Không phải cách bảo quản cháo qua đêm nào cũng giữ nguyên được hương vị ban đầu. Mỗi loại cháo vị khác nhau thì phương cách lưu trữ cũng khác biệt, do tính chất thực phẩm. Bảo quản ra sao cũng có giới hạn về mặt thời gian, note lại thật kỹ trước khi áp dụng.
1. Tại sao cháo để qua đêm bên ngoài dễ bị hỏng?
1.1. Do kết cấu cháo loãng
Các hạt gạo được ninh nhừ, vỡ tung, hòa vào nước tạo thành hỗn hợp dạng lỏng. Do đó, các chất cũng phản ứng với nhau nhanh nhạy hơn, vi khuẩn, vi sinh vật dễ xâm nhập. Là điều kiện rất lý tưởng để các chất gây ôi thiu sinh sôi, nảy nở nhanh chóng.
Đó là lý do các món dạng lỏng như: cháo thường nhanh bốc mùi, ôi hỏng hơn các món kết cấu đặc, rắn. Nếu nhiệt độ từ 23-30 độ C thì lại càng là môi trường thuận lợi khiến cho thành phẩm bị chua. Dễ hiểu tại sao để cháo bên ngoài vào mùa hè thì nhanh hỏng hơn so với mùa lạnh.
1.2. Do các nguyên liệu nấu kèm bị phân hủy
Thực tế, cháo trắng thường sẽ để được lâu hơn cháo đã chế biến (nêm gia vị, thêm topping) trong cùng 1 điều kiện. Vì các thành phần nguyên liệu cũng phân rã, tác động lên nhau. Khiến quá trình lưu trữ của món ăn không đồng nhất, khó mà bảo quản đồng thời.
Chỉ cần 1 loại topping ôi hỏng thôi sẽ “lây” ngay cho các hợp chất khác. Nhiều chất phản ứng với nhau gây nên mùi khó chịu, còn biến chất món ăn, nguy hiểm cho sức khỏe.
1.3. Do các yếu tố môi trường
Như bài viết đã đề cập, các vấn đề ngoài môi trường tác động rất nhiều đến quá trình bảo quản. Dù có đậy kín để ngăn ngừa gián, chuột, ruồi,… thì nhiệt độ vẫn tác động đến. Kể cả không có nhiệt độ, bản thân món cháo đã gồm nhiều chất hữu cơ có phản ứng hóa học. Trong bất cứ điều kiện nào thì các chất này cũng ảnh hưởng lẫn nhau. Chỉ là quy trình đó sẽ xảy ra chậm hơn nếu có các yếu tố gây ức chế sự tương tác.
Tóm lại, tính theo tác nhân chủ quan (bản chất món cháo) – Hay tác nhân khách quan (nhiệt độ, vi khuẩn, côn trùng,…) thì cháo cũng là món nhanh hỏng nếu không bảo quản cẩn thận.
✖✖✖ ĐỌC THÊM: Cách nấu cháo cá chạch
2. Cách bảo quản cháo qua đêm hiệu quả, an toàn cho sức khỏe
Điều thiết yếu cần làm ngay chính là phân loại cháo nếu nấu theo công thức khác nhau. Thao tác này rất quan trọng với các cửa hàng nếu dự định bảo quản 1-2 ngày.
2.1. Cách bảo quản cháo trắng
“Cháo trắng” ở đây sẽ được hiểu là món nhạt, chỉ là gạo hầm nhừ, không gia vị hay nhân ăn kèm. Thông thường, cháo nấu sẽ được cho thêm chút muối hạt. Vừa giúp đậm vị, lại còn hầm nhừ nhanh. 1 công dụng khác của muối chính là giúp cháo lưu trữ được thời gian lâu hơn mà không bị ôi hỏng. Do đó, dù nấu cháo ngọt hay mặn cũng nên cho chút muối trong quá trình ninh nấu nhé.
- Ngăn mát: Thường để được 24-48h với điều kiện đậy kín và cất vào hộp nhựa, sứ. Không nên bảo quản cháo hay bất kỳ món ăn nào bằng hộp inox. Vì các phản ứng sinh hóa sẽ biến chuyển theo các chiều hướng khó kiểm soát nếu dùng đồ inox. Khi lấy ra để đun lại cũng không nên dùng dụng cụ inox mà lấy thìa nhựa, gỗ,… sẽ tốt hơn.
- Trữ đông: Thường cất được 2-3 ngày. Chia cháo thành các phần/suất ăn hằng ngày vào các ngăn bảo quản. Nên mua khay lưu trữ chuyên dụng để lấy cháo khi cấp đông thuận tiện hơn.
2.2. Cách bảo quản cháo có topping
Cháo có topping thì không nên ăn lại nếu đã quá 24h. Bất đắc dĩ lắm cần lưu lại món ăn thì nên cấp đông ngay, sẽ giữ được độ tươi trong 1-2 ngày. Tất nhiên, vẫn cần chia thành các phần/suất theo định lượng ăn để nấu cho nhanh.
Chú ý: Các loại cháo gồm topping như thịt, hải sản,… thì không nên cấp đông quá 48h. Các dưỡng chất sẽ bị phân hủy toàn bộ nếu đông đá lâu và đun lại nhiều lần. Cháo đã loãng thành nước (bị vữa) thì không nên cất trữ dù dùng bất cứ cách nào.
3. 3+ Cách hâm nóng cháo sau khi bảo quản qua đêm
Từ những lưu ý trên có thể nhận thấy rõ nên cất cháo vào ngăn mát, bảo quản lạnh. Như vậy, đun lại khi ăn cũng đảm bảo dưỡng chất và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tất nhiên, không nên ăn cháo lạnh ngay khi vừa lấy từ trong ngăn tủ ra.
3.1. Sử dụng lò vi sóng
Dùng lò vi ba là cách thức hữu hiệu nhất khi hâm nóng lại khi đã để qua đêm. Cơ chế của thiết bị là dùng sóng điện từ xuyên qua thức ăn, thực phẩm sẽ được nóng từ trong ra. Chỉ cần 5-7” (tùy lượng cháo) là có tô cháo ngon lành nếu trước đó cháo để ngăn mát.
Nếu để ngăn đông thì có 2 cách:
- Rã đông trước rồi đưa vào lò vi sóng khoảng 7-8”.
- Ra đông bằng chế độ của lò vi sóng rồi mới đến cơ chế làm nóng. Cần tối thiểu 10” cho tổng cả quá trình.
Lưu ý: Dùng hộp/tô chuyên dụng cho việc hâm nóng, tránh dùng hộp nhựa 1 lần mỏng, dễ bị biến dạng, chảy nhựa,…
3.2. Dùng nồi nấu điện/gas
Với nồi/bếp gas, điện thì chỉ cần cho cháo vào nồi và chỉnh nhiệt trung bình để sôi từ từ. Với cháo cấp đông hay làm mát cũng sử dụng mức nhiệt tương tự, như vậy sẽ không cần trông coi. Hạn chế dùng nồi nhôm mỏng và không đun lửa lớn, vì cháo sẽ bị bén nồi nhanh.
3.3. Dùng nồi hấp
Hấp cách thủy cũng là cách hữu hiệu để làm nóng cháo nhưng lại mất nhiều thời gian hơn. Gia đình nên đầu tư nồi hấp công suất lớn còn bán quán thì cần trang bị nồi điện nấu cháo công nghiệp nếu muốn nấu nóng SLL. Các cách trên hầu như đều không cần cho thêm nước khi đun lại. Nhưng nhiều nội trợ sẽ cấp đông cháo đặc, khi cần đun lại mới chế thêm nước cho kết cấu hoàn chỉnh. Nếu muốn thêm nước thì nên cho nước sôi, không dùng nước lã đâu nhé.
Cách bảo quản cháo qua đêm nhìn chung cũng chỉ hiệu quả ngắn hạn. Tốt nhất nên nấu và ăn trong ngày, và chỉ nấu đúng định lượng gia đình. Nếu bắt buộc phải cấp đông thì chỉ áp dụng với cháo trắng thôi nhé, cháo đã chế biến gia vị thì không nên.