Hội ghiền nước ép nên quan tâm nước mía để được bao lâu để bảo vệ sức khỏe bản thân. Việc mua và tích trữ nước mía để bán dần là điều không nên, cần loại bỏ ngay thói quen này.
1. Nước mía để được bao lâu? Bật mí chính xác
Nước ép hoa quả, rau củ, nước mía ép nói riêng đều không để được quá lâu. Nước mía quá HSD còn bị mùi và vị chua khó chịu, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Những lý do khiến nước ép bị chua có thể đến từ nhiều phía, hoặc do chính cây mía, hoặc do cách lưu trữ.
- Mía kém chất lượng: Những cây non hay gần phần ngọn ép ra không chỉ bị ngọt mà còn bị chua. Tất nhiên, vị chua này không phải bị ôi hỏng, vẫn có thể uống được nhưng mất ngon. Những cây mía bị rầy, sâu gây hại sẽ gây biến đổi vị, khiến nước không ngọt mà còn chua ngai ngái. Cần chọn lọc thật kỹ, chẻ thân ra xem cẩn thận trước khi đưa vào ép.
- Do vi khuẩn: Nước mía sẽ bị lên men nếu để lâu ngoài môi trường, điều kiện nhiệt độ nắng nóng thì quá trình này diễn ra nhanh hơn. Bảo quản tủ mát cũng khó mà tránh khỏi tình huống này. Nước ép mà cho vào ngăn mát cũng chỉ uống được trong vòng 18-20h. Nếu giữ tại nhiệt độ phòng (~27-33 độ C) thì chỉ 5-6h là nước bị chua, có mùi. Hơn nữa, để lâu còn bị đổi màu, mất đi phần “ngon mắt”, không đem lại bất cứ lợi ích nào.
✔️✔️✔️ ĐỌC THÊM: Máy ép mía chạy ắc quy
2. Nguyên nhân khiến nước mía chuyển màu đen
Nước ép đạt chuẩn phải có màu vàng tươi – Không phải xanh lá hay bị biến đổi dần thành xanh sẫm hay đen. Mà nước chuyển màu sẫm thì chất dinh dưỡng đã hao hụt nhiều, chất lượng cũng không đảm bảo. Người bán không thể bán được thành phẩm đó, thực khách cũng có trải nghiệm tệ hại. Có nhiều nguyên nhân khiến nước mía xuất hiện màu sắc kém hấp dẫn như vậy.
- Do cây mía: Quá trình nhập không được kiểm tra nên xuất hiện những cây bị sâu hại xâm nhập. Hoặc có thể cây mía được cạo sẵn, bảo quản sai nên bị mốc đen
- Do đá viên: Đá không được đựng trong thùng sạch, nước làm đá không tinh khiết. Dù đá tan hay chưa cũng khiến nước ép bị đen, kém phần hấp dẫn. Chủ quán cần nhập đá từ những nguồn có uy tín. Giải pháp khác: Sử dụng máy làm đá viên để chủ động hơn trong khâu kiểm soát chất lượng.
- Do bị oxy hóa: Nước ép để lâu ngoài môi trường sẽ chuyển từ vàng sang đen dần. Kể cả cây mía để ngoài lâu cũng đen và khô dần, huống hồ nước mía đã ép ra ngoài. Cách khắc phục duy nhất là khách order mới ép, uống đến đâu, ép mía tới đó.
★★★ SHARE NGAY: Cách ép nước mía tại nhà thơm ngon
3. Cách bảo quản cây mía tươi sau thu hoạch cho vị ngon không đổi
Cây mía sau khi chặt ra khỏi gốc sẽ không nhận được điều kiện dinh dưỡng như lúc còn nuôi trồng. Các chủ quán bán SLL nước mía mỗi ngày thường rất đau đầu khi cần bảo quản. Dùng cách nào giúp chất lượng tươi ngon như mới thu hoạch mà lại tối ưu chi phí?
- Không đặt dưới nắng: Phơi mía ngoài trời, tiếp xúc nắng trực tiếp sẽ khiến cây mía khô kiệt. Nên đặt trong những nơi thoáng khí, hạn chế được nắng, không quá nóng bức là tốt nhất. Mỗi ngày có thể dùng bình phun sương để “tưới” nước cho cây luôn tươi mới. Nhưng không thể để cây trong kho bị ẩm ướt đâu nhé.
- Trồng xuống đất: Dù cây mía đã chặt gốc nhưng khi trồng xuống đất vẫn sẽ hút được chất ẩm. Quay phần gốc mía xuống nếu chưa cần dùng đến để giữ nước, tăng độ ngọt.
- Giữ nguyên lớp vỏ mía: Dùng bạt để che mía lại, hoặc bó thành từng bó sau khi phân loại. Khi chưa cần dùng đến thì đừng vội cạo vỏ ngay.
Nước mía để được bao lâu dù đã có lời giải đáp nhưng vẫn nên dùng hết sau khi ép. Khi mua tại các hàng quán, nên yêu cầu người bán quay mía trực tiếp, không dùng nước trong ca sẵn.