Phụ kiện tủ cơm công nghiệp là một phần không thể thiếu giúp cho quá trình vận hành máy móc được mượt mà hơn. Bên cạnh đó, còn giúp tăng độ bền cho sản phẩm cũng như tiết kiệm tối đa nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình hoạt động. Cùng khám phá ngay Top 10+ phụ kiện không thể thiếu đối với tủ hấp cơm.
1. 12+ Linh phụ kiện tủ cơm công nghiệp bắt buộc phải có
Phụ kiện tủ cơm công nghiệp bao gồm các chi tiết linh kiện được phân bố tại các vị trí khác nhau, kết hợp thành thiết bị hoàn chỉnh. Với mục đích chung là hỗ trợ cho quá trình làm việc của máy móc được thuận lợi.
1.1 Mayso nhiệt
Thanh nhiệt tủ cơm được gia công bằng inox có tác dụng đun sôi nước. Hơi nước sẽ dần dần bốc lên phía trên các khay chứa gạo/thực phẩm phía trên và làm chín, nguyên lý tương tự như hấp cách thuỷ.
Tuổi thọ trung bình của phụ kiện này dao động từ 4-6 tháng nhưng cũng có thể kéo dài tới 12 tháng. Thường khoảng sau 6 tháng các quán ăn, nhà hàng sẽ thay mới để đảm bảo tủ cơm luôn hoạt động tốt nhất.
1.2 Pép đốt
Tương tự như Mayso của tủ cơm điện, Pép đốt là bộ phận gia nhiệt dành cho tủ cơm sử dụng nguồn năng lượng gas. Linh kiện này thường được làm bằng thép không gỉ vừa đảm bảo vệ sinh lại có độ bền cao. Ngoài ra, với cấu tạo gồm các cánh điều hướng lửa từ nguồn cấp gas khiến cho bề mặt tiếp xúc nhiệt rộng hơn, ngọn lửa xanh, mạnh mẽ nên tiêu thụ rất ít nhiên liệu.
Đối với Pép đốt thì người dùng nên thay thế trước 18 tháng kể từ lúc sử dụng để đảm bảo an toàn.
➤➤➤ XEM THÊM VỀ: Tủ nấu cơm công nghiệp 20kg
1.3 Khay đựng
Khay đựng dành cho tủ cơm thường được chia làm 2 loại chính:
- Khay nấu (khay phẳng): được đúc nguyên tấm, trụng trong lòng nên có thể chưa thực phẩm dạng lỏng, nước, đặc tuỳ mục đích sử dụng. Ví dụ như nấu cơm, xôi, nấu các loại nước sốt,… với năng suất khoảng 2,5 – 3kg/khay
- Khay lỗ: Được đúc nguyên tấm nhưng đục lỗ đồng loạt, đều đặn ở phần đáy. Bởi vậy loại khay này phù hợp với các món hấp như: ngô, khoai hay gà,… giúp cho thành phẩm chín đều đẹp, khô ráo mà không bị ngấm nước.
1.4 Phao chống tràn
Buồng chứa nước của tủ hấp có thể hoạt động hiệu quả hay không là nhờ một phần vào linh kiện phao chống tràn. Nếu nước trong buồng quá ít thì phao sẽ tự động mở đường cấp nước vào, cung cấp đủ nước để bốc hơi làm chín thực phẩm phía trên các khay. Tuy nhiên, nếu lượng nước trong buồn chứa đã đủ thì phao sẽ tự động đóng nắp.
Chung quy lại phao chống tràn giúp điều chỉnh lượng nước đủ để quá trình hoạt động của tủ hấp cơm diễn ra ổn định. Mặc dù, các loại phao này được làm từ inox chống oxy hoá nhưng người dùng vẫn cần theo dõi để nhanh chóng phát hiện những hư hỏng bất ngờ.
1.5 Gioăng cao su
Tủ nấu cơm công nghiệp sẽ được thiết kế từ 1- 2 cánh cửa tuỳ theo dung tích chứa khác nhau. Đây là bộ phận thường xuyên đóng mở nên rất dễ bị hở gây thất thoát nhiệt trong quá trình vận hành. Bởi vậy, đi kèm cửa tủ sẽ được trang bị gioăng cao su viền theo các cạnh.
Một nhược điểm mà người dùng cần lưu ý đó là các gioăng cao su này thường xuyên tiếp xúc với nhiệt, hơi nước nên rất dễ bám bụi từ môi trường gây giảm độ bám khít. Cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh, đảm bảo độ sạch của phụ kiện thì mới có thể bảo toàn nhiệt lượng bên trong.
1.6 Bản lề
Đôi khi người sử dụng quên lãng đi bộ phận nhỏ bé nhưng vai trò không thể thiếu đó chính là chiếc bản lề. Là nơi kết nối tủ và bộ phận cánh cửa giúp các thao tác đóng mở trơn tru cũng như giữ cố định cánh cửa đóng trong lúc nấu. Ngoài việc định kỳ tra dầu mỡ để tránh các vấn đề rỉ sét hay rửa trôi cạn bụi thì cần thay thế bán lề đúng thời điểm. Đảm bảo rằng không có những tai nạn ngoài ý muốn trong quá trình tủ cơm đang hoạt động.
1.7 Đồng hồ áp suất
Phụ kiện này được trang bị ngay mặt trước tủ cơm để người dùng có thể dễ dàng quan sát. Với nhiệm vụ chính là thể hiện áp suất nội tại trong tủ khi hoạt động. Nếu áp suất quá thấp, chỉ số ở dưới mức quy định có nghĩa là lượng hơi cấp chưa đủ hay bộ phận gia nhiệt đang gặp vấn đề,… Còn khi thấy áp suất đang tăng dần, nguy cơ vượt mức tối đa thì cần tìm cách giảm nhiệt lượng hoặc ngắt nguồn điện cấp tránh xảy ra tình trạng nổ do áp suất.
1.8 Núm vặn/ bộ điều khiển
Bảng điều khiển được gắn ngay phía trên tủ cơm để thuận tiện điều chỉnh, đây là nơi người dùng có thể thực hiện các thao tác vận hành:
- Công tắc khởi động đối với các loại tủ điện hay nút đánh lửa với các loại tủ cơm nấu bằng nhiên liệu gas. Lưu ý, cần nhấn và giữ núm đánh gas khoảng 3 giây để đánh lửa thành công.
- Núm căn chỉnh nhiệt độ.
- Núm căn chỉnh thời gian.
Ngoài ra tại đây, người dùng có thể theo dõi trạng thái của thiết bị thông qua đèn thông báo:
- Đèn đỏ sáng: Đã kết nối với nguồn điện.
- Đèn xanh sáng: Đã chuyển sang trạng thái hoạt động, vận hành bình thường.
1.9 Bánh xe
Đối với các tủ hấp cơm thì bánh xe là phụ kiện giúp di chuyển toàn bộ thiết bị nhanh chóng nhất. Thường các bánh xe sẽ được gia công bằng chất liệu tốt, chịu lực và dễ dàng hoạt động trên các địa hình khác nhau.
Ngoài ra chúng còn giúp cân bằng tủ cơm và ổn định chúng tại các vị trí cố định bằng chốt khoá được trang bị kèm theo.
Do bố trí khá khuất tầm nhìn nên bánh xe ít khi được người dùng để ý. Chỉ khi gặp vấn đề di chuyển người ta mới kiểm tra. Bởi vậy việc kiểm tra định kỳ là vô cùng cần thiết và thay thế để tránh các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành tủ.
1.10 Ống xả khói
Đối với các thiết bị hấp cơm sử dụng nhiên liệu gas sẽ tạo ra khói nên cần trang bị thêm ống xả khói, thường bố trí ngay phía sau các tủ cơm. Linh kiện này sẽ dẫn khói thải xả ra phía khác, không làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc của người dùng.
1.11 Van xả khí
Còn được biết đến với tên gọi là van E hay van xả khí E. Linh kiện có tác dụng điều tiết lại áp suất trong ổn định, xả bớt khí thừa ra ngoài và cân bằng áp suất giữa 2 môi trường. Tưng tự như ống xả khói, van E cũng được bố trí ngay mặt sau tủ cơm.
1.12 Van xả nước
Sau mỗi lần sử dụng cần thoát hết nước để có thể vệ sinh thiết bị sạch sẽ, đảm bảo các vấn đề an toàn thực phẩm cho lần kế tiếp. Công đoạn này được thực hiện thông qua van xả nước được bố trí ở phía dưới thiết bị, dễ dàng thao tác xoay đóng/mở.
2. Lưu ý khi sử dụng tủ cơm công nghiệp để phụ kiện bền lâu nhất
Khách hàng luôn mong muốn tìm mua những thiết bị tủ nấu cơm có chất lượng cao, độ bền lâu dài. Nhưng đôi khi họ quên mất rằng điều đó còn phụ thuộc rất lớn vào cách sử dụng thế nào.
- Nguồn điện dành cho tủ cơm cần tách biệt hoàn toàn với các thiết bị khác, nghĩa là dùng ổ cắm riêng biệt để ổn định dòng điện. Điều này giúp hạn chế tình trạng quá tải gây hư hỏng đường dây dẫn điện.
- Lưu ý mặt sau thiết bị có các ống thoát khói, xả khí nên không được đặt sát tường.
- Bề mặt sàn nơi đặt tủ tốt nhất là khô ráo, tránh sàn ướt vừa đảm bảo các vấn đề về điện rò rỉ, gây nguy hiểm vừa đảm bảo cho hoạt động của bánh xe.
- Lên lịch kiểm tra định kỳ các phụ kiện để thay thế đúng hạn, đảm bảo quá trình vận hành trơn tru.
3. Mua linh kiện tủ hấp cơm thay thế chính hãng ở đâu?
Việc thay mới linh phụ kiện cho tủ cơm công nghiệp mini là việc hoàn toàn bình thường. Bởi dưới tần suất hoạt động thường xuyên, năng suất làm việc của chúng sẽ giảm dần, ảnh hưởng chung đến hoạt động của thiết bị.
Tới với Quang Huy, khách hàng sẽ được tư vấn đề các dòng linh kiện chính hãng, phù hợp nhất với thiết bị của mình với mức giá cực tốt. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ các vấn đề lắp đặt, kỹ thuật giúp khách hàng trút bỏ mọi lo lắng khi thay thế các linh phụ kiện cho thiết bị.
Hãy truy cập ngay website Inoxquanghuy.vn để tìm kiếm phụ kiện tủ cơm công nghiệp mà các bạn đang cần nhé, giá ưu đãi và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí!