Cháo trắng ăn với gì là điều các chủ quán nên quan tâm nếu muốn nấu 1 mà bán 10. Sự sáng tạo này sẽ giúp bán được nhiều món phong phú, tạo options thú vị hơn cho thực khách. Dù chỉ làm nội trợ cũng nên lưu lại ngay, đổi món linh hoạt mà không bị ngán. Cùng thiết kế menu đa dạng, độc đáo với những cách biến tấu cháo hoa dưới đây nhé.
1. Cháo trắng ăn với gì ngon? 8 cách kết hợp mỹ vị nhất
1.1 Đường
Cháo đường rất đơn giản chỉ được nấu với đường, có thể cho đường vàng hoặc trắng tùy thích. Tất nhiên, khi ninh nhừ cháo vẫn nên cho thêm chút muối tính, như vậy vị sẽ đậm đà hơn.
Với cách nấu này, ta thường làm cháo loãng hơn, nấu đặc thì khá khó ăn. Thích hợp cho những ai đang cảm, mệt trong người, bị hạ đường huyết,… Uống ngay 1 chén cháo nóng hổi như vậy sẽ hồi phục năng lượng ngay, khỏe khoắn hơn.
1.2 Muối
Cháo nấu muối cũng vậy, 2 nguyên liệu được hầm cùng lúc trong nồi cháo điện. Không cần chờ nhừ gạo rồi mới tiến hành điều chế gia giảm mà nấu đồng thời. Có thể thêm chút tía tô, hành lá,… nếu muốn hạ sốt, giải cảm nhưng cần cắt rau thật nhỏ.
➥➥➥ THAM KHẢO ĐỊA CHỈ ĂN: Cháo đêm tại Hà Nội
1.3 Kho quẹt
Sự kết hợp này phải đánh giá là trên cả hoàn hảo, như khi đánh bay tô cơm chỉ với chén kho quẹt nhỏ vậy. Nấu kho quẹt không khó, chỉ cần đun nước mắm, đường, hành, tỏi, ớt,… cho sệt lại. Thêm thịt ba chỉ, heo băm, tôm khô, cá tùy theo sở thích để bổ sung thêm protein.
Ta không mix chung cháo với kho quẹt đâu – mà để 2 thành phần này riêng. Cứ lấy chút kho quẹt, rồi lại xúc thìa cháo, sau đó thưởng thức. Hoặc chỉ mix 1 khu nhỏ trong tô, ăn hết lại trộn tiếp phần cháo trắng sẽ hợp lý hơn.
1.4 Trứng vịt lộn
Khá nhiều người thích ăn cháo với trứng vịt lộn, có người đập cả trứng vào bát. 1 số khác lại để riêng, chia nhỏ phần trứng rồi ăn kèm từng thìa cháo.
Để làm được, cháo cần nêm gia vị hạt nêm, mắm muối trước, cắt thêm chút rau răm cho thơm. Thưởng thức ngay lúc cả 2 nguyên liệu còn nóng hổi, thêm chút tiêu đen là tuyệt đỉnh.
1.5 Dưa góp
Dưa góp thì có nhiều kiểu, đa dạng loại rau củ kết hợp đều được gọi chung là dưa góp. Ví dụ:
- Dưa cải muối chua vắt kiệt nước, mix đường, ớt cũng gọi là dưa góp
- Hay dưa chuột/su hào/đu đủ/củ cải + cà rốt cắt mỏng ngâm đường, giấm cũng là dưa góp
- Rau muống ngâm, trộn đường, ớt cũng là phần dưa góp hấp dẫn
Nhìn chung, dưa góp chỉ các loại rau củ mix chung: Vị đặc trưng là chua ngọt, thêm chút cay tê của tỏi, ớt (không bắt buộc). Cháo hoa mà dùng dưa góp thì nên cân đối vị mặn để phù hợp với ngọt, chua.
1.6 Cá kho
Cá kho ăn với cháo chắc chắn sẽ thức tỉnh vị giác của bạn dù là sáng, trưa hay tối. Làm cá nục, cá khô, cá trắm,… bất cứ loại cá nào kho cũng kết hợp được dễ dàng.
Và kiểu kho nào cũng được luôn nhé, không nhất thiết phải là kiểu kho truyền thống. Ví dụ: Cá kho nước dừa, cá kho nghệ, cá kho tương, cá kho chuối, cá kho khế chua,… Khi ăn có thể để riêng thịt cá, hoặc lọc xương để ăn chung với cháo tùy thích.
1.7 Tôm kho
Tôm rất giàu dinh dưỡng và là sự lựa chọn tuyệt vời khi ăn cùng cháo. Mấy món cho trẻ em xay rim tôm rồi xay nhuyễn, nấu cùng cháo để bổ sung canxi. Tương tự như cá, tôm kho cũng cũng có nhiều kiểu chế biến. Có thể làm tôm kho tiêu, kho trứng cút, kho chả mỡ, kho đậu hũ, kho tàu,…
Nếu dùng tôm đồng thì chỉ cần rang mặn là ăn kèm cháo được rồi, lượng canxi cũng nhiều hơn đấy. Các loại tôm lớn khác hầu như đều phải bóc vỏ trước khi chế biến.
1.8 Lòng lợn
Không phải nấu như kiểu cháo lòng, mà chỉ là cháo trắng ăn kèm lòng lợn. Khi đó, lòng sẽ được nấu đậm đà hơn, hoặc dùng lòng luộc chấm nước mắm. Nói chung cách ăn như nào vẫn tùy vào sở thích mỗi người, không gò ép theo khuôn mẫu.
Khi ăn, nên kèm với các loại rau như húng quế, mùi tàu, ngổ,… để hương vị được cân bằng. Ăn cùng rau cũng đỡ ngấy hơn, không quá thích rau thì cho thêm chút hành lá, ngò gai băm nhé.
Cháo trắng ăn với gì không gây ra sự thách thức như khi kết hợp các món ăn khác. Bạn muốn ăn với gì thì cứ làm món đó, như ruốc heo, ruốc nấm, pate, trứng kho,… Có hàng ngàn cái tên có thể liệt kê được khi muốn cháo hoa bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn.