Đọc qua HDSD chưa hẳn bạn đã biết cách vận hành thiết bị. Nhưng thấu hiểu cấu tạo máy ép nước mía thì chắc chắn sẽ chinh phục “ngon ơ” con máy đang xét.
1. Cấu tạo máy ép nước mía: 12+ bộ phận quan trọng
Để vận hành trơn tru và rào trước những vấn đề phát sinh thì chẳng gì bằng việc thuộc làu cấu tạo của thiết bị đang xét. Và nếu vẫn chưa “nằm lòng” thông tin này thì dưới đây là kết cấu chi tiết của 12 bộ phận quan trọng của máy ép nước mía, nhất định không nên bỏ qua.
1.1 Khung máy
Khung máy có thiết kế dạng hộp trông khá vuông vắn và tinh giản. 2 thành bên của khung bẻ góc rất đẹp mắt và cân xứng nhau, ở giữa được bao bằng 1 kết cấu hình vòm nhằm mục đích che chắn cho hệ rolo bên trong.
Chất liệu gia cố nên bộ phận này là hợp kim chống gỉ, nhìn qua đã thấy sự bền bỉ, chắc chắn. Đặc biệt là nói không với chuyển màu, oxi hóa nên trông cực chuyên nghiệp và vệ sinh.
1.2 Lỗ cho mía vào
Đây được xem là khu vực đầu vào của nguyên liệu, chúng được mở ra ở mặt trong của thân máy, trong tầm quan sát của chủ tiệm. Lỗ nối thông môi trường ngoài với hệ lô ép bên trong. Tạo hình gồm 2 dạng cơ bản là tròn và elip.
Dạng tròn thường cho vừa khít 1 thanh mía nguyên liệu đi vào còn với dạng elip, bạn có thể bonus 2 cây cùng lúc. Và tùy từng chủng loại máy, bạn có thể bắt gặp 1 lỗ hoặc 2 lỗ cho mía vào trên chi tiết máy.
1.3 Rulo ép mía
Rulo (rolo) là chi tiết “nắm phần chuôi” về tốc lực và năng suất của thiết bị đang xét. Chúng nằm gọn ghẽ trong thân máy và đón nhận nguyên liệu từ lỗ cho mía vào, thực hiện quá trình tách chiết nước khỏi thành phần này.
Bộ phận trên có thể gồm 2, 3 hoặc 5 lô ép nằm đối khớp với nhau, hoàn thiện bằng inox 304 siêu bề. Bề mặt thiết kế thêm nhiều gai để gia tăng diện tích tiếp xúc với thân mía. Đặc biệt, hiệu quả tạo thành phẩm còn dựa vào số rolo mà chúng hàm chứa. Cụ thể nếu chỉ có 2 rolo, nguyên liệu được ép 1 lần, 3 rolo sẽ được ép 2 lần, 5 rolo sẽ được ép 4 lần. Và tất nhiên mức năng suất của máy luôn tỉ lệ thuận với số lần ép của mía thanh.
1.4 Motor quay
Thiết bị được vận hành bằng điện nhưng đây chỉ là năng lượng ban đầu, chúng đi qua hệ motor, “hô biến” thành lực quay cơ học. Khi đó mới phát huy vai trò của mình. Qua thông tin này, hẳn bạn đã hiểu được ý nghĩa cầm trịch của động cơ – nhân tố đóng vai trò “control” hoạt động của hệ rolo ngay sát vách.
Và để làm được điều đó, bộ phận trên đã được tối ưu bằng chất liệu hợp kim sơn tĩnh điện siêu bền. Bên trong “fix cứng” lõi đồng nguyên chất có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt như thần. Đặc biệt động cơ còn tích hợp cảm biến nên cực có ích những khi dòng điện bất ổn.
1.5 Nhông xích
Nhông xích được bố trí ngay ở phần hông của các lô ép, là “viên gạch nối” trung gian giữa động cơ và rolo. Chúng được làm bằng chất liệu hợp kim sơn tính điện. Với nhiều mắt xích kết nối với nhau thành vòng thông qua hệ đinh tán.
Trên nhông có nhiều lỗ đều nhau, đây chính là nơi ăn khớp với răng cưa của bánh đà. Thành phần này được liên kết với trục của mỗi rolo. Vậy nên, khi nhông xích và bánh đà quay thì hệ lô ép cũng chuyển động cùng chiều với chúng. Từ đó kích hoạt công năng ép mía của phương tiện.
1.6 Bệ đựng nước mía
Chi tiết này cũng được mở vào bên trong, cùng phía với lỗ cho mía vào và vòi xả. Thế nhưng, nằm ngay ngắn phía dưới các thành phần trên. Nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ thấy bệ có tạo hình như 1/2 khối trụ. Khoét sâu vào thân máy với mặt cắt ngang dạng bán nguyệt, trông vô cùng ấn tượng.
Phần đáy của chúng là một bệ đỡ đồng chất liệu hợp kim, có cấu tạo bằng phẳng. Chắc chắn và diện tích đủ rộng để đặt ca/bình đựng thành phẩm.
1.7 Lưới lọc & vòi xả
Bạn nghĩ rằng nước ép sau khi được tách khỏi nguyên liệu ban đầu sẽ được dẫn ngay ra ngoài qua vòi xả? Không đâu, chúng còn trải qua một tấm lưới lọc để loại bỏ phần vụn/xác mía nữa. Vậy nên thành phẩm lúc nào cũng thơm ngon, sạch sẽ, không chút lợn cợn.
Như đã nhắc đến ở trên, vòi xả là nơi tận thu nước ép. Chúng được setup phía dưới lỗ cho mía vào và gắn liền với phần thân máy. Bộ phận trên liên thông với khoang ép mía bên trong, nằm thấp hơn so với hệ rolo để dồn nước mía về 1 phía. Từ đó, thành phẩm được đưa ra ngoài thông qua chi tiết đang xét.
1.8 Bảng điều khiển
Bảng điều khiển nằm ở 1 bên của thân thiết bị, thường là bên trái theo hướng nhìn của người đứng máy. Chúng gồm 3 thành phần “cắm chốt” là nút tắt khẩn cấp, đèn báo, núm xoay điều chỉnh tốc độ của hệ rolo.
Nhờ có bộ phận trên mà mọi diễn tiến của quá trình ép nước mía đều được kiểm soát, điều hướng một cách chặt chẽ. Đặc biệt bạn có thể ngắt nguồn để chặn đứng nguy cơ phát sinh sự cố bất chợt.
1.9 Kính chắn
Ai cũng biết nước mía có độ ngọt đậm, hơi dính nên không chỉ dễ bám bụi. Chúng còn có ái lực cực mạnh với sinh vật gây hại. Chính vì thế, khi sản xuất các chuyên gia đã setup thêm cho máy ép hệ kính chắn bao quanh với mục đích chính là bảo vệ.
Chúng như tấm áo giáp giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các yếu tố nguy cơ, bao gồm cả vi khuẩn, khói bụi và ruồi muỗi. Nhờ đó vừa giúp nâng cao chất lượng thành phẩm, vừa dễ tạo thiện cảm với những người qua lại.
1.10 Ngăn tủ đồ
Sự hoàn hảo của máy ép nước mía không thể có nếu thiếu đi bộ phận vô cùng hữu ích này. Thử hỏi sẽ ra sao khi buôn bán lưu động mà bạn chẳng thể mang theo đồ dùng gì vì không có chỗ chứa?
Chính vì thế, nửa thân dưới của thiết bị đã được tận dụng để làm thành tủ đựng đồ. Đồng thời chúng cũng được phân ngăn triệt để nhằm tận dụng tối đa không gian hàm chứa. Nhờ vậy mà chủ tiệm có thể mang theo “7749” vật dụng, nguyên liệu để phục vụ cho hành trình kinh doanh của mình.
1.11 Bánh xe
Bánh xe là 1 chi tiết nhỏ nằm khiêm nhường ở khu vực tiếp đất nhưng tính hữu ích lại không phải dạng vừa. Cụ thể, máy chỉ có thể đứng yên một chỗ nếu không có sự hiện diện của bộ phận này.
Như vậy, bánh xe sẽ có ích trong 2 TH: 1 là khi bạn cần chuyển vị trí đặt để trong cùng 1 không gian kinh doanh, 2 là bạn cần điều xe từ nơi này đến nơi khác để mở rộng điểm bán. Và với kết cấu siêu bền chắc từ cao su tự nhiên, lại di chuyển linh hoạt, chắc chắn bạn sẽ “tròn mắt” trước công năng của thành phần này.
1.12 Một số chi tiết khác
Bên cạnh những bộ phận cốt cán nói trên, thiết bị còn tích hợp thêm nhiều chi tiết hữu dụng khác như:
- Bàn gấp linh hoạt: nằm ngay hông xe giúp tạo điểm tựa khi cần pha chế, hoàn thiện món (thường có ở dòng máy mini)
- Tủ kính: nằm song song với thân máy, nơi bạn có thể đặt ly đựng, quất, dao, nước mía đã đóng gói…(có ở xe kết hợp tủ kính)
- Tay cầm: setup ngay 2 bên thành máy, tạo đà cho việc bê vác thiết bị từ nơi này đến nơi khác (có ở loại đầu máy con)
2. Máy ép mía siêu sạch vận hành theo nguyên lý nào?
Thiết bị vận hành theo nguyên lý chuyển hóa điện năng thành cơ năng để tạo lực ép nhằm tách chiết, “vắt kiệt” lượng nước bên trong nguyên liệu ra ngoài. Cụ thể như sau:
Khi khởi động máy thì điện sẽ được dẫn truyền đến hệ motor. Chuyển động của bánh đà, nhông xích đã kéo theo sự chuyển động của hệ rolo nằm ngay “sát sườn”. Từ đó, cuốn nguyên liệu vào trong kết cấu này. Sức ép từ 2 rolo liền kề sẽ khiến mía thanh bị dẹp ngay tức khắc và tạo ra nước mía.
➤➤➤ CHIA SẺ: Cách ép nước mía thơm ngon tại nhà
3. Cách sử dụng máy ép nước mía Bền bỉ – An toàn – Tiết kiệm
Dù thiết bị có kết cấu khá “dễ thẩm” nhưng không có nghĩa là chẳng cần đọc qua hướng dẫn, bạn vẫn có thể thao tác. Và để cẩn tắc vô áy náy thì hãy zoom vào cách dùng máy ép nước mía “chuẩn zin” dưới đây bạn nhé!
- Bước 1: Loại bỏ các yếu tố nguy cơ bằng cách check kỹ toàn bộ thành phần máy. Nếu có vấn đề phát sinh thì hãy xử lý triệt căn trước khi bắt đầu.
- Bước 2: Cắm phích cắm với điện nguồn, khởi động và setup chế độ ép (tốc lực). Sau đó, đặt ca đựng ngay dưới vòi xả rồi cho mía thanh đã cạo sạch vào lỗ ở phía trên
- Bước 3: Theo dõi quá trình vận hành thiết bị, nếu phát sinh tiếng động bất thường thì ngắt nguồn ngay. Hoặc thao tác cho đến khi thu được lượng thành phẩm mong muốn
- Bước 4: Ngắt nguồn thiết bi rồi vệ sinh bằng nước sạch, chút xà phòng pha loãng. Chú ý không để dây nước vào dây dẫn, nguồn điện.
Nắm được tiến trình là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Vì ngoài các bước sử dụng, bạn còn cần “rành rọt” những lưu ý cơ bản dưới đây:
- Chỉ cho mía vào với lượng vừa đủ, không nhồi nhét sẽ dễ gây tắc máy, cháy hỏng thiết bị
- Vận hành “chuẩn đét” theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau 1h cày kéo, bạn nên để máy nghỉ ngơi chừng 30′ hãy tiếp tục
- Luôn ngắt điện trước khi lau chùi. Với những bộ phận nằm gần hệ dây dẫn, bạn nên vệ sinh bằng khăn ẩm chứ không nên xả nước trực tiếp. Vì như vậy sẽ dễ gây chập cháy hoặc rò rỉ điện khi sử dụng
- Bảo dưỡng hằng tháng để nếu có vấn đề phát sinh chúng sẽ được can thiệp ngay và luôn. Không nên đợi đến khi máy hỏng hóc mới đem đi tút tát, bảo trì.
Qua những thông tin về cách sử dụng và cấu tạo máy ép nước mía, bạn đã có thể nhìn thấu từ trong ra ngoài dòng thiết bị ưu tú này rồi phải không? Và đây sẽ là bàn đạp để chúng ta có thể khai thác triệt để công năng mà vẫn vẫn bảo toàn được tuổi thọ, độ bền đẹp của con máy đang xét.