Cách nấu cháo sườn miền Nam vị “đỉnh chóp” cực đơn giản. Chỉ cần vài thao tác, tốn tầm 1 – 2 tiếng là có ngay thành phẩm. Cháo được ninh nhừ, quyện với tinh chất ống tủy, có vị béo ngọt nhưng không hề ngấy.
Nếu tò mò vị món này, muốn tự tay vào bếp triển ngay thì hãy bỏ túi công thức từ A – Z của Quang Huy bên dưới.
1. Sự khác biệt giữa cháo sườn miền Nam và miền Bắc
Cháo sườn vốn có xuất phát điểm ở các tỉnh phía Bắc, đặc trưng với hình ảnh các tiệm nhỏ với mùi thơm nức mũi, khách ngồi chen ăn đông nghịt.
Hiện nay, món này đã xâm chiếm các tỉnh miền Nam và hút được rất nhiều fan, tuần nào cũng phải ăn 2 – 3 lần.
Vậy công thức cháo sườn Bắc và Nam có điểm gì khác biệt, ăn ở đâu vừa miệng hơn?
– Kết cấu:
- Cháo miền Bắc thường xay gạo trước nên thành phẩm rất đặc, hợp với người già và trẻ nhỏ, ăn dễ bị ngấy hơn.
- Cháo miền Nam thường để nguyên hạt hoặc rang sơ, khi nhai sẽ tận hưởng được từng hạt nở bung trong miệng.
– Topping ăn kèm:
- Đi vào các quán miền Bắc thì đập vào mắt là 1 tủ topping đầy ụ tim, gan, thịt xay…
- Khi khách order sẽ cắt quẩy thành các khúc 3 – 4cm bỏ vào, rải hành lá, ruốc, tiêu cho thơm.
- Tại các tiệm bán ở miền Nam thì topping cho món này còn “ngập mặt” hơn, tim cật, gan, phèo, trứng bắc thảo, bò viên… gì cũng có.
- Đi kèm thường có giá, xà lách,… khách hay order combo thập cẩm ăn cho đã.
– Cách nêm nếm:
- Nấu theo gu người Bắc thì cháo thường khá nhạt, giữ vị “cốt lõi” của món ăn.
- Thực khách sẽ thêm mắm, sa tế,… cho vừa miệng.
- Ngược lại cháo sườn style miền Nam thiên ngọt, không cần phải nếm gì vẫn đậm đà, cuốn lưỡi.
✔️✔️✔️ ĐỌC TIẾP: Cách nấu cháo sườn miền Bắc
2. Bật mí cách nấu cháo sườn miền Nam thơm ngon chuẩn vị gốc
2.1 Nguyên liệu
- Ống tủy: 500gr
- Sườn non: 500gr
- Nạc heo xay: 150gr
- Gạo nếp: 100gr
- Gạo tẻ: 200gr
- Hành tây: 1 quả
- Gừng: 1 củ
- Hành lá, ngò
- Gia vị khác
Lưu ý:
Để đảm bảo thành phẩm cháo tươi ngọt ưng ý thì từng thứ phải tuyển lựa thật kỹ. Ưu tiên gạo nấu cháo loại mới cho thơm, thịt, ống tủy đều còn tươi, không bị thâm đen hay hôi nhớt là ổn áp.
2.2 Các bước làm
– B1: Sơ chế
- Ống tủy chặt thành khúc 5 – 6cm, xả liên tục dưới vòi mạnh, chà sát bằng muối, gừng, rượu để tẩy mùi.
- Sườn non đem cạo sạch phần cặn, bụi bám ở ngoài.
- Luộc sơ tầm 2 – 3p với rượu, xả thật sạch nhiều lượt.
- Trộn gạo nếp, tẻ đã soạn sẵn vào chung 1 thau lớn, vò 2 lần nước rồi ngâm 3 – 4 tiếng.
- Củ hành, gừng đem lật trên lửa cho cháy xém, bóc hết lớp ở ngoài, hầm ống tủy cho thơm.
- Hành lá, ngò xắt bỏ phần gốc, băm nhuyễn để riêng, khi nào ăn sẽ decor bát cháo.
– B2: Nấu cháo
- Nấu 1 nồi nước sôi 4 – 5L, thả củ hành, gừng nướng, ống tủy, sườn non đã sơ chế ở B1 vào hầm.
- Đậy nắp, vặn lửa lớn tầm 30p cho sôi bùng rồi hạ nhỏ, ninh 1 – 1.5h cho ra kiệt chất ngọt.
- Trút vào nồi hầm nước mắm, mì chính, đường.
- Nếm thử thấy ổn thì múc tủy, sườn đã ninh nhừ ra.
- Đổ gạo vào nồi cơm điện, áp suất rồi nhấn Cook tầm 15ph, trút phần tủy đã hầm vào.
- Lưu ý hàm lượng gạo : nước hầm tỷ lệ xấp xỉ 1:2 nên nếu thiếu thì châm thêm nước lọc.
- Nấu 30p cho gạo nở bung ra, nhừ mềm, nêm lại 1 lượt là xong.
- Nếu xài nồi áp suất có chế độ nấu cháo thì chỉ cần setup.
– B3: Chuẩn bị topping
- Lấy hành tím đã làm thái cực mỏng, đem trải lên khăn cho thấm khô nước, phi vàng.
- Nạc heo xay cho thêm xíu tiêu, mắm, mì chính rồi xào sơ, khi ăn sẽ múc rải lên mặt cháo.
2.3 Thành phẩm
Chờ cháo chín nhừ, mở vung lấy muôi đảo đều 1 chiều để đáy không bị dính khét, từng hạt rời ra dễ múc hơn.
Chia cháo sườn ra 4 – 5 bát, bonus topping sườn, thịt băm, hành phi, rắc hành ngò, sa tế, tiêu xay, chút rau giá dựa theo sở thích.
Thành phẩm “chuẩn” 100 điểm cho kết cấu cháo vừa phải, không quá đặc hay loãng, có màu hơi ngả vàng.
Phần sườn non ninh mềm, cho vào miệng như tan ra. Các topping khác mặn ngọt đậm đà hợp rơ với cháo.
3. 3 chú ý quan trọng trong quá trình nấu cháo sườn miền Nam
3.1 Chọn lựa xương và sườn để nấu
Ống tủy, sườn non nên đặt trước lại lò mổ uy tín để có hàng tươi mới nhất. Nếu bận rộn thì cũng phải chọn sạp thịt, siêu thị để mua.
Lưu ý phải check kỹ bề mặt phải đỏ tươi, không bị thâm đen, dập nát, sườn có xíu sụn khi nhai sẽ giòn hơn.
3.2 Nên ngâm gạo trước khi nấu
Mặc dù, nấu trực tiếp vẫn được nhưng tốt nhất phải ngâm gạo qua đêm. Từng hạt ngậm nước tốt khi chín nở bung, nhừ mềm “thần tốc”.
Sau khi ngâm xong thì vớt ra, nếu thấy cát bụi đọng lại trong thau thì nên xả dưới vòi vài lượt, để ráo rồi đem đi nấu.
3.3 Chống dính khi ninh nấu cháo
Dù xài nồi cơm hay áp suất cũng nên quét 1 lớp dầu mỏng dưới đáy để gạo khỏi khô cháy. Không nên lạm dụng đổ quá nhiều khi chín sẽ có váng mỡ rất ngấy.
Trong khi nấu cũng lấy muôi cách 10 – 15p đảo 1 lượt để tránh bị vón cục, nở đều hơn.
Với cách nấu cháo sườn miền Nam trên đây, bạn đã sẵn sàng vào bếp “chiến” ngay để chiêu đãi cả nhà chưa? Nếu tự tin cháo ngon, bạn mua thêm nồi cháo công nghiệp giá rẻ về mở tiệm. Mỗi ngày bán 200 – 300 suất là giàu to.