Để chế biến mía hấp, bạn chỉ cần vài thao tác đơn giản là xong. Thế nhưng thành quả thì trên cả tuyệt vời, vừa thơm ngon, ấm nóng; vừa bổ dưỡng. Vậy bạn đã thử tài vào bếp với món ăn vặt này bao giờ chưa?
1. Mía hấp với 3 công dụng TUYỆT VỜI cho mẹ bầu
1.1 Làm giảm triệu chứng ốm nghén
Ốm nghén xuất hiện nhiều nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Chúng biểu hiện bằng các triệu chứng như: nôn ói, mất ngủ, chán ăn…Nếu đang gặp phải tình trạng trên thì mía hấp chính là gợi ý ẩm thực #1 dành cho bạn.
Thực tế, chỉ điều trị dấu hiệu chứ không thể hết tình trạng này. Bởi chúng phát sinh do sự thay đổi nội tiết khi mang bầu. Trong khi đó, mía hấp có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này vì chúng có mùi thơm dễ chịu. Hương vị thanh mát, dễ uống, làm giảm cảm giác buồn ói.
Đặc biệt, nếu bạn thêm gừng khi thưởng thức thì hiệu quả sẽ càng ấn tượng. Từ đó giúp ổn định tiêu hóa và đánh bay cơn ốm nghén lúc nào không hay.
1.2 Giảm bớt mụn, làm đẹp da
Khi mang thai, thân nhiệt tăng và nội tiết biến đổi nên mẹ bầu thường bị nóng trong. Đồng thời, phát sinh nhiều mụn viêm, mụn ẩn ở mũi, cằm, 2 bên quai hàm. Điều này thể hiện rõ trong 3 tháng đầu, nếu bạn đang rơi vào tình cảnh này thì đừng quên món mía hấp nhé!
Theo Đông y, mía có vị ngọt, tính bình nên đây là lựa chọn “perfect” để mẹ bầu giải độc, tiêu mụn. Không chỉ vậy, trong nước mía còn chứa axit glycolic – “chiến thần” trị mụn siêu hiệu quả. Xét trên nhiều khía cạnh, da của mẹ bầu sẽ giảm mụn, căng sáng mịn màng nếu như kết thân với món đồ ăn vặt này.
1.3 Làm sạch răng miệng
Khả năng làm sạch răng miệng của mía được thể hiện qua 2 phương diện: Thứ nhất đồ ăn này rất nhiều chất xơ, khi nhai sẽ cọ nhẹ vào nướu, răng, lưỡi. Từ đó giúp vệ sinh bề mặt của các cơ quan này. Thứ hai, mía rất giàu khoáng chất, giúp răng thêm phần chắc chắn.
★★★ XEM THÊM: Địa chỉ mua máy ép nước mía tại Đà Nẵng chất lượng
2. Khám phá thực hư việc ăn mía hấp chữa thai lưu
Chưa có dẫn chứng khoa học nào chứng minh việc ăn mía hấp chữa thai lưu. Tuy nhiên có rất nhiều khảo sát cho thấy đây là 2 vấn đề có mối quan hệ mật thiết.
- Nước mía cung cấp rất nhiều vi chất thiết yếu tốt cho thai nhi như: sắt, acid folic, kẽm,…. Vậy nên khi dung nạp thường xuyên, bào thai sẽ phát triển thuận lợi hơn.
- Vitamin B9, Zn, Fe, nước… có trong mía hấp đều là những thành phần giúp hỗ trợ bánh nhau sản sinh ra beta hCG (hormone mang thai). Và khi hCG duy trì ở mức cao và ổn định thì hiện tượng thai lưu cũng được kiểm soát chặt chẽ.
- Mía hấp giúp mẹ bầu bớt ốm nghén, ăn uống đầy đủ hơn, con đường dẫn truyền dưỡng chất đến nuôi thai sẽ luôn rộng mở.
3. Cách làm mía hấp an thai tăng beta chuẩn, hiệu quả
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu & dụng cụ
- Gừng: 1 nhánh
- Mía: 1/3 cây
- Xửng hấp
3.2 Tiến hành chế biến mía hấp
- Róc sạch vỏ mía, chẻ thành từng khoanh có chiều dài cỡ 3cm.
- Giã nát 1 củ gừng đã làm sạch, băm nhỏ và “mix” với mía đã chuẩn bị.
- Thêm mía vào trong xửng hấp, nên đặt theo chiều dọc để hơi bốc thuận chiều các mạch mía. Đậy nắp rồi châm nước ở khoang nồi phía dưới, lên lửa vừa độ.
- Sau 15, nếu thấy thành phẩm có mùi thơm ngọt, chuyển sang màu vàng trong là đạt.
4. Một số lưu ý quan trọng khi ăn mía hấp
Mía hấp đặc biệt tốt cho sức khỏe, đó là điều khỏi cần bàn cãi. Không vì thế mà bạn “đánh chén” vô tội vạ, cần đặc biệt lưu ý đến những vấn đề sau:
- Mỗi ngày chỉ ăn chừng 2 lạng, không hơn
- Nên tập trung ăn vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều là lý tưởng nhất
- Khi hấp xong nên thưởng thức ngay, khi nguội sẽ làm giảm tác dụng của đồ ăn
- Chọn mía chuẩn hữu cơ là tốt nhất. Chỉ hấp loại còn tươi cứng và sơ chế sạch sẽ trước khi “lên lửa”
- Không nên chỉ dùng mỗi mía hấp để ăn vặt trong thời gian mang thai. Mẹ bầu cần kết hợp đa dạng các loại thực phẩm, đừng quên tập luyện vừa sức và thăm khám định kỳ.
Mía hấp là món ăn vừa có lợi cho thai phụ, vừa tốt cho người thường. 1 mùa đông giá lại đang gần kề rồi, bạn hãy note ngay hướng dẫn trên để luôn cảm thấy ấm áp với lựa chọn này nhé!