Ăn phở có nổi mụn không khi mà cứ bữa nào ăn phở là y rằng hôm sau mọc mụn? Đừng vội “đổ oan” cho món ăn bình dị này mà hãy tìm hiểu nguyên nhân chính xác. Tất nhiên, nếu hấp thụ thực phẩm kém lành mạnh thì mụn hoành hành là chuyện thường tình.
1. Giải đáp nhanh: Ăn phở có nổi mụn không?
Không! Phở không phải là nguyên nhân khiến da bị nổi mụn. Nếu truy cứu lý do thì nhưng bạn hay ăn thường xuyên sẽ có nguy cơ bị mụn cao hơn. Bởi phở bò, gà hay nấu kiểu khác thì cũng có chất béo không tốt. Điều này khiến độc tố tích tụ lại, khiến da bị xỉn màu, thậm chí gây mụn. Với ai thỉnh thoảng chỉ ăn 1-2 bữa thì chắc chắn không phải do phở làm mọc mụn.
Các món hủ tiếu, bún, phở,… nói chung đều cung cấp lượng lớn calo và protein. Nếu bổ sung ở mức vừa đủ thì rất có ích cho sức khỏe và tăng năng lượng hoạt động. Thế nhưng, lạm dụng quá mức sẽ gây ra hệ quả như thừa cân, béo phì, da mặt sần sùi,… Và còn tăng khả năng mắc các bệnh về mỡ máu, huyết áp,…
➤➤➤ NÊN XEM: Sau sinh ăn phở được không
2. Tư vấn cách ăn phở không sợ nóng trong nổi mụn
Dưới đây là 1 số tips phòng tránh việc mụn hoành hành mà vẫn thưởng thức phở thoải mái.
2.1 Uống đủ nước, tập luyện điều độ
Bạn không cần thực hiện chế độ khắt khe như các gymer. Thay vào đó, hãy chạy bộ hoặc dành 30” thể dục mỗi ngày là đủ. Không nên nghĩ việc tập luyện nặng nhọc mà nản chí ngay khi chưa bắt đầu. Ngoài ra, bổ sung tối thiểu 2L nước mỗi ngày (nước lọc, không tính các loại từ rau, củ, canh,…).
2.2 Hạn chế ăn phở gói
Phở ăn liền luôn có các chất phụ gia, bảo quản. Tuy đã được chứng nhận về độ an toàn nhưng nên hạn chế. Nếu vô tình tạo thành thói quen dùng các thực phẩm đóng gói thì hậu quả sẽ cực kỳ nguy hại. Nếu dùng thì nên chần bánh phở qua 1 lượt nước, sau đó đun nước mới. Và không dùng gói gia vị bên trong.
2.3 Kết hợp ăn phở với thực phẩm tươi mát
Dùng thêm nhiều rau xanh khi ăn phở sẽ giúp cân bằng dưỡng chất, bổ sung vitamin. Hoặc bạn có thể ăn thêm các loại hoa quả ít đường như dâu tây, bưởi, bơ, chanh leo,…
2.4 Chần sợi phở qua nước sôi
Sợi phở tươi hay khô thì đều phải chần qua nước sôi để loại bỏ những chất không tốt. Hơn nữa, khi chần sẽ giúp các sợi giữ được độ nóng lâu dài hơn. Đó chính là lý do vì sao các quán ăn luôn có nồi phở điện, giữ nước nóng liên tục.
Cách này áp dụng cho các loại mì gói nữa bạn nhé. Bất kể loại mì nào cũng nên chần và bỏ lượt nước đầu tiên. Bắt đầu thưởng thức từ lượt nước sau, vậy sẽ đảm bảo cho sức khỏe hơn nhiều.
✖✖✖ NÊN THAM KHẢO: Cách nấu phở bò sốt vang miền bắc
3. Cách làm phở ăn thơm ngon, không lo mọc mụn
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Phở tươi
- Củ cải, cà rốt
- Thịt thăn bò (không bắt buộc)
- Nấm, giá đỗ,…
- Quế, hồi, hạt mùi,…
- Gia vị thông dụng, hành tím, gừng,…
- Hành lá, mùi ta,…
Cách nấu này khá linh động trong việc kết hợp nguyên liệu. Vì các loại thực phẩm kể trên đều lành tính, không gây dị ứng.
- Mua thịt bò ngon:Thịt bò dùng ăn phở nên ưu tiên thăn, nạm và bắp. Nếu muốn ăn chín thì dùng nạm, tái thì lấy thăn, bắp sẽ tạo vị ngọt, mềm mọng. Khi chọn mua thì lưu ý về màu sắc cũng như độ đàn hồi trên bề mặt thịt. Ấn tay xuống sẽ thấy độ căng nhất định và không bị lõm vào trong. Đặc biệt, không mua thịt ôi, hơi gây mùi và đã bị chảy nhớt.
- Củ cải: Nên mua loại có kích thước đều nhau, không bị nứt hay dập nát bên ngoài. Ưu tiên dùng củ cải ta, đường kính thân khoảng 3-4cm là vừa đủ.
- Cà rốt: Tìm mua củ có màu cam đậm, thuôn dần về gốc. Không nên mua những loại có nhiều rãnh hay bị thâm, đen bên ngoài.
- Không dùng thịt bò thì có thể thay bằng nấm rơm, đậu phụ, váng đậu (tàu hủ ky),… như cách làm bên dưới.
3.2 Các bước chế biến
Nếu ăn chay, bạn hoàn toàn có thể tiến hành theo các bước được mô tả sau. Nếu ăn thịt thì cứ thay đổi theo ghi chú trên nhé!
B1: Hầm nước dùng
- Củ cả, cà rốt loại bỏ vỏ, cắt thành các khúc dày 3cm đều nhau.
- Cho vào nồi nước, đun sôi, hớt bọt (nếu có). Sau đó giảm lửa và hầm khoảng 20-30”.
- Quế, hạt mùi, hồi rang chín và cho vào túi lọc. Gừng, hành nướng thơm, loại bỏ phần cháy sém và để chung 1 túi với hương liệu.
- Buộc kín túi lại và thả vào nồi sau khi đã hầm được 20”. Đun thêm 10-15” nữa thì tắt bếp.
- Gan nước riêng và điều chỉnh gia vị cho vừa miệng.
B2: Chuẩn bị topping
- Hành lá, mùi ta bỏ gốc và lá vằng, cắt nhỏ. Đầu hành chẻ làm 2 và để riêng.
- Cắt nấm làm 2-4 phần (tùy kích thước). Sau đó, xào sơ 2 nguyên liệu này với 1 chút hạt nêm. Hoặc chỉ cần chần với nước sôi tới khi chín.
- Trụng bánh phở, rây qua nước lọc lạnh và đổ vào tô. Bày nấm và giá đỗ lên trên.
- Thái thịt bò thật mỏng và trải đều tô phở (ăn chay thì bỏ qua). Cuối cùng là đầu hành, hành lá và mùi ta.
B3: Hoàn thiện món ăn
- Đun sôi nước dùng, giữ cho nước luôn nóng hổi. Nếu muốn ăn thịt bò chín thì nên trụng trước đó.
- Vắt thêm chút chanh (tùy ý). Không nên dùng ớt nếu không muốn bị ảnh hưởng tới làn da. Hoặc nếu thích thì chỉ cho vài lát ớt tươi thôi nhé!
3.3 Thành phẩm
Nước phở thơm mùi hồi, quế,… không bị váng mỡ nổi nhiều trên bề mặt. Vị ngọt thanh từ rau củ, kết hợp với thịt bò mềm mềm, bổ dưỡng. Sợi phở dai, kéo sợi mà không bị bở hay đứt gãy. Tô phở có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc của các loại nguyên liệu. Ăn ngay khi nóng sẽ ngon hơn, vì phở ngon đến mấy thì ngâm lâu trong nước cũng bị nát.
Sau khi đọc, bạn có thể yên tâm vì đã trả lời được câu hỏi ăn phở có nổi mụn không. Nội tiết tốt bên trong là 1 phần nhưng cách skincare cũng cần chú ý nhé! Trước hết cần nắm bắt bạn thuộc loại da gì, khi đó mới chọn đúng mỹ phẩm và liệu trình. Tốt nhất nên hạn chế ăn đồ chiên rán hay những món có gia vị cay nồng.