Tuy đã quá quen mặt tại đất thủ đô nhưng phở gà không bao giờ thiếu khách ăn. Chỉ cần nắm trong tay cách nấu phở gà để kinh doanh chuẩn vị, thêm chút sáng tạo trong bày trí và gia vị. Đảm bảo quán của bạn luôn nườm nượp người ra kẻ vô khiến “tiền đếm không xuể”.
1. Phở gà – Món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội, ai ăn cũng “ghiền”
Phở gà Hà Nội đã xuất hiện từ khá lâu về trước, từ khi thực dân Pháp đặt nền móng đô hộ tại Việt Nam. Những tô phở nóng hổi với nước dùng trong, thanh ngọt. Phần bánh phở dẻo dai, mềm nhưng không hề bị nát. Thịt gà giòn, ăn kèm cùng các loại rau thơm tươi tạo nên chút thơm béo, dinh dưỡng cho tô phở. Thứ “đệ nhất quà” khiến không chỉ người địa phương ngây ngất mà cả du khách nước ngoài cũng lũ lượt tìm đến.
Phở gà Hà Nội không hoàn toàn giống với phở gà miền Nam. Nước dùng khác biệt bởi vị không chỉ đậm đà mà còn mang hương thơm mới mẻ từ hoa quế, hoa hồi, tiêu sọ,… Quy trình chế biến cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần để ý trong một số khâu đảm bảo thành phẩm thơm ngon “hết nước chấm”.
2. Bật mí cách nấu phở gà để kinh doanh đơn giản, “đắt hàng”
Hiện nay, nguyên liệu chế biến phở gà đã phong phú hơn ngày trước rất nhiều. Do vậy mà từ cách chế biến món ăn đến hương vị nước dùng cũng được người nấu biến tấu đôi chút để phù hợp với khẩu vị thực khách ở thời hiện đại.
Gọi là biến tấu nhưng những giá trị đặc sắc vẫn được người nấu chắt lọc và duy trì. Công đoạn chế biến rút ngắn hơn nhưng thành phẩm đảm bảo không hề thua kém cách nấu truyền thống.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để tạo nên những tô phở thơm ngon, đúng vị thì bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Gà cỡ vừa khoảng 1,6 – 2kg/con
- Bánh phở tươi hoặc khô
- Xương heo hoặc xương bò để hầm nước dùng
- Các loại gia vị tạo hương như hoa hồi, hoa quế, hạt mùi, hạt tiêu, gừng, hành khô,…
- Các loại gia vị thường dùng trong bếp ăn: muối, bột nêm, dầu ăn,…
- Cách loại rau thơm ăn kèm như xà lách, rau húng, ngò rí,…
2.2. Quy trình thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Vặt lông gà và khử mùi hôi bằng các nguyên liệu thông dụng như gừng, muối.
- Rửa phần xương hầm trong hỗn hợp nước muối loãng + gừng. Sau đó, luộc qua trên lửa to để loại bỏ các chất bẩn, mùi hôi còn sót lại.
- Nướng sơ qua hành khô, hành tây, gừng trên bếp than cho đến khi vỏ hơi xém cháy. Loại bỏ phần cháy, các bộ phận gốc rễ rồi đập dập và thái lát.
- Rang các loại gia vị tạo hương trên lửa nhỏ cho đến khi chúng tỏa mùi thơm thoang thoảng. Sau đó, cho tất cả chúng vào một chiếc túi lọc rồi buộc lại.
- Loại bỏ rễ, lá úa của các loại rau thơm ăn sống. Sau đó, rửa sạch qua vài lần nước rồi “chốt hạ” bằng một lượt ngâm muối loãng. Sau đó, vớt ra để ráo rồi thái khúc vừa ăn.
Bước 2: Chế biến thịt gà
- Cho gà vào một chiếc nồi có thể tích vừa đủ, đổ nước ngập con gà rồi đặt lên bếp luộc.
- Khi nước luộc gà sôi, bạn giảm nhỏ bếp rồi dùng muôi vớt sạch bọt nổi xung quanh. Tùy loại gà mà cần đun từ 5 – 10 phút nữa để thịt chín từ trong ra ngoài mà không bị nhũn, nát.
- Sau khi gà đã chín, vớt chúng ra một chiếc thay nước đá để ngâm cho phần da và thịt trở nên giòn hơn khi ăn.
- Khi cảm thấy thịt đã phục vụ thể trạng rắn chắc thì đem ra thớt để chặt thành miếng, rồi xé thành các miếng vừa ăn.
Bước 3: Hầm nước dùng phở gà
- Tận dụng phần nước luộc gà, thêm một chút nước lọc để hầm nước dùng. Cho xương bò/xương heo cùng chiếc túi bọc các loại hương liệu vào để hầm cùng ở nền nhiệt thấp.
- Khi nước dùng sôi, nêm nếm thêm gia vị rồi vớt sạch các mảng bọt nổi lên bề mặt. Giảm lửa kịch tầm và ninh liên tục trong khoảng 3-4 tiếng để thu được thành phẩm ngọt thơm, đậm vị.
Bước 4: Trần bánh phở và bày trí nguyên liệu ra tô
Đối với loại phở khô thì bạn cần trụng qua nước sôi trước khi bày ra bát. Sau đó, bày thêm thịt gà, các loại rau thơm như hành lá, ngò rí, lá chanh,…. để tô phở thêm phần bắt mắt.
Bước 5: Thưởng thức
Khi thưởng thức, bạn mới chan nước dùng vào tô để tránh phở bị nát, không còn giữ được độ dai giòn do ngâm lâu. Vắt thêm quả quất, cho thêm chút tương ớt để tô phở thêm phần màu sắc và hương vị.
3. Cần lưu ý gì khi nấu phở gà để bán?
3.1. Chọn nguyên liệu tươi ngon
Để tạo ra những tô phở chất lượng, bạn cần chọn loại gà tươi ngon, da màu vàng óng. Bề mặt không có những vết thâm sần, không bị nhũn, hay chảy nhớt. Thêm nữa, bạn không nên chọn những con gà có kích thước quá to hoặc quá nhỏ bởi xác suất mua phải gà bơm nước rất cao.
Về phần xương hầm thì nên chọn loại xương ống, có màu hồng tươi. Khi ngửi, không thấy mùi chất tẩy rửa hay mùi kỳ lạ.
3.2. Đầu tư công cụ hỗ trợ hiện đại
Chọn mua công cụ công suất cao để hoàn thành lượng suất ăn khủng trong thời gian nhanh chóng. Như ở khâu hầm xương, bạn có thể đầu tư nồi nấu phở điện để rút ngắn thời gian ninh nấu. Đặc biệt, loại nồi này còn có khả năng chỉnh nhiệt linh hoạt, tích hợp 3 lớp chất liệu ở phần thành. Gia nhiệt và giữ nhiệt đều tốt giúp bạn tối ưu chi phí sản xuất, giảm thiểu tối đa nhiên liệu hao phí.
3.3. Sơ chế nguyên liệu kỹ lưỡng
Sơ chế thịt gà, xương heo, xương bò mà không kỹ có thể gây ra mùi hôi tanh khó chịu cho người ăn. Do vậy, bạn cần đầu tư thời gian trong công đoạn này để đảm bảo hương vị thành phẩm không khiến người dùng thất vọng.
Các loại xương, thịt này đều cần khử mùi hôi bằng các cách khả dụng như bóp gừng, bóp muối,… Sau đó, luộc qua cùng nước lọc để khử sạch mùi hôi, chất bẩn bị dính trong nguyên liệu.
3.4. Phối hợp hài hòa các hương liệu tự nhiên
Để món ăn thêm phần bắt mắt thì bạn có thể phết bột nghệ lên da gà và ướp trong khoảng 15 phút. Sau đó, trần qua nước sôi để có được thành phẩm vàng ươm, thu hút. Các gia vị nên được nướng hoặc rang chín trên lửa nhỏ để phát huy tối đa hương thơm vốn có. Khi thưởng thức, cũng nên phối hợp với các loại rau thơm để tạo thêm phần đặc sắc cho món ăn.
Cách nấu phở gà để kinh doanh không hề khó như bao người tưởng tượng phải không nào? Mong rằng qua những chia sẻ này các chủ tiệm có thể buôn bán đắt hàng, tiền kiếm như nước.
Source: inoxquanghuy.vn