Phở tái gầu đã chẳng còn xa lạ gì với những tín đồ mê ẩm thực Việt. Dù cho là sáng sớm, ban trưa hay chiều tối thực khách đều có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của nước dùng đậm vị, gầu bò mềm ngọt.
Giờ đây chỉ với công thức và cách nấu cực đơn giản bạn đã có ngay món ăn ngon tuyệt này tại gia mà không cần phải ra ngoài tiệm.
1. Những điều ít ai biết về phở bò tái gầu
Nói về phở Việt Nam thì có đủ loại, mỗi loại lại được kết hợp những nguyên liệu riêng mang đến hương vị đặc trưng và phở gầu bò là đại diện tiêu biểu cho điều đó.
Món ăn có cái tên gọi nghe 1 lần là nhớ nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thứ phở độc đáo này.
1.1 Nguồn gốc
Theo như nhiều tài liệu nghiên cứu, phở tái gầu cũng như những món phở khác có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, cụ thể là đất Hà Nội, Nam Định xưa.
Tuy nhiên, để xác định thời điểm ra đời của món ăn thì chẳng ai có thể biết chính xác. Chỉ biết rằng từ thế hệ ông bà, cha mẹ lớn lên thì phở bò tái gầu đã có rồi và cứ thế ngày càng trở nên phổ biến.
Theo thời gian, phở gầu bò mang vị đậm đà, cách nấu độc quyền cứ thế mà len lỏi trong tâm trí biết bao thế hệ.
Mỗi lần thưởng thức, người ta lại thêm yêu thêm nhớ một thời dĩ vãng tươi đẹp đã xa.
1.2 Hình thức bài trí
Bất cứ một món ăn nào cũng vậy, đi kèm với mùi vị thơm ngon thì hình thức trình bày cũng quan trọng không kém. Dù có ngon mà hình thức không thu hút thì sẽ làm giảm đi phân nửa chất lượng.
Thưởng thức phở bò, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi món phở bắt mắt đến lạ khiến người ta nhìn thôi cũng đã muốn dùng ngay lập tức.
Vẻ ngoài của món ăn là sự tổng hòa giữa các tầng màu sắc đan xen một cách hài hòa giữa các loại nguyên liệu cũng như ý đồ sắp xếp của người nấu.
Thoạt nhìn từ xa là một tô phở đầy ụ với khói tỏa nghi ngút cùng lớp men sứ đường nét đầy tao nhã. Quan sát kỹ hơn vào trong tô, đập vào mắt thực khách là sắc xanh dịu mát của hành lá và các loại rau thơm.
Màu nước dùng thì đậm chứ không trong như phở gà. Ẩn hiện bên dưới là màu trắng của sợi phở, hành tây cùng màu nâu đỏ nhạt của miếng bò thái mỏng.
Có thể nói, màu sắc tinh tế của món ăn đã tạo nên sức quyến rũ rất riêng.
1.3 Hương vị đặc trưng
Phở gầu bò có nước dùng màu đục và vị cũng đậm hơn. Được ninh từ xương ống bò trong nhiều giờ cho ra hết chất tủy, kết hợp với một số gia vị như: hồi, quế đã khiến cho nước dùng có hương thơm đầy quyến rũ.
Nếu để ý bạn sẽ thấy về mặt cảm quan, trên mặt nước dùng sẽ lóng lánh váng mỡ nhẹ. Khi ăn thì có 1 chút vị béo ngậy nhưng không hề gây ngán.
Phần gầu bò được xem là linh hồn của món ăn. Thịt đan xen phần mỡ và phần nạc đan xen được thái lát dày theo thớ rồi đen trần tái.
Bạn sẽ bị mê hoặc bởi vị ngọt tự nhiên của bò, độ dai vừa phải, có chút béo từ mỡ làm miếng thịt không bề bị khô, ăn cực đã miệng.
Bên cạnh đó là sợi phở chế biến thủ công cho độ dài mềm cân đối, ăn không hề bị bở. Để món ăn thêm dậy mùi thì còn có thêm phần rau gia vị như húng quế, giá đỗ, ngò rí,… hay ăn thêm quẩy chiên khiến phở ngon x10 lần.
➤➤➤ AI CŨNG CLICK XEM: Cách nấu phở bò miền nam
2. Cách làm phở tái gầu ngon, cực đơn giản tại gia
Các món phở được xem là tinh hoa của ẩm thực Việt nên nhiều người thường cho rằng để chế biến đòi hỏi sự công phu. Thực tế nấu phở bò tái gầu không hề khó như thế.
Thay vì phải lặn lội ra hàng quán với nỗi lo về an toàn, bạn có thể xuống bếp nấu món phở chuẩn vị với nguyên liệu dễ kiếm
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Xương ống bò:
- Thịt gầu bò:
- Sợi phở tươi
- Hành tây
- Gừng
- Hành tím
- Tỏi
- Gia vị nấu phở: sá sùng, hoa hồi, quế khô, la hán, thảo quả, đinh hương,…
- Bánh quẩy
2.2 Các bước làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Các nguyên liệu sau khi mua về thì đem đi rửa thật sạch sẽ với nước để loại bỏ đất cát, bụi bẩn:
- Phần xương ống bỏ đem về chặt khúc rồi tách đôi để tách phần tủy ra ngoài. Sau đó, rửa xương với muối và giấm ăn để làm sạch. Bạn có thể trụng xương sơ qua với nước sôi để khử cho hết mùi hôi, vớt ra để ráo.
- Gầu bò cũng được sơ chế tương tự như với xương ống. Sau khi làm sạch dưới vòi nước, đem đi luộc sơ, vớt ra ngay.
- Rau sống nhặt bỏ phần gốc, cọng già, lá vàng héo rồi đem xả hết bụi bẩn với nước muối rồi, vớt ra cho ráo.
Bước 2: Nấu nước dùng đặc trưng
- Nấu nước dùng là công đoạn tốn khá nhiều thời gian, muốn nước dùng chuẩn vị thì phải đầu tư công sức.
- Đầu tiên, cho phần xương ống bò đã làm sạch vào trong một chiếc nồi 2 ngăn nấu phở.
- Đổ nước ngập hơn 1/2 nồi là được, đem đi hầm trong khoảng từ 6 – 8 tiếng để xương được nhừ, tiết ra độ ngọt.
- Trong thời gian đợi nước sôi thì tranh thủ cho gừng, hành tây, hồi, quế, đem đi nướng hoặc rang để tạo mùi.
- Tiếp đến cho từng loại vào vải sạch hoặc các túi lọc nhỏ và bọc cho thật kín.
- Khi nước trong nồi phở điện bắt đầu sôi, bạn tiến hành vớt bọt, giảm nhỏ lửa và thả phần túi lọc đựng hành tây, gừng, các gia vị như hồi, quế, sá sùng…. vào ninh cùng. Tác dụng của việc này là giúp cho nước dùng có màu sẫm đặc trưng, vị ngọt đậm đà hơn.
- Khi xương đã nhừ thì cho tiếp phần gầu bò, tủy xương được tách sẵn vào nấu để tăng thêm độ độ béo cho nồi nước. Lúc này bạn cũng nhớ nêm thêm các loại gia vị thông dụng như muối, hạt nêm,… để cân bằng lại vị.
Bước 3: Xử lý gầu bò
- Gầu bò sau khi thả vào trong nồi nước dùng thì căn thời gian khoảng 30′ để thịt chín vừa tới, vớt ngay ra thau nước lạnh để giữ được độ ngọt tự nhiên.
- Khi chuẩn bị thưởng thức thì đem gầu bò đi thái lát. Thịt có ngon, có ngọt hay không thì hoàn toàn dựa vào đường dao của bạn.
Lưu ý: Không được thái quá dày, khi ăn bị dai. Cũng không quá mỏng khiến miếng thịt bị vụn. Hãy thái dọc theo thớ thịt với độ dày chừng 3mm, chiều dài khoảng 5cm là được.
Bước 4: Trang trí và hoàn thiện món phở
- Công đoạn cuối cùng để nấu phở tái gầu là trang trí và hoàn thiện. Bước này đòi hỏi ở bạn một chút tư duy thẩm mỹ và độ khéo léo nhất định.
- Phần sợi phở được đem trụng với nước sôi rồi đem ra cho vào trong tô, xếp lên phía trên các lát gầu bò.
- Có thể xếp chụm đầu các miếng thịt lại với nhau sao cho phần đuôi xòe ra.
- Hành tây đem đi cắt sợi, hành lá có thể để đầu hành hoặc đem đi cắt nhỏ rồi cũng xếp chồng lên lớp thịt.
- Múc nước dùng còn nóng, xối đều lên phần nguyên liệu bên trong tô đến khi ngập sâm sấp miệng là được.
- Chuẩn bị thêm rau sống, chanh, ớt, bánh quẩy để ăn kèm. Rau sống đặt vào trong rổ nhỏ, chanh và ớt thái lát.
- Bánh quẩy thì cắt khúc chiên qua dầu để giữ được độ giòn, trình bày lên đĩa.
- Cuối cùng, dọn tất cả để cùng với bạn bè và người thân thưởng thức thành quả.
2.3 Thành phẩm
Để đánh giá món phở có ngon hay không thì phần nhìn phải hài hòa về màu sắc giữa các nguyên liệu. Phần nước dùng màu đậm có váng mỡ nhưng không quá nhiều, tỏa ra hương thơm đặc trưng của hồi, quế kết hợp với mùi thịt bò.
Mặt khác, tô phở phải có độ nóng nhất định, nước dùng đậm đà có vị béo nhưng không ngậy được ninh từ phần tủy bò.
Phần thịt dai dai, mềm mềm không bị nát, chín vừa tới cho vị ngọt kích thích vị giác. Sợi phở phải có màu trắng tự nhiên, ăn dai mềm, không bị bở nát.
Khi đáp ứng được cả phần nhìn và phần vị theo các yếu tố kể trên là bạn đã thành công khi nấu món phở này rồi đấy.
3. 3 lưu ý khi làm phở bò tái gầu ngon để bán đắt khách
3.1 Lựa chọn nguyên liệu
Chọn nguyên liệu tươi ngon giúp cho món ăn giữ được cái hồn khi nấu. Bạn phải luôn đảm bảo xương, gầu bò, các loại gia vị khô, rau sống luôn đầy đủ và tươi mới có nguồn gốc xuất xứ, HSD rõ ràng.
- Chọn xương bò
Nước dùng chuẩn vị nhất là khi được ninh từ xương ống trong khoảng 7h. Xương ống bò đảm bảo nước dùng ngọt, có vị béo vừa phải.
Nên dùng xương mới mua, tránh hầm từ loại đông đá hoặc bốc mùi khó chịu.
- Chọn thịt gầu bò
Gầu bò chọn phải tươi, màu đỏ, tốt nhất là mua loại mới mổ xong. Phần thịt này nên chọn loại có lượng nạc và mỡ gần bằng nhau. Khi ăn không bị dai, vẫn có được độ mềm, độ ẩm nhất định.
- Chọn sợi phở và gia vị nấu
Giờ đây bạn không còn khó khăn khi mua sợi phở cũng như các loại gia vị như thảo quả, hồi, quế, đinh hương nữa. Các nguyên liệu này đều có bán ở các tạp hóa hay siêu thị.
Khi chọn sợi phở nên mua loại có màu trong, không phẩm màu để khi nấu không bị nát, vẫn giữ được độ dài mềm cân đối. Nếu mua được sá sùng thì nước dùng sẽ ngọt hơn.
3.2 Chú ý thời gian nấu
1 lưu ý quan trọng khi làm phở bò tái gầu là thời gian nấu đặc biệt là công đoạn ninh xương. Món phở ngon thì nước dùng chiếm đến 50%, thời gian hầm đủ lâu để tạo độ ngọt là từ 6 – 8 tiếng.
Vì vậy, nếu bạn nấu ở nhà cho gia đình thì nên cân nhắc hầm buổi sáng để ăn chiều hoặc nấu vào ngày cuối tuần.
Khi nấu gầu bò cần chú ý luộc thịt chín vừa tới để đảm bảo hài hòa giữa độ dai và độ mềm. Thời gian luộc lý tưởng là từ 30 – 40 phút đối với miếng thịt to.
Trong quá trình luộc cũng cần quan sát để xác định gầu bò đã chín hay chưa. Cần theo dõi để tránh nấu quá lâu làm miếng bò bị dai.
3.3 Đa dạng đồ ăn kèm cho thực khách
Đồ ăn đi kèm với món phở cũng rất đa dạng từ các loại rau sống, gia vị cho đến bánh quẩy. Mỗi người lại có những sở thích khác nhau về đồ ăn kèm.
Vậy nên bạn có thể chuẩn bị nhiều loại rau sống như bắp chuối, giá đỗ, ngò rí, tía tô, xà lách,… để thực khách thoải mái chọn lựa.
Về gia vị thì nên có chanh, ớt tươi, sa tế, tương ớt, giấm tỏi để thêm vào khi ăn. Và nhất định nên có thêm bánh quẩy chiên vì ăn chung với phở rất hợp, dai dai, giòn giòn mà chẳng sợ bị béo.
Nấu món phở tái gầu không hề khó như tưởng tượng của nhiều người. Nhưng để ngon thì cần đầu tư thời gian, công sức và áp dụng ngay công thức chúng tôi đã chia sẻ.
Một món ăn ngon xuất sắc, nguyên liệu dễ mua, chế biến đơn giản như thế thì ngại gì không vào bếp nấu đãi gia đình, bạn bè phải không nào?