Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất sẽ cùng lúc, giúp bạn tối ưu 3 phương diện. Đó là thời gian hoàn thiện món, công sức bỏ ra và chất lượng thành phẩm về tay.
1. Vì sao nên nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất?
Để nấu cơm gạo lứt, bạn có thể “hô biến” nguyên liệu thành thành phẩm bằng nhiều công cụ hỗ trợ. Nhưng nồi áp suất vẫn được xem là lựa chọn ưu tiên.
- Nấu thuận tiện
Thiết bị vận hành bằng điện, lại có chế độ nấu linh hoạt. Vậy nên khi gia nhiệt, không cần phải đứng kè kè bên cạnh. Quá trình đun nấu diễn ra cực thuận tiện, không mất nhiều công sức của người đứng bếp.
- Tiết kiệm thời gian
Thành phẩm được làm chín bằng hơi và áp suất “cực đỉnh” nên tốc độ ra mẻ siêu nhanh, chỉ gói gọn trong vài chục phút.
Trong khi đó, nếu nấu cơm theo cách thông thường thì thời gian hoàn thiện món có thể kéo dài, thậm chí lên tới 45p/mẻ.
Như vậy, đây chẳng phải là lựa chọn giúp tiết kiệm thời giờ?
- Thành phẩm mềm dẻo
Khi chế biến bằng thiết bị đang xét, nguyên liệu được gia nhiệt trong môi trường khép kín. Lượng hơi nóng bao phủ dày đặc xung quanh chúng.
Do đó thành phẩm thu được chín nục, mềm dẻo mà vẫn tơi xốp, hương vị thơm ngon.
- Gói trọn dinh dưỡng
Cùng với tủ cơm công nghiệp đây là 1 trong 2 thiết bị có khả năng bảo toàn dưỡng chất tốt nhất. Nếu phần nắp vung có độ hở cao thì 1 lượng lớn dưỡng chất sẽ bị “bay biến” cùng với quá trình bốc hơi của nước.
Thế nhưng, nếu sử dụng con nồi này thì bạn không cần phải lấn cấn vì điều đó.
Nắp nồi có độ khít tuyệt đối, các thành phần dinh dưỡng có trong nguyên liệu ban đầu sẽ được giữ lại nguyên vẹn. Vậy nên, thành phẩm tạo ra không chỉ ngon mà còn cực healthy.
✔️✔️✔️ CHIA SẺ: Cách nấu cơm đậu đen ngon
2. Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất nhanh, cực ngon
2.1 Nguyên liệu
- Gạo lứt: 6g
- Nước sạch: 1,5l
2.2 Các bước làm
2.2.1 Sơ chế nguyên liệu
- Cho nguyên liệu vào rá, nhấn chìm chúng trong nước. ngâm trong 15 phút. Mục đích là để gạo trương nhẹ, như vậy sẽ rút ngắn được thời gian gia nhiệt.
- Dùng tay khua tròn, lòng rá để bao nhiêu tạp chất nhẹ hơn nước nổi lên trên.
- Sau đó, lùi rá ra phía sau để loại bỏ thành phần này.
- Đối với những dị vật có sức nặng ngang ngửa gạo thì bạn chủ động nhặt bỏ bằng tay.
- Sau đó để ráo nguyên liệu vừa sơ chế.
- Chú ý trong khi đãi, vo không chà xát mạnh tay.
2.2.2 Đong nước nấu cơm
- Đổ gạo và nồi, thêm vào lượng nước đã chuẩn bị, lấy tay dàn đều phần gạo ở phía dưới nước.
- Đậy nắp kín, đóng khóa chốt cẩn thận để sẵn sàng cho khâu gia nhiệt.
2.2.3 Gia nhiệt
- Kết nối phích cắm với điện nguồn, chỉnh nhiệt ở mức 100 độ C.
- Sau đó, cài đặt chế độ nấu cơm tại khu vực điều khiển.
- Đối với những dòng nồi có thể setup thời gian thì neetn chỉnh thông số này ở mức 22-27p.
- Khi cơm chín, nồi sẽ tự ngắt điện. Lúc này, không nên mở nắp ngay mà để chừng 5p cho hơi thoát ra.
2.3 Thành phẩm
Thành phẩm chín mềm nhưng không hề bị nhão, tơi cơm, dẻo vừa phải. Bên ngoài mỗi hạt phủ sắc đỏ nâu siêu đẹp mắt và tỏa hương thơm cực uốn, ăn nóng thì đảm bảo ngon hết ý.
3. Lưu ý quan trọng khi nấu cơm gạo lứt với nồi áp suất
3.1 Chọn loại gạo lứt chất lượng
Việc nấu cơm đúng cách chỉ giúp món ăn giành điểm tuyệt đối chứ không quyết định hương vị thành phẩm. Vai trò đặc biệt này thuộc về chất lượng nguyên liệu ban đầu.
Nếu gạo là hàng tuyển, vừa sạch, vừa ngon thì đương nhiên cơm cũng đạt điểm 10. Ngược lại, nếu gạo không ra gì, sâu hỏng, lai tạp thì chắc chắn thành phẩm làm ra cũng có chất lượng thấp.
3.2 Cân đong lượng nước phù hợp
Cơm nhão, khô hay mềm dẻo, tơi xốp đều là do việc đong nước mà thành. Nếu đong quá tay, thành phẩm sẽ giống cháo hơn là cơm.
Nếu thêm nước quá ít thì thành phẩm sẽ khô xác, thậm chí không thể chín. Hãy tuân theo hướng dẫn ở mục 2 để không phải đối diện với 2 thái cực này bạn nhé!
Lưu ý, loại gạo này có độ cứng, chắc cao hơn hẳn các đại diện thông thường. Do đó, cần nhiều nước hơn cho khâu làm chín.
Và nếu bạn “bê nguyên” cách đong nước như khi nấu cơm tẻ thì thành phẩm làm ra sẽ cực khô, thiếu ẩm.
3.3 Lựa chọn chế độ nấu thích hợp
Thiết bị đang xét có nhiều chế độ nấu khác nhau và nấu cơm là 1 trong số đó. Vậy nên, cần set các thông số về chế độ tương thích để đảm bảo nguyên liệu được làm chín đúng cách.
Đây là công đoạn được thực hiện ngay sau khi đóng nắp nồi, kết nối với nguồn cấp. Chớ nên bỏ quên thao tác này để tối ưu kết quả nhận về bạn nhé!
3.4 Xả hơi trước khi mở nắp nồi
Như đã nhắc qua ở mục 2, việc xả hơi trước khi mở nắp được xem là bắt buộc. Mục đích để cơm không chín thêm, giữ an toàn khi tiếp cận thiết bị.
Sau khi xả hơi, không còn nghe thấy tiếng xì xì, áp suất sẽ trở về trạng thái ổn định. Bạn có thể mở nắp ra để tận thu thành phẩm.
Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất phải nói là siêu dễ, chẳng tốn 1 giọt mồ hôi vẫn cho ra thành phẩm thơm ngon. Nếu nhà có sẵn thiết bị này thì bạn còn chần chờ gì mà chưa thử sức với công thức vừa gợi ý?