Bán bún riêu hay bất kỳ món ăn nào trong ngành F&B thì để thu về lợi nhuận khủng trước hết phải tạo ra được hương vị hấp dẫn, đặc trưng. Vậy bạn đã biết cách nấu bún riêu kinh doanh thu tiền triệu mỗi ngày hay chưa? Đáp án sẽ được Inox Quang Huy bật mí ngay bên dưới.
1. Kinh doanh quán bún riêu có lãi không?
Bún riêu cua dân dã kết hợp hài hòa các nguyên liệu từ đồng ruộng như: cua, bún, các loại rau và gia vị thân quen. Cách chế biến kỳ công với đủ thành phần nên so với bún giò heo, bún xương, bún ốc, bún chả thì món này giá đắt hơn chút đỉnh. Trung bình, 1 tô bún riêu bình thường có giá từ 25 – 30K. Một số quán có thêm topping chất lượng thì giá từ 35 – 40K/tô.
Với mỗi tô bún riêu cua hoặc bún riêu thịt bán ra, trừ hết đi các chi phí đầu vào thì người bán lời từ 7 – 15K. Theo chia sẻ của chủ quán bán lâu năm, tùy theo quy mô kinh doanh mà doanh thu cũng như tiền lãi sẽ khác nhau. Quán vừa và nhỏ phục vụ từ 60 – 80 khách/ngày thì thu 20 – 25 triệu tiền lãi mỗi tháng. Những quán lớn hơn có thể thu đến 40 – 50 triệu tiền lãi.
Như vậy có thể thấy, mở quán bán bún riêu là mô hình kinh doanh đem lại cho người chủ số tiền lên tới 8 con số mỗi tháng. Tuy nhiên, để đạt được điều này, bạn phải thật sự tâm huyết, nắm vững những tuyệt chiêu để tồn tại lâu dài trong nghề.
2. Mách bạn cách nấu bún riêu kinh doanh thơm ngon đậm đà ăn là mê!
Suy cho cùng để gặt hái được thành công trong kinh bún riêu cua thì mấu chốt vẫn nằm ở chất lượng, mùi vị của món ăn. Khách hàng có ở lại với quán hay không thì 80% quyết định nằm ở độ ngon của món bún. Vậy nên, dù làm gì cũng hãy học cách nấu bún riêu cho đậm đà, ngon mê ly, hút khách bạn nhé!
2.1 Nguyên liệu
Chỉ cần ngó qua tô bún riêu màu sắc sặc sỡ, bắt mắt bạn có thể trông thấy đủ các loại topping. Từ riêu cua, bún, huyết, đậu chiên cho tới giò heo và các loại rau. Tùy theo từng nơi mà sẽ có cách nấu riêng nên phần topping cũng có sự khác biệt đôi chút.
- Bún tươi:
- Cua đồng:
- Trứng gà:
- Xương ống heo:
- Tôm khô:
- Huyết:
- Me chua:
- Hành lá, hành tím, tỏi băm, rau mùi
2.2 Cách làm chi tiết
Bước 1: Sơ chế
- Phần nước hầm xương:
- Xương heo dùng muối chà cho sạch hết các chất bẩn rồi đem luộc sơ qua nước sôi cho bớt mùi.
- Lấy xương ra rửa lại với nước rồi xếp vào nồi lớn. Cho nước ngập 2/3 nồi, thêm muối và đun với lửa vừa.
- Khi nồi hầm xương sôi thì vặn nhỏ lửa lại và đun tiếp chừng 40 – 60’.
- Phần cua đồng:
- Mua cua đồng về bạn ngâm chúng với muối trong thời gian chừng 3 – 4h để nhả bớt chất bẩn và nhớt.
- Phần gạch cua bạn nêm vào đó một chút muối và tiêu.
- Phần mai cua dùng cối hoặc dùng máy xay để giã cho nhuyễn.
Bước 2: Nấu nước dùng
- Đem phần nước lọc mai cua đi đun sôi với lửa nhỏ. Sau đó, thêm vào nồi muối, đường, hạt nêm
- Cà chua bổ cau đem đi xào cho thơm rồi đổ hết vào nồi nước lọc cua. Bạn nêm tiếp mắm tôm, nước mắm vào cho đậm vị.
- Cho phần gạch cua vào nồi và nấu đến khi chín. Khi thấy toàn bộ phần gạch đã chín, nổi lên bề mặt thì đem vớt ra ngoài.
- Đổ nước lọc cua đã đun vào trong nồi nước hầm xương lúc đầu, đun chừng 30’ với lửa nhỏ.
- Phi thơm hành tỏi rồi đổ vào nồi nước dùng để tạo màu cho đẹp
- Khi chuẩn bị ăn thì thêm 1 chút nước cốt me chua để tạo vị đặc trưng cho nồi nước dùng.
Bước 3: Làm chả tôm thịt
- Tôm khô lột vỏ ngâm cho nở rồi đem đi xay nhuyễn.
- Bạn trộn phần tôm xay với thịt xay, trứng gà, hành lá, gia vị….
- Chia hỗn hợp trên thành các miếng nhỏ và đem hấp hoặc thả thẳng vào nồi nước nước dùng.
Bước 4: Hoàn thiện món bún riêu
- Trụng bún rồi xếp vào từng tô. Xếp chả tôm thịt, gạch cua, đậu hũ, huyết, thêm chút hành lá cắt nhỏ lên phía trên mặt bún.
- Múc phần nước dùng nóng hổi và rưới đều lên tô bún.
- Bày biện rau sống, chanh tươi, ớt tươi và mắm tôm, sa tế để ăn kèm.
3. Muốn đắt khách? Đừng quên những tiêu chuẩn này!
Nấu tại gia bạn có thể căn chỉnh khẩu vị nhưng khi chế biến phục vụ thực khách thì không đơn giản như thế. Hãy chú ý tới 3 vấn đề sau để gánh bún riêu của bạn lúc nào cũng đắt khách nhé!
3.1 Nước dùng bún
Nhiều người thường chăm chút nhiều cho phần topping mà quên mất đi độ ngon của món ăn phụ thuộc 40 – 50% vào vị nước lèo. Muốn nấu nước dùng ngon thì trước hết xương ống, cua đồng phải tươi và được sơ chế sạch. Nước dùng bún riêu chuẩn bài thì phần nước có độ đục nhẹ, bề mặt sóng sánh chút váng dầu, vị ngọt đậm tự nhiên phảng phất mùi mắm tôm.
3.2 Chất lượng topping cua đồng
Chắc hẳn nếu đặt ở cương vị là thực khách thì bạn sẽ muốn tô bún riêu có phần topping đầy đặn, chất lượng phải không nào. Theo kinh nghiệm của ông bà xưa thì phần riêu phải làm từ cua thật mới chuẩn. Phần chả tôm thịt phải đậm đà, vừa ăn, không quá mặn cũng không quá nhạt. Đậu hũ và huyết chưng ăn mềm nhưng không bị nhão.
3.3 Các nguyên liệu ăn kèm
Bún riêu ngoài nước lèo đậm vị, chả tôm thịt dai ngọt, cua đồng hàng thật thì còn được ăn chung với:
- Các loại rau sống: Rau xanh ăn cùng món bún riêu cũng lắm loại. Phổ biến, hợp vị hơn cả vẫn là hoa chuối bào, giá đỗ sống và rau muống được đem đi chẻ cọng. Ngoài ra còn chuẩn bị thêm chanh và ớt tươi cho những khách muốn điều vị.
- Mắm tôm: Khi ăn bún riêu không thể thiếu đi mắm tôm. Thứ gia vị này khiến phần nước lèo trong tô bún dậy mùi thơm đặc trưng cũng như tăng thêm độ đậm đà. Bạn nên để ý chọn mua loại mắm tôm ngon, màu tươi, vị đậm có xuất xứ rõ ràng, còn HSD, đạt chuẩn về ATVSTP.
- Trứng vịt lộn: Đây là thứ nguyên liệu ăn kèm bún riêu quen thuộc ở khu vực miền Bắc, mới gây sốt ở Sài thành cách đây không lâu. Trứng vịt lộn luộc không chỉ tạo nên sự mới mẻ mà còn tăng thêm độ đạm cho tô bún. Muốn có phần topping trứng vịt lộn ngon thì phải chọn loại trứng non, mới lộn, chưa mọc lông.
4. Một số mẹo hay giúp nồi bún riêu “thăng hạng”
Nắm vững cách nấu bún riêu kinh doanh với vài mẹo dưới đây giúp tô bún trở nên ngon nghẻ cả về hình thức lẫn hương vị:
4.1 Chọn nguyên liệu tươi ngon
Món ăn muốn ngon thì ngoài công thức chế biến, tay nghề đầu bếp thì cốt lõi nằm ở nguyên liệu. 1 tô bún ngon, hợp vệ sinh thì nguyên liệu từ bún, cua đồng, xương heo, rau sống đến gia vị đều phải tươi, an toàn.
Tốt nhất không nên sử dụng đồ đông lạnh vì dễ làm vỡ kết cấu mùi vị của nước dùng, làm mất các chất dinh dưỡng. Để việc bán buôn thuận lợi, tối ưu chi phí, nên tìm các địa chỉ cung ứng uy tín, tạo mối làm ăn lâu dài.
4.2 Sử dụng nồi nấu bún chuyên dụng
Trước đây, mọi người thường chế biến theo cách truyền thống, đun nấu bằng than tổ ong, củi khô rất tốn công. Người nấu phải thức khuya dậy sớm, ôm đủ mọi công đoạn mới cho ra được bát bún riêu chuẩn vị. Thời thế nay đã khác, sự ra đời của nồi nấu bún là công cụ hỗ trợ hoàn hảo cho những chủ quán.
Sử dụng nồi điện nấu bún, phở chuyên dụng, việc hầm xương rút ngắn chỉ bằng 1/2 so với cách ninh trước đây. Nước dùng được giữ nóng suốt cả ngày mà hương vị được giữ vẹn nguyên. Đặc biệt thiết bị chạy bằng điện thân thiện cho sức khỏe và không gây ngạt khí, an toàn tuyệt đối. Giao diện bóng loáng tạo nên sự chuyên nghiệp cho hàng bún lại thuận tiện lau chùi.
Sản phẩm có nhiều size khác nhau để bạn chọn tùy vào quy mô quán. Đầu tư chiếc nồi 1 lần nhưng bạn có thể dùng lâu dài tới cả chục năm. Nhờ những lợi ích tuyệt vời của thiết bị mà việc kinh doanh bún riêu cua lãi x3, x5 là chuyện không hề khó chút nào.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cách nấu bún riêu kinh doanh thời đại mới giúp hàng bún bán đắt như tôm tươi. Dấn thân vào lĩnh vực F&B đòi hỏi phải có sự nhẫn nại và cái tâm với nghề. Trang bị thêm những tips và kinh nghiệm hữu ích bạn sẽ sớm hái được quả ngọt với thương hiệu bún riêu của mình.