Nếu đã từng một vài lần thưởng thức qua phở gà Nam bộ chắc chắn bạn sẽ phải ấn tượng với hương vị đặc biệt này. Vậy cách nấu phở gà miền Nam có bí quyết đặc biệt gì vậy? Bắt tay vào thực hiện ngay thôi nào.
1. Sự khác biệt của cách nấu phở gà miền Nam so với miền Bắc
Phở gà là món ăn khá nổi tiếng ở Việt Nam mà nhất định bạn nên giới thiệu cho các thực khách nước ngoài dùng thử.
Tuy nhiên, với khẩu vị khác nhau giữa 2 miền Nam và miền Bắc thì món ăn này được cũng được chế biến với hương vị hoàn toàn khác nhau.
Vậy hãy cùng thử xem món phở gà miền Nam có gì khác biệt đến vậy nhé.
1.1 Cách nấu nước dùng
Trong khi người miền Bắc yêu cầu nước dùng phải trong vắt không váng mỡ, ngọt thanh thì miền Nam lại trái ngược. Họ cho rằng nước lèo càng béo thì món phở càng hấp dẫn và vị phải thật đậm đà.
Điểm mấu chốt ở đây chính là cách chế biến, một nơi thì giữ nguyên vị ngọt của xương còn một nơi lại thích vị ngọt hoà quyện giữa xương và các loại rau củ khác.
1.2 Cách thêm gia vị
Nếu đã từng thử qua phở gà của miền Bắc, bạn sẽ thấy không thể thiếu lọ tương ớt cay nồng và 1 hũ dấm tỏi. Riêng ở miền Nam, hai hũ gia vị phổ biến cần phải có chính là tương ớt và tương đen.
Đặc biệt nếu phở mà không có tương đen thì hương vị sẽ làm người dùng khá thất vọng.
1.3 Loại rau ăn kèm phở
Đừng khá ngạc nhiên khi bạn không thấy bất cứ một đĩa rau nào đi kèm với món phở gà ở miền Bắc. Bởi người Bắc có thói quen sử dụng các loại rau gia vị như: hành tươi, mùi tàu xắt nhỏ trong phở để làm dậy hương thơm.
Nhưng món phở gà miền Nam lại nhất định phải kèm theo một đĩa rau giá đỗ, mùi tàu, húng quế. Ngắt rau trực tiếp vào tô phở và thưởng thức một cách ngon lành chính là phong cách ăn phở ở đây.
✘✘✘ TRẢI NGHIỆM NGAY: Phở Gà Đông Tảo
2. Hướng dẫn cách nấu phở gà miền Nam ngon – nhanh – đơn giản
Món phở gà miền Nam thơm nức và đậm vị, thưởng thức một lần mà khiến người dùng nhớ mãi. Nếu bạn ở nơi xa tới thì hẳn sẽ khá nhớ về hương vị này đấy.
Nhưng đừng quá lo lắng hãy cùng tham khảo ngay công thức chế biến món phở gà ngon đúng điệu của người Nam nhé.
2.1 Nguyên liệu cần có
- Gà ta: 1 con
- Hành tây, hành tím, gừng: mỗi thứ 1 vài củ
- Hoa hồi, quế, thảo quả: mỗi thứ một ít
- Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, đường
- Rau ăn kèm: giá đỗ, húng quế, ngò gai (mùi tàu), hành tươi, lá chanh, ớt tươi.
- Phở tươi: 1kg
2.2 Các bước nấu
Thực ra phở gà là món khá dễ nấu, điều quan trọng nhất ở đây là sử dụng đúng công thức, chăm chút các bước thực hiện để có thành quả và hương vị được như ý.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gà sau khi được nhổ lông, làm sạch bên trong và ngoài bằng muối hạt. Điều này giúp loại bỏ hết các cặn bám và chất nhờn trên bề mặt, xả sạch bằng nước. Sau đó rửa trong hỗn hợp dung dịch rượu trắng và gừng tươi đập dập để giảm mùi hôi tanh của thịt gà.
- Hành tây, hành tím và gừng nướng trên bếp lửa hoặc than cho đến khi chuyển màu vàng và dậy mùi thơm.
- Các loại rau gia vị rửa sạch, loại bỏ các phần hư hỏng và để ráo nước.
- Hành tươi xắt nhỏ bỏ riêng.
- Lá chanh thái càng mỏng càng tốt.
Bước 2: Chuẩn bị phần topping cho phở – thịt gà
- Để thịt gà có mùi thơm đặc trưng, bạn bỏ 1 củ gừng và 1 củ hành tím đập dập vào nồi nước luộc. Nhớ thêm gia vị hạt nêm, một chút muối và đường để thịt gà đậm đà.
- Đun sôi lăn tăn trên bếp mới bỏ toàn bộ con gà vào ngập trong nước. Bạn nhớ khoảng 5 phút thì đảo gà một lần. Lửa vừa, không để sôi quá lớn khiến da gà bị nát mà thịt gà lại bở không ngon.
- Sau khoảng 15-20 phút, thịt gà chín tới từ trong ra ngoài, bạn tắt bếp và ủ trong khoảng 5 phút.
- Vớt gà vào âu nước đá để thịt và da gà được giòn.
Lưu ý: thịt gà trong món phở rất quan trọng và ảnh hưởng đến hương vị khi ăn. Bởi vậy bạn cần hết sức cẩn thận trong quá trình luộc để thịt được ngon nhất.
- Lọc bỏ phần xương gà, đầu cánh, thịt đem xắt mỏng để trang trí lên tô phở.
Bước 3: Nấu nước dùng
- Sử dụng chính phần xương, đầu, cổ gà để chuẩn bị cho nước dùng. Tuy nhiên, muốn nước lèo đúng chuẩn vị miền Nam thì bạn có thể dùng thêm nước hầm xương heo để tăng độ béo.
- Bỏ toàn bộ hành tây, gừng đã nướng, hoa hồi, quế, thảo quả vào túi lọc rồi thả vào nồi nấu nước lèo.
- Đun trong khoảng 30 phút rồi thêm các loại gia vị cho vừa miệng là xong.
Bước 4: Trụng phở
- Chuẩn bị nồi nước trụng sôi nhẹ khoảng 80 độ C, trụng bánh phở nhẹ nhàng để không bị nát.
- Tầm 1 phút vớt nhanh ra và để ráo nước, dùng đũa xới tơi sợi phở tránh gây bết dính.
Bước 5: Trình bày
- Bánh phở xếp vào các tô.
- Trang trí thịt gà đã chuẩn bị ở bước trên lên bề mặt, một vài lát ớt tươi, lá chanh và hành tươi xắt nhỏ.
- Rưới từng muỗng nước dùng nóng hổi đều trên bề mặt từng tô phở.
- Chuẩn bị 1 đĩa rau ăn kèm gồm giá đỗ, húng quế và ngò gai.
- Nhớ đừng quên một chút tương ớt và tương đen khi dùng món.
Thành phẩm: Nước dùng đậm đà, béo ngậy hoà quyện trong từng sợi phở và thịt gà giòn dai. Ăn kèm với tương ớt và tương đen là đúng vị món phở gà miền Nam rồi đó bạn.
3. Mẹo chọn nguyên liệu nấu phở miền Nam chuẩn nhà hàng
Nhiều người thắc mắc về việc chọn nguyên liệu có ảnh hưởng đến chất lượng của phở thịt gà không? Chắc chắn là có nhé, đó là bí quyết hấp dẫn thực khách đến với món ăn của các nhà hàng hiện nay.
3.1 Chọn gà ta
Tại sao lại cần chọn gà ta cho món phở như người miền Nam vẫn nấu? So với gà công nghiệp thì thịt gà ta có vị ngọt, các thớ thịt săn chắc không bị bở, cắn vào có vị giòn sần sật của da gà.
Bên cạnh đó phần xương dùng nấu nước lèo cũng rất ngọt, béo tạo hậu vị khi dùng cho món phở.
Đối với gà còn sống, không cần chọn những con quá to mà cần con khỏe, lông mượt.
Với gà đã sơ chế thì chọn những con mà khi ấn vào da vẫn còn đàn hồi tốt, không có mùi hôi của thịt ươn.
3.2 Phở tươi
Các cơ sở làm phở thường lạm dụng khá nhiều chất bảo quản để phở được lâu hơn. Nhưng lại ảnh hưởng đến cả hương vị món ăn lẫn sức khoẻ người dùng.
Bạn cần chọn mua tại những nơi uy tín, sợi phở màu trắng, không bở nát, không bốc mùi khó chịu và bảo quản sạch sẽ đúng nhiệt độ.
3.3. Rau ăn kèm phở gà
Với người miền Nam thì phở gà không thể thiếu được các loại rau như giá đỗ, húng quế. Vị giòn ngọt của giá đỗ kết hợp với lá húng và ngò gai trong các tô phở gà rất đặc biệt.
Bởi vậy nên chọn các loại tươi, dùng luôn chứ không nên bảo quản trong tủ lạnh để rau giữ được hương vị thuần khiết nhất, đặc biệt là độ giòn.
4. Nấu phở miền Nam bằng nồi phở điện – bí quyết kinh doanh siêu “hốt bạc”
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng với lượng khách hàng ngày đông như thế thì các nhà hàng, quán ăn phải làm sao để luôn phục vụ tốt nhất không?
Bí quyết chính là ở nồi nấu phở bằng điện với dung tích có thể lên đến vài trăm lít cho mỗi mẻ.
Và nồi điện nấu phở Quang Huy đã và đang là người bạn đồng hành cùng các thương hiệu phở nổi tiếng, không chỉ miền Nam mà còn ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.
- Đơn giản hoá quy trình nấu phở
- Rút ngắn thời gian nấu nước dùng mà vẫn đảm bảo hương vị đặc trưng của món phở.
- Tiết kiệm chi phí với một sản phẩm mà đa chức năng: nấu phở, hầm xương, trụng rau,…
Cách nấu phở gà miền Nam xem chừng không quá phức tạp như mọi người vẫn tưởng phải không nào. Với công thức trong tay thì đảm bảo rằng món nào cũng sẽ thành công mỹ mãn, chúc các bạn sớm tạo được thành phẩm như ý!