Skip to main content

Kinh doanh bánh mì que cần chuẩn bị những gì? – 4 Kinh nghiệm cần biết

anh tuyet anh tuyet
15 Lượt xem
0 Bình luận

Kinh doanh bánh mì que là ý tưởng được kỳ vọng mang lại giá trị lợi nhuận cao cho người đầu tư. Tuy nhiên, không phải ai tham gia cũng có thể dễ dàng thành công và đạt được thành tựu như mong đợi. Tìm hiểu ngay 10+ kiến thức, kỹ năng “đắt giá” khi kinh doanh ngành hàng để chuẩn bị đầy đủ hành trang tiếp bước tương lai.

1. 6 Thứ bạn nhất định phải chuẩn bị khi kinh doanh bánh mì que 

Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần phải trang bị cho bản thân cả về kiến thức, kỹ năng lẫn chi phí. Cụ thể: 

1.1. Nguồn vốn 

Tùy thuộc vào hình thức kinh doanh mà số tiền cần chuẩn bị của mỗi cá nhân sẽ khác biệt. Về cơ bản thì một số hạng mục bạn sẽ cần chuẩn bị chi phí bao gồm:

chuẩn bị vốn

  • Dụng cụ, nguyên vật liệu
  • Mặt bằng kinh doanh
  • Chi phí marketing
  • Chi phí thuê nhân lực
  • ….

Bên cạnh những chi phí cần dùng ngay thì bạn cần để riêng một khoản phí dự trù rủi ro. Bởi trong kinh doanh, hoàn toàn có thể xảy ra những biến số mà chúng ta khó lòng lường trước. Khi có chi phí dự trù, bạn có thể dễ dàng đối mặt với những vấn đề phát sinh, tránh tình trạng ngưng trệ hoạt động khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng.

1.2. Kế hoạch chi tiết

Kế hoạch chính là chiếc kim chỉ nam đưa bạn đi đúng hướng trên chặng đường kinh doanh. Trong văn bản này, mọi vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu, tài chính, nhân sự,… được liệt kê rõ ràng. Chỉ cần căn cứ theo để thực hiện thì đảm bảo việc kinh doanh của bạn sẽ không thể lệch hướng. 

lập kế hoạch kinh doanh

1.3. Công thức chế biến 

Bởi kinh doanh trong ngành hàng ẩm thực nên công thức chế biến độc đáo, ấn tượng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó có tác động rất lớn đến hành vi của người sau lần trải nghiệm đầu tiên cũng như tác động trực tiếp tới thu nhập mỗi ngày của bạn. Theo đó, hãy chú trọng đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để tạo ra một công thức làm món độc bản của chính mình.

Công thức không cần quá đặc biệt nhưng cần thỏa mãn thị hiếu của nhóm khách hàng mục tiêu. Có như vậy, bạn mới có thể giữ chân được khách hàng cũ và tạo ra thu nhập ổn định cho bản thân.

1.4. Nguồn cung ứng nguyên liệu

Để việc kinh doanh ổn định, không gặp phải những sự cố về an toàn VSTP thì bạn cần tìm đến những nơi cung ứng nguyên liệu uy tín. Có thể giá thành của họ cao hơn một số chỗ khác nhưng các yếu tố kiểm định được thực hiện đầy đủ, rõ ràng. Và từ những căn cứ này, bạn có thể dễ dàng thuyết phục người mua tin tưởng và trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu.

chọn nguồn cung cấp đảm bảo

1.5. Kỹ năng bán hàng

Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì một thái độ phục vụ tốt sẽ luôn được khách hàng ưu ái. Cùng một sản phẩm, ắt hẳn người ta sẽ muốn chọn một điểm bán có nhân viên phục vụ nhiệt tình và niềm nở hơn. 

Chẳng ai muốn chi tiền khi người bán không tôn trọng bản thân. Theo đó, hãy luôn giữ cho mình một trạng thái bình tĩnh, sẵn sàng tiếp nhận yêu cầu, thắc mắc của thực khách với một thái độ vui vẻ và nhiệt tình. Có như vậy, việc kinh doanh của bạn mới trở nên “đắt hàng” và nhận được sự ủng hộ đông đảo từ mọi người xung quanh.

1.6. Phương tiện hỗ trợ bán

Bánh mì que là một mặt hàng khá nhỏ, có thể tiêu dùng nhanh nên không đòi hỏi quá nhiều về mặt bằng bày bán. Nếu có ít vốn trong tay, bạn có thể khởi nghiệp bằng những mẫu xe đẩy bán hàng rong đang thịnh hành trên thị trường. 

đầu tư xe đẩy bán hàng rong

Những mẫu xe đẩy bán bánh mì que với chi phí chỉ xoay quanh 10 triệu. Lắp đặt thêm phụ kiện thì có thể “nhỉnh hơn” nhưng nhìn chung vẫn khá thấp so với việc mở bán cửa hàng. Theo đó, dù có nguồn vốn eo hẹp, thì cũng đừng lo lắng, những công cụ tân tiến như này sẽ giúp bạn giải quyết lo lắng và hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.

2. TOP 3+ Kinh nghiệm đắt giá, giúp việc kinh doanh bánh mì que thành công

Ngoài những yếu tố quan trọng trên, bạn nên tích lũy thêm một số kinh nghiệm thực chiến để việc kinh doanh thêm phần thuận lợi.

2.1. Xác định rõ khách hàng

Xác định rõ khách hàng mục tiêu giúp bạn tối ưu chi phí trong khâu triển khai nguồn lực, thực hiện hoạt động marketing,… Đối với mặt hàng này, bạn có thể xây dựng chân dung khách hàng dựa trên một số đặc điểm như độ tuổi, nghề nghiệp, địa lý, sở thích, hành vi,…  Khi đã xác định rõ ràng, bạn có thể tiếp tục các khâu tìm điểm bán và thiết lập giá cho phù hợp.

khách hàng mua bánh mì que

2.2. Chọn điểm bán “đẹp”

Để bán bánh mì que “đắt hàng” thì bạn nên chọn những vị trí có lưu lượng người qua lại lớn. Chẳng hạn như những khu vực gần trường học, trung tâm thương mại, khu công nghiệp,… Điểm bán cần có giá thuê và mức độ cạnh tranh phù hợp để đảm bảo chúng không tạo ra gánh nặng quá lớn cho việc kinh doanh sau này.

2.3. Trang trí gian hàng bắt mắt

Giao diện gian hàng thu hút sẽ giúp bạn ghi điểm cộng trong mắt người mua. Bởi khi mua lần đầu, người ta thường chọn quán dựa theo con mắt thay vì sản phẩm. Theo đó, khi chuẩn bị kỹ lưỡng cho giao diện công cụ bán, lợi thế kinh doanh của quán bạn sẽ có phần cao hơn so với các đối thủ cùng ngành hàng.

trang trí gian hàng thu hút

2.4. Kết hợp bán hàng đa kênh

Kết hợp bán đa kênh giúp bạn có cơ hội tiếp cận với tệp khách hàng lớn hơn. Không chỉ vậy, trước những biến động của xã hội, bạn vẫn có thể duy trì việc kinh doanh mà không cần nghỉ bán hoàn toàn. 

Một số chương trình hỗ trợ trên nền tảng còn giúp quán bạn tăng sức hút với người mua. Theo đó, nếu có khả năng, hãy tận dụng triệt để các kênh bán hàng để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

3. Những rủi ro gặp phải khi mở quán bán bánh mì que

Ông cha ta vẫn nói: “Phòng còn hơn tránh”, vậy nên, hãy tìm hiểu ngay 3 rủi ro thường gặp trong kinh doanh sau để lên phương án phòng ngừa nhanh chóng. 

3.1. Rủi ro chủ quan 

Nếu không quản lý chặt chẽ thì chủ đầu tư có thể đối mặt với một số rủi ro trong kinh doanh như:

khách ăn bị ngộ độc

  • Khách hàng bị ngộ độc thực phẩm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín thương hiệu.
  • Sử dụng nguồn lực không hiệu quả, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển của quán sau này.

3.2. Rủi ro khách quan

Bên cạnh những rủi ro chủ quản mà bản thân có thể trực tiếp giải quyết, bạn còn phải đối diện với những vấn đề khó kiểm soát như:

  • Thời tiết không ủng hộ, thường xuyên mưa bão, nắng gắt,…
  • Khu bếp xảy ra cháy nổ, gây thiệt hại về tiền bạc, thậm chí là tính mạng con người.

Nắm rõ các bí kíp trên, đảm bảo việc kinh doanh bánh mì que của bạn thuận chèo mát mái. Sau cùng, Quang Huy xin gửi lời chúc thành công tới các bạn khi quyết định theo đuổi con đường này. 

Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
Tin nổi bật
Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
Showroom HÀ NỘI
Địa chỉ: 368 Trần Điền Mới, Định Công, Hoàng Mai
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 8 Hẻm 827 Hà Huy Giáp, Thạnh Xuân, Quận 12
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Quảng Ninh
Địa chỉ: Số 101 Cầu Sến- Phương Đông- Uông Bí
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Thái Bình
Địa chỉ: Đối diện ủy ban nhân dân xã Vũ Hoà - Kiến Xương - Thái Bình
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Đồng Nai
Địa chỉ: 1066 - QL 51 Tổ 3- Ấp Đồng- Phước Tân- Biên Hòa
Tổng đài: 037 9377 888
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn