Bạn đang tìm hiểu cách làm chuồng nuôi chó thịt tiết kiệm chi phí và công sức để kinh doanh? Trong bài viết dưới đây, inoxquanghuy.vn sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn đọc về vấn đề này, cùng tham khảo ngay nhé!
1. Làm chuồng nuôi chó thịt – công tác tốn kém chi phí nhất
Thịt chó làm một thực phẩm được yêu thích trên bàn nhậu và được xem là món ăn “giải đen” của nhiều người. Chính vì thế, chăn nuôi chó để làm thịt trở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng.
Các mô hình nuôi thịt chó công nghiệp ngày càng được quan tâm hơn. Nhiều người còn kiêm luôn việc nuôi chó cho tới giết mổ, phân phối ra thị trường để có nhiều lãi hơn. Các chủ trang trại này thường lo lắng về các chi phí đầu tư ban đầu như: giống nuôi, thức ăn, các công cụ chế biến như máy vặt lông chó… sẽ tốn nhiều tiền.
Tuy nhiên không phải vậy, công tác tốn kém chi phí nhất chính là làm chuồng nuôi chó. Số lượng chó chăn nuôi để lấy thịt trong một trang trạng thường rất lớn, có khi lên tới hàng nghìn con. Để đảm bảo sức khỏe, tốc độ tăng trưởng của chúng thì chủ trang trại cần phải xây dựng nơi ở cho chúng đảm bảo khoa học và kỹ thuật. Điều này dẫn đến chi phí phát sinh rất nhiều.
Vì vậy, cách xây chuồng nuôi chó thịt sao cho đúng kỹ thuật mà chi phí tiết kiệm được quan tâm rất nhiều.
2. 3 cách làm chuồng nuôi chó thịt đúng kỹ thuật, hợp khoa học
Có 2 cách làm chuồng nuôi chó thịt gồm: làm thành từng chuồng riêng biệt và làm chuồng lớn để nuôi tập trung.
Đối với cách thứ nhất sẽ khá tốn diện tích quy hoạch và ngân sạch nếu chủ trang trại nuôi với số lượng nhiều. Còn đối với cách xây chuồng nuôi chó thịt thứ 2 thì sẽ tận dụng được nhiều không gian và mang lại hiệu suất cao hơn.
Dưới đây là 3 cách làm chuồng nuôi chó thịt phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo.
2.1 Làm bằng sắt
Làm chuồng nuôi chó bằng sắt là một trong những phương án tối ưu được nhiều người lựa chọn bởi độ chắc chắn, an toàn cao. Bạn cũng có thể hoàn toàn dễ dàng tháo lắp khi không sử dụng.
Nguyên vật liệu, dụng cụ:
- Lưới thép
- Kệ sắt chữ V
- Dụng cụ: thước đo, máy cắt, máy hàn, dụng cụ bảo hộ.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Xác định kích thước của chuồng chó: Vì vật nuôi sẽ lớn lên, nên bạn cần làm kích thước chuồng phù hợp với kích thước trung bình của loài chó bạn nuôi khi trưởng thành.
- Bước 2: Làm khung chuồng: Tiến hành cắt kệ sắt chữ V thành các đoạn nhỏ có nhiều dài khác nhau để làm khung, sàn và nan bao quanh. Sử dụng máy hàn ghép nối các thanh sắt lại với nhau tạo thành cấu trúc hoàn chỉnh.
- Bước 3: Hoàn thiện: Sử dụng lưới thép bao quanh các mặt của chuồng.
2.2 Làm bằng gỗ
Cách làm chuồng nuôi chó thịt bằng gỗ cũng là phương án được nhiều người lựa chọn bởi chi phí đầu tư tương đối thấp.
Nguyên vật liệu và dụng:
- Ván gỗ
- Dụng cụ: Đinh, bản lề, thước cuộn, búa, cưa
Các bước thực hiện
- Bước 1: Xác định kích thước chuồng chó
- Bước 2: Làm khung chuồng chó: Sử dụng cưa cắt các tấm gỗ theo đúng số đo đã quyết định trước đó. Phần mái và phần nền sẽ có chung kích thước. Bạn nên đánh dấu hai bộ phận này và cưa để đảm bảo kích thước chuẩn xác nhất.
- Bước 3: Làm đầu hồi và phía sau: Dùng cưa cắt miếng gỗ theo độ dài và kích thước mong muốn. Tuỳ vào loại chó mà bạn nuôi để làm nan chuồng có kích thước phù hợp.
- Bước 4: Cố định các bộ phần của chuồng: Dùng đinh cố định các tấm gỗ lại với nhau tạo thành phần chuồng hoàn chỉnh.
- Bước 5: Gắn cửa chuồng: Sử dụng đinh gắn bản lề vào cửa chuồng. Mỗi bên cửa chuồng bạn nên để khe hở khoảng 1cm để dễ dàng lắp đặt.
2.3 Xây bằng gạch
Cách xây chuồng nuôi chó thịt bằng gạch tốn nhiều chi phí nhưng lại rất chắc chắn và đảm bảo. Với phương pháp này, bạn nên xây trang trại lớn chứ không nên làm chuồng riêng biệt cho từng con, như vậy sẽ giảm thiểu tối đa số vốn cần bỏ ra.
Nguyên liệu và dụng cụ:
- Gạch
- Xi măng
- Thước dây
- Cánh cửa (bằng gỗ hay sắt đều được)
- Ổ khoá, bản lề và các phụ kiện cần thiết
Các bước thực hiện
- Bước 1: Xác định kích thước chuồng: Tuỳ thuộc vào quy mô trang trại và số lượng chó mà bạn có thể xác định kích thước chuồng nuôi.
- Bước 2: Tiến hành xây chuồng:
- Sử dụng gạch kết hợp xi măng tạo phần khung cho chuồng chó. Để chắc chắn hơn thì bạn nên đổ cột bê tông.
- Thiết kế phần mái dốc cho chuồng bằng mái tôn hoặc fibro.
- Lắp bản lề và cố định cửa của chuồng
- Thiết kế hệ thống máng ăn, nước uống và khu vực thoát nước vệ sinh.
Đối với cách xây chuồng nuôi chó bằng gạch, nếu không có kinh nghiệm về xây dựng, bạn nên thuê thợ để đảm bảo thiết kế được hoàn thiện và đảm bảo nhất.
3. 5 tiêu chí quan trọng khi thiết kế, xây dựng chuồng trại nuôi chó
Để đảm bảo sự chắc chắn của trang trại nuôi cũng như đàn chó được phát triển nhanh chóng, khoẻ mạnh, chuồng nuôi cần đảm bảo được các tiêu chí dưới đây.
3.1 Chọn vị trí đặt chuồng nuôi chó
Nên đặt chuồng chó ở vị trí xa khu dân cư. Trang trại chó thường ồn, bẩn và có mùi sẽ gây ảnh hưởng tới người sinh sống xung quanh. Hơn nữa nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh cũng rất cao. Vì thế, chủ trang trại nên chủ động xây xa khu dân sinh để tránh những vấn đề liên quan phát sinh.
3.2 Chọn vật liệu tốt, chắc chắn
Chủ trại nuôi nên đầu tư và lựa chọn những vật liệu chắc chắn. Bởi chó nuôi thịt rất khoẻ và cuồng do nuôi nhốt thời gian dài. Điều này sẽ giúp đề phòng đàn chó trốn ra ngoài chơi.
Bạn nên tham khảo cách làm chuồng nuôi chó bằng cột bê tông, lưới B40 và lợp mái tôn để tiết kiệm chi phí ngân sách và vẫn đảm bảo chắc chắn và độ bền.
3.3 Tạo độ thông thoáng cho chuồng
Nên tạo không gian thông thoáng cho trang trại, như thế sẽ mang đến sự thoải mái, đảm bảo đàn chó không bị stress trong quá trình nuôi nhốt.
Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ giúp chủ nuôi quan sát, theo dõi được chúng từ xa hoặc qua hệ thống camera.
3.4 Tạo hệ thống sinh thái xung quanh
Bạn có thể trồng cây xanh xung quanh chuồng để giảm thiểu sự oi bức vào mùa hè và chắn gió lạnh vào mùa đông. Việc này cũng sẽ giúp môi trường xung quanh được xanh tươi hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế thêm bãi cát, đất trống để đàn chó được vui chơi, đùa nghịch.
3.5 Có hệ thống vệ sinh dễ dàng
Việc vệ sinh chuồng trại không chỉ đảm bảo môi trường nuôi nhốt mà còn giúp đàn chó được khoẻ mạnh, tránh mầm bệnh phát sinh. Vì thế, chủ nuôi cần thiết kế hệ thống vệ sinh một cách khoa học.
Việc này cũng sẽ giúp bạn thuận tiện dọn dẹp và vệ sinh trang trại hơn.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách làm chuồng nuôi chó thịt tiết kiệm chi phí. Hy vọng qua bài viết, các chủ trang trại đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích áp dụng trong quá trình chăn nuôi.