Mặc dù cách đong nước nấu cơm rất dễ nhưng không phải ai cũng tường tận. Phần lớn chúng ta đều cho nước vào nồi một cách cảm quan, không tuân theo công thức nào cả. Vậy nên thành quả tạo ra cũng “thất thường” như cách gia giảm nước này vậy.
1. Đong nước nấu cơm khiến nhiều người nội trợ “nao núng”
Phần lớn các sự cố không mong muốn khi nấu cơm như khê, cháy, khô, nhão… đều do đong nước sai cách mà thành, cụ thể như sau:
1.1 Cơm khê cháy
Hẫy tưởng tượng, khi bạn đong một lượng nước quá ít, trong khi đó quá trình đun nấu lại sử dụng nền nhiệt cao. Khi đó, cơm chưa chín thì nước đã không còn.
Phần cơm ở đáy nồi tiếp cận với nguồn lửa lớn nhưng thiếu đi dung môi khiến chúng bị xém lại, làm thành lớp cháy đen.
Lớp cháy này cản trở lượng nhiệt phân bổ lên phía trên. Kết quả là lớp cơm ở mặt trên của nồi vừa sống, vừa ám mùi khê và không có giá trị.
1.2 Cơm khô
Đây là tình trạng bạn cho nước vừa đủ để cơm chín nhưng lại hơi thiếu ẩm để cơm có thể chín nục. Và thành phẩm tạo ra mặc dù không bị cháy xém, không có mùi khó chịu nhưng rất khô và khó ăn.
Trong TH kinh doanh thì dù các món khác được nấu hấp dẫn đến nhường nào, cơm khô vẫn có thể khiến bạn mất khách.
1.3 Cơm nhão
Ngược lại với trường hợp trên, nếu cho nước quá tay, mất kiểm soát thì nồi cơm sẽ dư thừa ẩm. Cơm không những chín mà còn vỡ nát, biến dạng, chuyển thành khối đông đặc như cháo.
Điều này khiến cơm nhạt thếch, mất đi vị ngọt và độ tơi xốp. Và trong kinh doanh, chỉ cần 1 lần cửa hàng mắc phải sai lầm này thì danh tiếng sẽ đi hết.
➤➤➤ CHIA SẺ: Hướng dẫn nấu cơm bằng bếp ga
2. 3 cách đong nước nấu cơm nhanh, đơn giản, phổ biến nhất
Để tránh tình trạng đong nước không đúng chuẩn, tác động đến chất lượng cơm, hãy áp dụng 2 mẹo nhỏ dưới đây:
2.1 Ước lượng bằng lóng tay
Đây là cách đo lường cực phổ biến trong dân gian, truyền lại qua nhiều đời cho đến ngày nay. Cụ thể, khi cho 1 lượng gạo bất kỳ vào trong nồi thì lượng nước phù hợp sẽ cao hơn lượng gạo cỡ một đốt ngón tay.
Trong phần lớn các trường hợp, phương pháp này phát huy hiệu quả tốt. Tuy nhiên nó lại là vấn đề lớn nếu sử dụng nhiều loại gạo riêng biệt.
Ngoài ra, khi lượng gạo càng lớn thì cách đo trên càng khiến cơm bị khô và ngược lại.
2.2 Ước lượng bằng mắt thường
Đong nước cho cơm thì có những bí quyết “bất hủ” nhưng không phải loại gạo nào cũng áp dụng được. Lần đầu nấu nên ước chừng mực nước trên bề mặt gạo khoảng 0.5-0.8cm.
Nghiêng nồi để check mức nước xem gạo ngập nước đều cả trên và dưới hay chưa. Lần sau chỉ cần căn cứ vào mức đong đó, thêm thắt sao cho đúng kiểu cơm gia đình yêu thích.
2.3 Đong theo tỷ lệ chuẩn xác
Khi nhìn vào lòng trong của ruột nồi có chia vạch theo các cấp độ: 2 – 4 – 6 – 8… Điều này được hiểu là nếu đổ 2 cốc gạo thì sẽ đổ mực nước chạm đến vạch 2.
Nếu dùng 6 cốc gạo thì bạn cần đổ nước chạm đến vạch 6.
Đây là cách đo lường theo tỉ lệ chuẩn xác nên thành phẩm rất đảm bảo, trừ khi đặc tính gạo quá nở hoặc quá dẻo.
Tuy nhiên, chúng chỉ có ý nghĩa nếu giữ được chiếc cốc đong gạo do NSX cung cấp khi mua về.
✔✔✔ THAM KHẢO CÁCH: Nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện
3. Một vài lưu ý khi đong nước nấu cơm bằng nồi cơm điện
Khi đong nước để nấu bằng nồi cơm điện, nên chú ý đến những điểm quan trọng sau:
3.1 Xác định chuẩn độ khô dẻo của gạo
Như đã chia sẻ ở trên, với cùng 1 lượng nước cho vào, nhưng với độ khô – dẻo của gạo khác nhau cũng sẽ cho những kết quả khác nhau.
Cụ thể, với các loại gạo nở và khô như: xi, khang dân, 504, 203… thì nên cho nhiều nước hơn so với khuyến cáo.
Với các loại gạo dẻo, cần ít nước thì nên tiết chế hơn để có được thành phẩm như ý. Không nên đánh đồng tất cả các loại gạo, áp dụng chung 1 công thức cho tất thảy nguyên liệu sẽ gây phản tác dụng.
3.2 Vo gạo đủ sạch trước khi đong nước
Việc vo gạo trước khi nấu nhằm 2 mục đích.
- 1 là giúp gạo sạch hơn, loại bỏ tạp chất, vỏ trấu và cả những vi sinh vật gây hại.
- 2 là giúp gạo có độ mềm tương đối, khi chế biến vừa chín nục, vừa tơi xốp và dậy mùi.
Lưu ý, mặc dù để làm sạch nhưng bạn không nên vo gạo nhiều hơn 2 lần, tránh chà xát bề mặt. Phần lớn vitamin nhóm B nằm ở lớp cám bên ngoài hạt gạo.
Vậy nên, nếu làm vậy gạo sẽ mất dần chất dinh dưỡng. Chỉ cần ngâm ít phút trong nước, dùng tay đảo nhẹ, nhặt bỏ vụn cặn, vỏ trấu, gạn bỏ nước là đảm bảo yêu cầu.
3.3 Lau sạch nước vỏ nồi rồi mới đem nấu
Khi dùng nồi cơm điện, cần đặc biệt chú trọng đến độ khô ráo vì càng ẩm thì khả năng nhiễm điện, rò rỉ điện gây cháy nổ, mất an toàn khi sử dụng càng cao.
Trong đó, sai lầm thường gặp nhất của rất nhiều người là không lau sạch nước ở mặt ngoài ruột nồi, gây nổ lẹt đẹt, dễ chập điện.
Và để phòng ngừa những rủi ro trên, đừng quên dùng khăn khô thấm sạch nước còn vương trên ruột nồi trước khi cho vào bên trong.
4. Bí quyết hạn chế tối đa tình trạng “Trên sống dưới khê bốn bề nhão nhoét”
Vệc làm chín cơm trực tiếp bằng nước luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rình rập và khả năng nhão cơm, khô cơm hay khê cháy là rất dễ xảy ra.
Với những người nấu đã quen tay thì không sao. Nhưng với người mới hoặc khi thay đổi lượng gạo, loại gạo thì sự cố sẽ rất dễ lặp lại.
Và thấu hiểu rõ điều đó, nhiều chủ nhà hàng, quán ăn hiện nay đã ngăn ngừa vấn đề này bằng cách nâng cấp thiết bị – Dùng tủ nấu cơm inox
Chẳng những chế biến cơm ngon với chất lượng như ý, hiệu suất thu thành phẩm của thiết bị còn chạm ngưỡng 100% do không bị hao hụt vì khê, cháy.
Dùng bao nhiêu gạo sẽ thu được bấy nhiêu thành phẩm. Ngoài ra, thời gian đun nấu lại cực nhanh, chỉ 40-45 phút là cho ra lò mẻ cơm với hàng trăm suất, giúp hỗ trợ đắc lực vào công việc kinh doanh.
Đặc biệt, ngoài nấu cơm, thiết bị còn được dùng để chế biến nhiều món ăn khác như bánh bao, gà, sườn, rau quả…vv. Để đa dạng hóa thực đơn phục vụ khách mà không cần phải trang bị quá nhiều loại nồi.
Với cách đun nấu này, các dưỡng chất bên trong nguyên liệu sẽ được giữ lại 100%
Với những cách đong nước nấu cơm mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn sẽ giảm thiểu được các sự cố không mong muốn khi chế biến nguyên liệu này.
Tuy nhiên, nếu hướng tới mục tiêu kinh doanh thì cần gì phải đong nước lỉnh kỉnh, chọn tủ nấu cơm 8 khay mới đích thị là cách làm thông minh