi cơm đã chín hơi, đổ thêm nước cốt dừa vào rồi đảo đều để nó không bị bết dính.
- Bước 5: Xới cơm ra bát và thưởng thức cùng những người yêu thương.
2.2. Chế biến cơm gà lá dứa
Nguyên liệu: 500g gạo tẻ, 400g thịt gà, 100g lá dứa, hành tím, tỏi, rau mùi. Bên cạnh đó, còn có một số loại gia vị như bột nêm, mì chính, dầu hào, mật ong, nước tương,…
Các bước làm:
- Bước 1: Sơ chế xương gà và bắc lên bếp ninh trong khoảng 3 – 4 tiếng để lấy nước dùng.
- Bước 2: Khử mùi tanh của thịt gà bằng muối ăn rồi rửa sạch và để ráo.
- Bước 3: Thái thịt gà thành miếng vừa ăn rồi ướp cùng hỗn hợp gia vị: ớt, hạt nêm, mì chính, nước tương, dầu hào, mật ong, hành tỏi băm, ngò rí trong 20 phút.
- Bước 4: Cho gạo và nước luộc gà và hai khúc lá dứa vào nồi cơm điện để nấu chín.
- Bước 5: Gói phần thịt gà đã ướp bằng lá dứa rồi chiên trên chảo ngập dầu.
- Bước 6: Xới cơm ra bát, rồi đặt những miếng gà đã được chiên vàng lên trên rồi thưởng thức.
2.3. Chế biến cơm lá dứa chà bông
Nguyên liệu: 200g lá khóm, 300g gạo tẻ, chà bông, 2 muỗng canh nước cốt dừa, 100ml nước dừa tươi
Các bước làm:
- Các bước ban đầu tương tự quá trình nấu cơm cùng lá khóm cốt dừa.
- Tuy nhiên, khi thưởng thức, bạn sẽ cho thêm một lớp chà bông lên trên mặt. Thưởng thức cùng cơm để cảm nhận được độ bùi béo, đậm đà của món ăn.
2.4. Chế biến cơm lá dứa thập cẩm
Nguyên liệu: 2 chén gạo tẻ, 1 nắm lá thơm, dừa nạo, lạp xưởng, tôm khô, ức gà, ớt ngọt, hành tỏi ta và gia vị.
Các bước làm:
- Xay lá thơm và lọc lấy nước cốt để nấu cơm.
- Cơm chín, cho một ít dừa nạo, đường, muối và nước cốt dừa vào nồi rồi đảo đều.
- Rửa sạch lạp xưởng rồi cắt dạng hạt lựu.
- Rửa tôm khô bằng nước lạnh, ngâm trong nước ấm để nó mềm ra, rồi để ráo.
- Ức gà để nguyên miếng, ướp cùng muối, hạt nêm rồi áp chảo cho đến khi chín vàng hai mặt. Sau đó, để nguội rồi xé sợi vừa ăn.
- Ớt chuông rửa sạch, thái hạt lựu; tỏi, hành băm nhuyễn, phi thơm cùng dầu.
- Cho dầu ăn cùng các nguyên liệu vừa sơ chế vào chảo, thêm chút dầu hào rồi xào cho đến khi chúng ngấm gia vị. Trong quá trình xào, có thể nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Cho phần cơm vừa nấu xong vào hỗn hợp, rồi chiên liên tục trên lửa lớn cho đến khi cơm săn lại.
- Bày cơm ra đĩa, rắc thêm chút hành phi và tiêu xay bên trên để thêm phần hấp dẫn.
3. Cần lưu ý gì để nấu được cơm lá dứa ngon, chất lượng ưng ý
Tuy đơn giản, dễ làm nhưng theo Quang Huy món cơm từ lá khóm cũng có một số điểm cần chú ý khi chế biến. Cụ thể:
3.1. Sơ chế nguyên liệu
Khi sơ chế lá khóm, bạn cần rửa sạch, cắt lấy phần thân để xay lấy nước cốt. Sử dụng lượng lá vừa đủ để mùi vị của cơm không bị quá nồng, màu hài hòa, vừa mắt.
Đối với những loại topping ăn kèm như gà, chà bông, cần chọn lựa kỹ lưỡng, khử mùi hôi trước khi chế biến. Có như vậy thì món ăn mới đảm bảo hương vị lẫn chất lượng.
3.2. Chế biến món
Nấu món này cho 1,2 người ăn hoặc một gia đình nhỏ thì có thể sử dụng nồi cơm điện. Tuy nhiên, nếu muốn làm để kinh doanh, bạn nên cân nhắc sang mẫu tủ hấp cơm công nghiệp với công suất lớn hơn. Cùng lúc có thể nấu ra hàng trăm suất cơm giúp bạn không cần tốn thời gian, công sức để lặp lại một quá trình.
Hơn thế nữa, tủ còn có chức năng hạn giờ và giữ nhiệt cực đỉnh. Không cần người trông, không cần cấp nhiệt liên tục giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí kinh doanh.
Cơm lá dứa thơm ngon, bắt mắt quả là một phương án cải bữa độc đáo cho những ai chưa thử. Công thức đa dạng, đơn giản nên bạn có thể “tùy cơ ứng biến” tùy hoàn cảnh nhé!