Cách nấu cháo sườn bằng nồi cơm điện được chia sẻ dưới dây cho thành phẩm ngon hơn ngoài hàng. Còn gì tuyệt vời hơn khi có thể tự tay chọn những dẻ sườn tươi ngon. Rồi lại nấu nồi cháo đầy dinh dưỡng, chỉ cần tốn ít thời gian thôi, không hề phức tạp chút nào.
1. Nấu cháo sườn bằng nồi cơm điện tiết kiệm nhiều công sức
Nhiều gia đình dùng nồi cơm điện như bếp đa năng, chế biến được mọi thứ. Cháo sườn cũng không ngoại lệ khi có thể tạo hương vị ngon, chất sánh mịn.
- Tiện lợi, dễ dùng:
Đúng là nồi điện nấu cơm phân thành nhiều nhóm, đa chức năng. Dùng nấu, hầm mọi món đều cho chất lượng ở mức ổn định. Dù sử dụng chiếc basic nhất cũng nấu được nồi cháo ngon lành.
- Tiết kiệm thời gian:
Dùng dụng cụ này sẽ không cần trông coi liên tục, vì cơ chế nấu tự động. Chờ cho cháo nhừ, thực hiện mấy công đoạn sau cuối là xong. Trong thời gian chờ cháo chín, bạn sẽ rảnh tay àm bất cứ việc gì ngoài lề.
- Tiết kiệm điện:
Nồi cơm tiêu thụ số điện cực ít, nấu cháo cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Công suất nồi vẫn vậy, không hề ngốn nhiều hơn, dù đúng là thời gian nấu cháo dài hơi hơn.
✔️✔️✔️ XEM THÊM: Cháo sườn bao nhiêu calo
2. Cách nấu cháo sườn bằng nồi cơm điện nhanh, ngon tại nhà
2.1 Nguyên liệu
- Gạo tẻ
- Gạo nếp
- Sườn heo/sườn non/sườn sụn
- Hành tím
- Tiêu xay, gia vị thường dùng
2.2 Các bước làm
B1: Ngâm gạo
- Trộn gạo tẻ, gạo nếp theo tỷ lệ 1:1, vo cho sạch bụi, trấu, giữ lại nước gạo.
- Ngâm gạo vào chậu riêng tối thiểu 1h, chắt bỏ nước, rũ gạo cho sạch nước cũ.
B2: Sơ chế sườn heo
- Dùng muối chà xát hoặc xóc đều với sườn để khử mùi hôi heo đặc trưng.
- Sau đó ngâm sườn vào nước gạo khoảng 15” để thịt trắng, mềm hơn khi nấu.
- Vớt sườn ra thì không cần rửa nước thêm đâu nhé.
- Chỉ cần vẩy cho thật ráo, trộn cùng ít muối hạt.
B3: Nấu cháo
- Cho sườn vào nồi cơm, thêm 1-2 nắm gạo tùy dung tích nồi.
- Thêm lượng nước vừa đủ, chú ý cách mép nồi tối thiểu 5cm.
- Muốn ăn cháo loãng hay đặc thì căn chỉnh mực nước cho hợp lý.
- Lau đáy nồi bằng khăn khô rồi cho ruột vào vỏ, xoay 1 góc 90 độ.
- Đậy kín nắp rồi bật chế độ Cook.
- Chờ tới khi thấy tiếng nước sôi thì hơi hé nắp nồi, tránh bị trào ra ngoài.
- Chờ đến khi công tắc nhảy về Warm thì đóng chặt nắp lại.
B4: Nêm gia vị
- Thấy sườn nhừ thì vớt riêng ra tô – nếu muốn gỡ thịt, lọc xương.
- Sau đó phi thật thơm hành cùng chút dầu ăn, xào sơ thịt sườn với chút nước mắm.
- Đổ lại và nồi cháo, khuấy cho đều, điều chỉnh vị hợp miệng.
- Nếu không muốn gỡ thịt miếng sườn thì trực tiếp nêm mắm, hạt nêm vào nồi cháo đang nấu.
- Vẫn phi thơm hành – hoặc mua hành khô chiên sẵn, để ăn với cháo khi hoàn thành.
2.3 Thành phẩm
- Cháo sánh, hạt gạo nở + sườn đều được nấu nhừ tơi, hạn chế dùng bột ngọt.
- Khi ăn cắt thêm hành lá+ mùi ta thái nhỏ, chút tiêu xay để vị được đầy đủ hơn.
- Thích các loại topping như trứng cút, chà bông, trứng bắc thảo,… thì thêm nếm tùy nhu cầu.
3. Bật mí mẹo chế biến cháo sườn ngon bằng nồi cơm điện
3.1 Chần sườn trước khi ninh hầm
Sườn được chần sơ để loại bỏ chất bẩn, khử mùi triệt để. Như vậy, sườn cũng đỡ tiết bọt hơn khi nấu thành cháo. Sau khi chần, rửa lại vùng 2-3 lần nước sạch, chờ ráo mới xóc thêm chút muối hạt.
Chỉ nên chần với nước ấm vừa tới, không đun sôi quá lâu sẽ khiến độ ngọt bị thất thoát. Với gạo thì nên rang sơ cho thơm, sau đó xay với mức 1 khoảng 10-15s cho vỡ hạt.
Không thích mùi gạo rang gay xay thì ngâm cho nở khoảng 2-3h với nước mát. Như vậy cháo sẽ ngọt hơn, cho tốc độ chín nhanh, các hạt nở đều.
3.2 Ninh cháo cùng sườn đến khi nhừ
Nếu dùng nồi cháo điện công nghiệp như ngoài hàng quán thì có thể hầm sườn trước, thêm gạo sau. Nhưng dùng nồi cơm điện thì gạo và sườn nên hầm cùng 1 lúc, như vậy sẽ cho chất lượng đều hơn.
Vì mức nhiệt của nồi cơm chỉ có 2 nấc: Warm & Cook, khi đạt ngưỡng nhiệt tối đa, rơ le sẽ nhảy. Vì thế, khó mà hẩm riêng rẽ 2 nguyên liệu, sẽ mất thời gian khá lâu mới chín nhừ cả 2.
Dù dùng nồi cơm có chế độ nấu cháo hay không vẫn nên hầm. Khi hoàn tất chế độ cũng là lúc cháo đạt độ nhừ nhuyễn đúng như mong đợi.
3.3 Nêm nếm gia vị vừa đủ khi cháo chín
Không cho hạt nêm hay gia vị ngay lúc nấu đâu nhé, còn rất nhiều người giữ thói quen này. Ban đầu chỉ cần cho chút muối hạt để các nguyên liệu được thẩm thấu vị đậm thôi.
Khi cháo nhừ đạt yêu cầu mới bắt đầu điều chỉnh hạt nêm, bột ngọt,… Đun và khuấy đều 5-10” là tắt ngay, nếu nấu cùng nước mắm thì chỉ nên thêm vào tầm 3-5” cuối.
Vì hơi nước trong cháo sẽ còn bị cạn, nêm vừa ban đầu, sau khi hầm như nguyên liệu sẽ bị mặn. Cho nước mắm sớm thì đạm sẽ bị thất thoát, dưỡng chất không đủ đầy.
Nấu cháo sườn bằng nồi cơm điện theo hướng dẫn trên đây đảm bảo cho thành phẩm đỉnh của chóp. Giờ thì chẳng cần mua ngoài mới được ăn cháo ngon, thử tự tay chế biến cho hợp gu.