Cách nhổ lông vịt bằng lá đu đủ là mẹo sơ chế có từ lâu đời và hiện nay vẫn còn xuất hiện rải rác ở nhiều miền quê của Việt Nam. Với quy mô gia đình, phương pháp này có thể phát huy hiệu quả tốt nhưng lại không thực sự phù hợp nếu áp dụng với SLL
1. Nhổ lông vịt bằng lá đu đủ có sạch không?
Nhổ lông vịt bằng lá đu đủ là kinh nghiệm dân gian được cha ông ta truyền lại. Thực tế cho thấy đây là cách làm đem đến hiệu quả khá cao. Và khoa học đã chứng minh rằng phương pháp sơ chế trên là hoàn toàn có căn cứ.
Theo đó, trong lá đu đủ tươi có thành phần giúp phân giải protein là papain. Vậy nên, khi cho vào nước để nhúng vịt thì enzim này sẽ phá vỡ liên kết giữa sợi lông, phần da thịt của vịt. Đồng thời, lông vịt cũng được làm mềm đáng kể và dễ dàng bung ra khỏi vị trí ban đầu. Nhờ đó mà việc làm sạch lông sẽ trở nên hiệu quả hơn gấp bội.
➤➤➤ CHIA SẺ MẸO: Nhổ lông vịt bằng nước rửa chén
2. Cách nhổ lông vịt bằng lá đu đủ đơn giản, nhanh chóng
Không chỉ nhanh và hiệu quả, vặt lông bằng lá đu đủ còn được thực hiện rất dễ dàng với các công đoạn siêu đơn giản. Và để bắt đầu, bạn chỉ cần nắm rõ các bước sau:
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
- Vịt tươi sống
- Lá đu đủ tươi
- Nồi dung tích phù hợp
2.2 Các bước làm
- Bước 1: Sơ chế lá đu đủ
Lá đu đủ rửa với nước muối, sau đó dùng dao cắt nhỏ và cho vào nồi. Để có thể tận dụng triệt để lượng papain trong lá, bạn cũng có thể vò nhỏ nguyên liệu này trước khi cho cả nước và cái vào thiết bị đun nấu
- Xử lý nguyên liệu với giấm hoặc rượu trắng
Rưới rượu trắng hoặc giấm lên toàn bộ mình vịt, giữ nguyên trong 15′. Công đoạn này không chỉ giúp da và lông vịt mềm hơn mà còn khử mùi đặc trưng của vịt cực hiệu quả.
- Bước 3: Nấu nước
Thêm vào nồi 4 lít nước và đun trên lửa lớn cho đến khi nước sôi. Điều chỉnh nhỏ lửa, nấu trong vòng 10 phút là đạt yêu cầu.
- Bước 4: Trụng vịt
Cho vịt vào trong nồi nước đu đủ đã được đun sôi già. Dùng kẹp giữ và đảo chiều để vịt ngấm đều nước lá. Bạn cũng có thể dùng gáo múc nước xối lên bề mặt nguyên liệu để làm mềm lông. Thao tác nhanh gọn trong vòng 5-10 phút. Sau đó thử rút những chiếc lông cứng (lông ống ở phần đuôi vịt). Nếu thấy thao tác dễ dàng thì vớt vịt ra thau hoặc rổ để sẵn sàng cho bước vặt lông vịt
- Bước 5: Làm sạch lông
Nguyên tắc là loại bỏ vùng lông mềm ở phía trên trước, sau đó mới đến các lông ống dày cứng. Khi thao tác, tay không thuận giữ 1 bên nguyên liệu, tay còn lại giật lông xuôi theo chiều lông mọc. Khi làm theo cách này lông sẽ được lôi ra nhanh hơn, không làm ảnh hưởng đến bề mặt da vịt.
Sau khi đã làm sạch các loại lông lớn, tiến hành nhổ lông măng nhỏ li ti trên bề mặt da. Nếu thấy thao tác còn khó, bạn có thể làm nóng nước lá và nhúng vịt thêm ít phút nữa. Sau đó, dùng nhíp để nhẹ nhàng nhổ bỏ phần lông “cứng đầu này. Cuối cùng, dùng tay bóc nhẹ nhàng phần mỏ sừng và móng, lớp da dày bên ngoài của chân vịt để hoàn thiện.
2.3 Thành phẩm
Vịt được loại bỏ lông hoàn toàn, kể cả lông măng. Bề mặt có màu vàng ngả trắng rất đẹp mắt. Da có kết cấu đồng nhất, không bị bong tróc hay chầy xước. Đặc biệt hơn là sau khi sơ chế, nguyên liệu không hề có mùi khó chịu từ tuyến hôi trên da vịt. Nhờ vậy mà giảm bớt thao tác khử mùi trong những giai đoạn sau.
3. Hạn chế thường gặp khi làm lông vịt bằng lá đu đủ
3.1 Tốn thời gian, công sức
Để làm sạch vịt bằng nước lá đu đủ, bạn phải trải qua khá nhiều công đoạn trung gian. Từ việc sơ chế qua cho tới đun nước, sau đó là trụng vịt 2 lần để hỗ trợ khâu làm sạch. Tổng thời gian để hoàn thiện tất cả các bước này tối thiểu 30-40 phút. Kể cả trong khâu chuẩn bị, thực hiện cho tới dọn dẹp sau đó.
3.2 Nguồn cung cấp lá đu đủ thiếu hụt
Ở khu đô thị, việc tìm được lá đu đủ tươi khó như “lên giời” vì hầu như không có người trồng và cũng không có ai kinh doanh mặt hàng này. Thậm chí, ngay ở vùng nông thôn thì nguyên liệu trên cũng chẳng dễ kiếm bởi đu đủ không phải là loài cây được trồng phổ biến.
Vậy nên, trong nhiều trường hợp, việc làm lông vịt bằng lá đu đủ là không dễ thực hiện. Chúng lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan bên ngoài và những khi có nhu cầu, bạn lại không thể chủ động.
Trong trường hợp kinh doanh lớn, làm sạch hàng trăm con vịt/ngày, bạn kiếm đâu ra hàng chục kg lá đu đủ để phục vụ cho công đoạn sơ chế?
3.3 Gây hại môi trường
Về bản chất, việc sử dụng nước lá đu đủ để làm sạch lông vịt vẫn là một cách làm thủ công. Không khác gì so với phương pháp sơ chế truyền thống, chỉ thêm chút nguyên liệu vào nước để làm sạch nhanh hơn.
Chính vì vậy, chúng vẫn tồn tại rất nhiều những hạn chế. Dễ thấy nhất chính là không gian chật chội, nước, lông thải ra một cách bừa bãi, không định hướng. Điều này có thể không phải là vấn đề nếu chỉ sơ chế một vài con vịt. Nhưng với những cơ sở giết mổ chuyên nghiệp thì lại rất đáng báo động.
4. Khám phá ngay giải pháp đánh bay lông vịt chưa đầy 1 phút
Như đã chia sẻ ở trên, khi cần làm sạch vịt với SLL, việc dùng lá đu đủ là lựa chọn không phù hợp. Vì thiếu hụt nguyên liệu, lỉnh kỉnh và không đảm bảo vệ sinh. Chính vì vậy, trong kinh doanh, các chủ cơ sở đã tìm đến một giải pháp hiệu quả hơn gấp bội đó chính là máy vặt lông gà vịt Quang Huy – Gợi ý số 1 hiện nay khi cần sơ chế gia cầm.
Sản phẩm được làm bằng inox 304, với phần buồng quay hình trụ tròn. Bên trong có các núm cao su linh hoạt, làm tăng độ ma sát giúp quét sạch lông, không làm chầy da, xước thịt nguyên liệu. Điều đáng nói là để làm sạch lông, chỉ cần nhúng qua nước sôi già, sau đó thả vào buồng quay. Chỉ sau chưa đầy 1′, đảm bảo nguyên liệu sẽ sạch bong, không còn chút lông bám dính.
Không chỉ có vậy, quá trình vận hành và xả thải của thiết bị rất khoa học, việc thu gom rác và làm sạch sau sử dụng là rất đơn giản. Cuối cùng, mức giá siêu phải chăng, tuổi thọ cao, CSBH dài hạn chính là những điểm quyết định, giúp khách hàng gắn bó với lựa chọn tiện ích này.
Cách nhổ lông vịt bằng lá đu đủ từng là kinh nghiệm dân gian “không có đối thủ”. Thế nhưng hiện nay, chúng đã không còn hợp với nhịp sống hiện đại, đặc biệt là ít có tính ứng dụng trong kinh doanh.