Kinh nghiệm bán bánh mì ăn sáng từ người thành công giúp bạn chuẩn bị đầy đủ hơn cho chặng đường kinh doanh của chính mình. Bên cạnh đó, việc lường trước rủi ro còn giúp hạn chế những tổn thất về chi phí, thời gian và nguồn lực.
1. 10+ Kinh nghiệm bán bánh mì ăn sáng thành công tới 90%
1.1. Lên kế hoạch chi tiết
Kinh doanh một cách ngẫu hứng, không có kế hoạch thường tốn kém khá nhiều thời gian và chi phí. Đối diện với những sự cố phát sinh, nhiều người bán rơi vào trạng thái bối rối, không biết cách giải quyết vấn đề. Bởi lẽ đó, mà thời cơ vàng để khắc phục cũng như tiến gần hơn với bờ vực của sự thất bại.
Để tránh tình cảnh trên xảy đến, các bạn hãy vạch rõ kế hoạch kinh doanh chi tiết trước khi triển khai, nhằm tạo ra hướng đi đúng đắn cho hành động của chính bản thân.
1.2. Chọn vị trí bán tiềm năng
Một điểm bán được đánh giá là hoàn hảo khi hội tụ đầy đủ những yếu tố sau:
- Thứ nhất, giá thuê mặt bằng hợp lý, trong khả năng chi trả của người kinh doanh.
- Thứ hai, vị trí thuận lợi để tiếp cận những khách hàng tiềm năng mà bạn hướng tới.
- Thứ ba, vị trí thuận tiện cho người mua dừng đỗ, chờ đợi khi bạn làm món.
- Cuối cùng, vị trí không cận kề đối thủ, giữ khoảng cách tối thiểu 0,2km.
1.3. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị bán hàng
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần dùng giúp quán của bạn nâng cao tính chuyên nghiệp. Thay vì làm thủ công mọi thứ, bạn có thể nhờ sự giúp sức của các công cụ hiện đại như xe bánh mì, lò nướng điện,… để đẩy nhanh tốc độ chế biến và khả năng phục vụ thực khách.
Sử dụng các loại xe đẩy còn tạo ưu thế cho người dùng trong việc tiếp cận khách hàng. Chỉ cần tác động lực qua phần tay đẩy, phương tiện sẽ bon bon lăn qua các nẻo đường mà không gặp bất cứ cản trở nào.
Phần decal trước thân xe còn hỗ trợ khá nhiều trong mặt truyền thông và quảng bá thương hiệu. Không cần đi đến đâu dao đến đó, người ta chỉ cần nhìn vào thân xe là có thể đoán biết quán đang bán gì.
1.4. Tìm đầu vào nguyên liệu đảm bảo
Kinh doanh trong ngành hàng ẩm thực mà không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì khó có thể bước dài lâu. Do đó, hãy chọn những đơn vị cung cấp nguyên liệu uy tín để đảm bảo chất lượng thành phẩm cũng như tính ổn định trong việc kinh doanh. Tránh bởi những sự cố chủ quan như ngộ độc thực phẩm hay thiếu hụt nguyên liệu khiến hoạt động bị trì trệ.
1.5. Nâng cao tay nghề làm bánh
Hương vị và chất lượng của món ăn chính là yếu tố chiếm trọng số cao nhất trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Những hoạt động khác dù tốt mà món ăn chẳng ra sao thì việc buôn bán cũng khó lâu bền. Vậy nên, đừng xem nhẹ việc nâng cao tay nghề, khảo sát người ăn và cải tiến thực đơn.
Chỉ khi tiến hành song song cả ba việc này thì bạn mới có thể chinh phục thực khách và chạm tới đỉnh cao của việc kinh doanh.
1.6. Thiết kế menu thu hút
Một menu không nhàm chán là một menu có đa dạng lựa chọn. Không phù hợp với món này thì khách ăn có thể chọn ngay món khác để thỏa mãn cơn đói. Do vậy mà sự đắn đo về độ phù hợp của người mua với quán có thể được giảm xuống một cách đáng kể.
Để tối ưu chi phí và công đoạn chế biến thì bạn có thể chọn những món có công thức làm tương tự. Bên cạnh việc bán bánh mì truyền thống, bạn có thể bán thêm bánh Doner Kebab, bánh mì que,… để gia tăng cơ hội kiếm lời.
1.7. Trau dồi kỹ năng bán hàng
Dù kinh doanh bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào thì kỹ năng bán cũng vô cùng quan trọng. Sở hữu kỹ năng bán chuyên nghiệp giúp bạn dễ dàng ứng phó với những vị khách khó tính, tạo ra cơ hội cho bản thân và mang lại doanh thu cao cho quán. Do đó, đừng ngại va chạm, đừng buồn lòng bởi những nhận xét từ người khác, hãy nỗ lực để nâng cao kỹ năng của mình.
1.8. Chọn giờ bán phù hợp
Ý tưởng kinh doanh này không đòi hỏi phải triển khai full ngày. Thay vào đó, các bạn có thể nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu để chọn ra khung giờ tối ưu nhất. Tùy vào từng vùng miền, từng nhóm khách hàng hướng tới mà khung giờ mở bán sẽ có phần khác biệt.
Tại những vùng quê, nếu muốn bán cho người lao động thì bạn sẽ phải mở từ lúc 5h – 9h sáng/ngày. Trong khi đó, ở những thành phố lớn thì giờ bán có phần muộn hơn, từ 7h – 11h.
1.9. Tạo chiến dịch xúc tiến bán
Không còn thời kỳ mà hàng tốt thì khách hàng sẽ chủ động tìm đến nữa. Bởi ngày này, trước khi trải nghiệm thực tế, người ta thường tham khảo thông tin review trên mạng xã hội, trên công cụ tìm kiếm,…. Nếu bạn không tự tạo thương hiệu cho mình trên những nền tảng này, việc kinh doanh của bạn sẽ tiến chậm hơn so với những đối thủ khác. Thậm chí, tệ hơn là bạn không thể duy trì việc bán hàng và phải đóng cửa.
1.10. Dự trù rủi ro
Biến cố xảy ra do các yếu tố xã hội là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Theo đó, hãy để ra một khoản để phòng trường hợp cần dùng đến. Tránh tình trạng thiếu vốn giải quyết vấn đề khiến việc kinh doanh bị trì trệ, thậm chí là thất bại.
2. Rủi ro gì mà bạn phải đối mặt khi kinh doanh bánh mì ăn sáng?
2.1. Mức độ cạnh tranh cao
Bởi là mặt hàng tiêu dùng nhanh nên mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Không chỉ có đối thủ cũ, bạn còn phải sẵn sàng đối diện với sự xuất hiện ngày càng đông của đối thủ mới. Vậy làm sao để chúng ta có thể tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc, không bị các đối thủ xung quanh lấn át?
Trước vấn đề này, một lời khuyên dành cho bạn, đó là hãy tập trung vào tay nghề làm món, nâng cao chất lượng thực đơn mỗi ngày. Có như vậy, khách hàng mới không bị nhàm chán và trở nên gắn bó với quán ăn của bạn.
2.2. Điểm bán “ngon” hạn chế
Người bán đông nhưng các vị trí đắc địa lại có hạn. Không chỉ vậy, trước nhu cầu của người thuê, chủ mặt bằng còn liên tục “thét giá” với mong muốn thu lãi cao hơn từ mảnh đất của mình. Vậy nên, trước khi kinh doanh, người bán cần khảo sát thị trường cẩn thận và chọn điểm bán phù hợp nhất với khả năng của bản thân.
Có thể vị trí bán không phải đẹp nhất nhưng nó cũng cần đáp ứng các tiêu chí về diện tích, điểm đậu đỗ, khả năng tiếp cận khách hàng,…
2.3. Nguyên liệu tồn đọng
Tính toán không chính xác về cầu thị trường có thể khiến quán của bạn bị tồn kho nguyên liệu.
Nếu không có biện pháp bảo quản hợp lý thì những loại nguyên liệu rất dễ ôi thiu, hư hỏng. Điều này khiến việc kinh doanh phát sinh khá nhiều chi phí không mong muốn, thậm chí là không có lãi.
2.4. Khách hàng bị ngộ độc
Kiểm soát nguyên liệu đầu vào không chặt chẽ có thể dẫn tới tình trạng món ăn không đảm bảo. Kéo theo đó có thể là những hệ lụy như khách ăn bị ngộ độc, uy tín thương hiệu giảm sút,… Vậy nên, hãy chọn lựa đơn vị cung ứng nguyên vật liệu thật kỹ càng, theo sát họ trong quá trình xuất nhập hàng để đảm bảo chất lượng cho món ăn của mình.
Mong rằng qua những kinh nghiệm bán bánh mì ăn sáng trên mà Quang Huy vừa chia sẻ, các bạn có thể kinh doanh hiệu quả và nhanh chóng đi đến thành công trong thời gian sớm nhất.