Kinh doanh bánh mì có dễ dàng, “ngon ăn” hay không lệ thuộc rất nhiều vào những gì mà bạn đang có. Đó không đơn thuần là vốn liếng mà còn bao hàm cả những kiến thức, kinh nghiệm mà bạn sàng lọc, tích lũy được.
1. Kinh doanh bánh mì thành công với 9 kinh nghiệm top đầu
Ngay cả khi bạn có tiềm lực kinh tế nhưng thiếu đi kinh nghiệm thì hành trình kinh doanh ắt cũng sẽ gặp nhiều bất trắc. Do đó, hãy ghim lại cẩm nang đặc biệt sau để có khởi đầu thuận lợi bạn nhé!
1.1 Xác định mô hình kinh doanh
Nhắc đến mô hình kinh doanh là nhắc đến 2 phương diện “cầm trịch”, đó là:
- Hình thức ra sao, cố định hay lưu động
- Quy mô ra sao, lớn, vừa hay nhỏ
Để lựa chọn, bạn cần phải nương vào khả năng tài chính, năng lực bản thân. Nếu nguồn vốn dồi dào, có nhiều mối quan hệ để mở rộng giao thương thì bạn có thể ưu tiên việc mở quán cố định trên quy mô lớn. Ngược lại, khi hầu bao không cho phép, vốn đầu tư ít ỏi, cần thu lời nhanh thì mô hình kinh doanh lưu động trên quy mô nhỏ sẽ là lựa chọn “perfect”.
1.2 Chuẩn bị đủ số vốn đầu tư
Khi đã xác định được quy mô buôn bán, việc tiếp theo là chuẩn bị vốn cho hành trình khởi nghiệp. Nếu bạn có đủ tiền để mở quán thì chẳng có gì bằng.
Tuy nhiên, cần phân hóa ngân sách thông minh cho từng hạng mục: thuê mặt bằng, mua nguyên liệu, thuê nhân công, phí điện nước… Như vậy sẽ tránh được tình trạng lạm từ khoản này sang khoản khác và có biện pháp cụ thể để điều chỉnh chi tiêu. Nếu không đủ vốn thì có rất nhiều phương án để bạn lựa chọn như: vay ngân hàng hoặc người thân quen, các tổ chức xã hội… Khi giao dịch chú ý đọc kỹ các điều khoản, giấy tờ rõ ràng để tránh gây hệ lụy về sau.
1.3 Chọn điểm bán bánh mì
Nếu bạn kinh doanh món ăn này mà tọa lạc cửa tiệm ở nơi vắng vẻ hoặc chẳng mấy ai mặn mà với bánh mì thì kiểu gì cũng làm ăn bết bát. Do đó, khi lựa chọn điểm bán cần chú ý đến 3 điều cơ bản sau:
- Thứ nhất, đó phải là nơi đông dân cư, nhiều người qua lại bởi xu hướng chung thì tính tương tác càng cao thì khả năng bắt gặp KH tiềm năng càng cao
- Thứ hai, điểm bán là nơi tập trung nhiều KH xem món bánh mì là món tủ, ví dụ như dân văn phòng, học sinh sinh viên.
- Thứ ba, điểm bán dễ tiếp cận khách, đường đi lại dễ dàng và có mặt tiền thoáng, rộng, định vị ở ngã ba, ngã tư càng tốt
Ngoài những yếu tố cơ bản trên, hãy cân nhắc cả chi phí thuê mặt bằng, đảm bảo giá phải chăng vì bạn không dùng trong ngày một ngày hai mà kinh doanh lâu dài.
1.4 Tìm hiểu công thức làm bánh mì ngon
Tất cả những lời quảng bá hay khâu decor, trang trí cho cửa tiệm đều trở thành chiêu trò nếu như chất lượng món thuộc hàng “lẹt đẹt”. Xét cho đến cùng, điều mà KH quan tâm nhất vẫn là chất lượng món. Nếu hương vị bánh mì chẳng ra gì thì dù ban đầu bạn lôi kéo được bao nhiêu khách, điều chắc chắn là sau này cũng đều rơi rớt cả.
Bởi vậy hãy đầu tư thời gian, công sức vào việc tìm hiểu công thức làm bánh ngon. Có 3 điều bạn cần nhớ khi thực hiện điều này, đó là tích cực tham khảo qua các kênh Online, theo học các khóa đào tạo chuyên nghiệp từ các chuyên gia và kiên trì thực hành.
1.5 Lên thực đơn đa dạng, thịnh hành
Trong khi rất nhiều cửa tiệm kinh doanh dịch vụ theo kiểu mũi nhọn, tại sao chúng tôi lại khuyên bạn nên đa dạng hóa thực đơn? Câu trả lời chính là sự ổn định và khả năng mở rộng tệp KH. Khi menu càng phong phú thì dù khách có khẩu vị ra sao, họ cũng dễ dàng lựa được món ruột của mình.
Thêm nữa, do không lệ thuộc vào bất kỳ món nào trong thực đơn nên doanh thu rất đều và tịnh tiến vững chắc qua thời gian. Ngoài ra đừng quên chú ý đến những món trendy, được người dùng đặc biệt yêu thích để nâng cao doanh số của hàng quán.
1.6 Trang trí, đầu tư trang bị cho quán
Việc decor cho nhà hàng, quán ăn cũng giống như cách chúng ta “tút tát” lại nhan sắc vậy. Mục đích chính là khẳng định mình, thu hút sự chú ý với người đối diện.
Với cửa tiệm cố định nên trang trí đơn giản nhưng có chiều sâu thông qua 1 vài điểm nhấn. Đặc biệt chú trọng logo và lồng ghép hình ảnh món ăn vào chi tiết đặc biệt này. Tông màu sử dụng ưu tiên sắc nóng, ấm để kích thích nhu cầu của người dùng.
Với kinh doanh lưu động, chúng ta nên đầu tư dòng xe bánh mì có thiết kế đẹp mắt, thời thượng và độc đáo, thể hiện nét cá tính riêng.
1.7 Không ngừng nâng cao dịch vụ
Chất lượng dịch vụ thường được đánh đồng với chất lượng món, tuy nhiên độ xịn sò của thành phẩm chỉ là 1 phần trong câu chuyện này. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của rất nhiều phương diện khác như: độ vệ sinh, sạch đẹp của hàng quán; thái độ phục vụ; cách xử lý tình huống; sự tiện lợi khi giao dịch, thanh toán…vv. Thực tế khi khởi nghiệp, bạn càng có mắt nhìn bao quát và quan tâm đến từng tiểu tiết thì càng dễ làm nên chuyện lớn. Nếu không muốn bị đối thủ “vượt mặt” thì hãy không ngừng nâng cao dịch vụ để thắng thế trên đấu trường kinh doanh bạn nhé!
1.8 Lên chiến lược PR marketing rộng rãi
Khi tên tuổi của hàng quán càng nhiều người biết đến thì tỉ lệ quy đổi thành “ngân lượng” càng cao. Bên cạnh đó, khi bạn khai thác trên quy mô nhỏ, chỉ loanh quanh ở cửa tiệm thì trước sau gì cũng vãn khách, doanh số khó bứt phá. Trong 1 diễn biến khác, nếu chú trọng khâu marketing có thể tiếp cận nhiều KH tiềm năng bất chấp khoảng cách địa lý. Khi đó cơ hội kinh doanh sẽ được bẩy cao đáng kể.
1.9 Kết hợp bán hàng đa kênh
Nếu kinh doanh trực tiếp, bạn chỉ bán được cho một nhóm nhỏ KH. Trong khi đó, khi mở rộng “chân rết” sang các kênh khác như: youtube, tiktok, facebook; tham gia hội nhóm, hội chợ, liên kết với bên thứ 3 thì doanh thu sẽ cực khả quan. Đảm bảo khai thác tệp khách hàng “mệt nghỉ”, con đường đi lên của cửa tiệm sẽ cực sáng cửa.
➤ ➤ ➤ CLICK XEM: Địa chỉ bán tủ bánh mì ở Đà Nẵng uy tín nhất
2. Nhận biết và ngăn ngừa rủi ro khi mở bán bánh mì
2.1 Khách ngộ độc, kích ứng với thực phẩm
Nếu khách bị ngộ độc và xác định chính xác là do món ăn của cửa tiệm gây ra, việc đầu tiên cần làm đưa họ đến cơ sở y tế ngay và luôn. Tiếp theo là rà soát căn nguyên xem lý do xuất phát từ nguồn nguyên liệu hay khâu chế biến. Cuối cùng làm rõ trách nhiệm với từng thành viên và thắt chặt lại mọi công đoạn để rủi ro này không tái diễn lại lần nữa.
Nếu khách bị kích ứng thì lỗi chủ yếu do người dùng món, tuy nhiên bạn cũng có 1 phần trách nhiệm nếu như không ghi chú rõ về thành phần các nguyên liệu sử dụng. Không nên đổ lỗi cho khách, thay vào đó là thăm hỏi, đưa khách đến cơ sở y tế nếu cần. Ngoài ra, đừng quên note thông báo chi tiết về các thực phẩm sử dụng khi hoàn thiện món để sau này khách không thể “ăn vạ” bạn nếu hiện tượng dị ứng xảy ra.
2.2 Gian bếp, khu vực chế biến cháy nổ
Dưới đây là 1 số gợi ý hay dành cho bạn:
- Luôn “thủ” sẵn bình chữa cháy và đào tạo nhân viên kỹ lưỡng về chủ đề phòng chống cháy nổ, cách đối phó với từng tình huống xảy ra
- Nhắc nhở nhân viên tắt các thiết bị điện, khóa gas sau khi đã hoàn tất công việc chế biến trong ngày (note giấy nếu cần)
2.3 Thời tiết mưa gió, bất thuận lợi
Mưa nắng thất thường là điều bất khả kháng nhưng thay vì “chịu trận”, đưa ra giải pháp để đối phó với điều kiện bất lợi này.
Cụ thể trong những ngày mưa bão, chúng ta có thể triển khai những chiến lược sau:
- Chuẩn bị lượng nguyên liệu ít hơn bình thường, có thể là 1/2,1/3…. tùy vào tình hình thực tế để tránh tình trạng bán ế do vắng khách
- Tối ưu không gian dùng bữa, vừa an toàn, ấm áp và khô ráo
Kinh doanh bánh mì không phải là 1 ý tưởng mới toanh. Mong rằng, với những kinh nghiệm “chất lừ” mà Quang Huy vừa chia sẻ, bạn sẽ thêm vững tâm khi theo đuổi con đường kinh doanh này.
Nguồn: https://inoxquanghuy.vn