Cách đây hơn 20 năm, sáp nhổ lông vịt được xem là một hiện tượng. Bởi vào thời điểm ấy, chưa một nguyên liệu nào có thể làm sạch lông hiệu quả như lựa chọn này. Tuy nhiên đó là câu chuyện cũ rích, vì ngày nay các chủ kinh doanh đã nhận ra mặt trái của chúng. Đồng thời, tìm đến 1 giải pháp an toàn, tân tiến với hiệu quả ngang ngửa, đó là máy làm lông vịt chuyên dụng.
1. 3 loại sáp nhổ lông vịt được bán tràn lan hiện nay
Sáp được ứng dụng rất phổ biến trong công đoạn loại bỏ lông vịt. Vậy bạn có biết những loại sáp nào hiện được bày bán và sử dụng tràn lan tại Việt Nam hay không?
1.1 Sáp khô
Đây là loại sáp được đóng thành từng bánh có trọng lượng khoảng 5 lạng, màu vàng tươi hoặc vàng nhạt, tùy vào phụ gia. Thành phần chính của chúng là hỗn hợp parafin được tinh lọc từ dầu mỏ.
Tại Việt Nam, sáp khô được tạo ra chủ yếu bằng cách thủ công từ các cơ sở nhỏ lẻ và hầu như không gắn nhãn mác. Chính vì vậy, thành phần hóa học của chúng vẫn là một dấu hỏi lớn.
1.2 Sáp Delitco
Dấu hiệu nhận diện đặc trưng của sáp delitco là có biểu tượng hình con vịt kèm theo tên thương hiệu, phía dưới là hàng chữ Trung Quốc. Chỉ cần nhìn qua cũng hiểu xuất xứ của chúng. Sản phẩm thường được tạo khuôn hình chữ nhật dạng bản dài, khá mỏng và có màu vàng mơ.
Sáp Delitco có hiệu quả sơ chế rất ấn tượng, khả năng bám dính và loại bỏ lông cực tốt nên được người tiêu dùng đặc biệt yêu thích.
1.3 Sáp Taca taca
Là một loại sáp vặt lông có nguồn gốc đậu nành với độ an toàn cao hơn những lựa chọn còn lại. Tuy nhiên, chúng vẫn có thêm nhiều chất tạo màu. Sản phẩm có màu kem, sờ khá mịn tay, rất dễ nóng chảy trên nền nhiệt cao.
Và dưới sự hỗ trợ của chúng thì chỉ sau khoảng 5- 10′ thao tác, bạn đã có thể loại bỏ hoàn toàn lông trên bề mặt con vật. Ngoài ra, giá thành hạ cũng là ưu điểm của nguyên liệu này. Chỉ cần chi 150k là mua được 1 kg sáp để sẵn sàng cho khâu sơ chế.
2. Cách sử dụng sáp nhổ lông vịt hay được áp dụng nhất
Việc sử dụng sáp để sơ chế vịt được thực hiện khá đơn giản và để làm đúng, nhanh, hiệu quả, bạn đừng bỏ qua gợi ý dưới đây:
- Bước 1: Cắt tiết, sau đó nhúng nguyên liệu vào nồi nước 70-72 độ C. Chờ 5-10 phút cho dung môi phát huy tác dụng, đem ra vặt lông sơ (các loại lông mềm phần lưng, ngực, cổ và lông ống)
- Bước 2: Cho 1kg sáp vào 7 lít nước. Khi sáp tan hoàn toàn và nước sôi, cho nguyên liệu vào, nhúng đảo nhiều chiều khoảng 12s thì lấy ra và thả vào thau nước mát
- Bước 3: Sau ít phút, bạn sẽ thấy phần sáp bao phủ xung quanh con vật sẽ cứng lại hoàn toàn. Lúc này, việc loại bỏ chúng ra khỏi da con vật giống hệt như hình thức waxing. Chỉ cần giật là bao nhiêu lông lớn, bé, kể cả lông măng cứng đầu cũng trôi ra bằng sạch, nhìn cực đã mắt.
- Bước 4: Rửa vịt bằng nước rồi chuyển qua bước mổ và sơ chế nội tạng. Với phần sáp còn vướng lông, bạn cho lại vào xoong, đun nóng để tái sử dụng.
Chúng ta chỉ mất khoảng 5-10 phút để thực hiện toàn bộ các công đoạn nói trên. Trong 1 diễn biến khác, nếu làm theo cách vặt lông gà thủ công, bạn mất khoảng 30′. Như vậy là tiết kiệm thời gian hơn phân nửa, chẳng những vậy, hiệu quả làm sạch có thể lên tới 98%. Nghĩa là sau khi giật bỏ lông, bạn có thể chuyển ngay sang bước tiếp theo mà không cần phải làm thêm thao tác nào nữa.
3. Dùng sáp nhổ lông vịt thường xuyên: lợi ích, độc nhiều
Vì hiệu suất loại bỏ lông cực ấn tượng, nhiều người vẫn âm thầm lựa mua sáp để sơ chế vịt mặc dù hành động này không được bảo hộ về mặt pháp luật. Và vì những lợi ích tạm thời, trước mắt mà chúng ta đã bỏ ngoài những rủi ro đi kèm khi áp dụng phương thức này.
3.1 Nguy hiểm cho người dùng
Đầu tiên là những ảnh hưởng của chúng đối với người sử dụng món. Thành phần chính của sáp là hỗn hợp chất hữu cơ, đại diện được biết đến với trên dưới 20 loại độc tố. Điển hình nhất trong số đó là cresol, trichloroethane, phenol,… Đây đều là các hoạt chất tác động nặng nề đến hệ hô hấp, làm giảm sức dề kháng và gia tăng nguy cơ ung thư.
Không chỉ có vậy, ngoài parafin, sáp nhổ lông còn chứa các chất phụ gia giúp làm tăng độ bền và độ kết dính của nguyên liệu.
3.2 Ảnh hưởng chất lượng vịt
Khi sơ chế bằng hình thức này, thành phẩm tạo ra tuy sạch bề mặt nhưng lại có chất lượng đáng báo động. Bề mặt da thường có màu tái nhợt, mùi như dầu mỏ. Đặc biệt là qua chế biến, ăn vẫn có vị ngai ngái và nhần nhận đắng. Điều này cũng có nghĩa là vịt không giữ được mùi vị nguyên bản và chế biến món nào cũng mất ngon. Và nếu là người kinh doanh có tâm, muốn duy trì hoạt động lâu dài thì chúng ta nên cân nhắc thật kỹ.
3.3 Tốn nhiều chi phí
Mặc dù sau khi sơ chế 1 lần, bạn có thể đun chảy nguyên liệu này để sơ chế những lần sau. Tuy nhiên việc làm này cũng chỉ lặp lại 2-3 lần vì qua thời gian, lông sẽ găm rất nhiều trong sáp và làm cản trở việc bám dính lên da con vật. Trong khi đó chúng ta phải chi hàng trăm nghìn để mua 1 kg sáp. Vậy thì khi sơ chế hàng chục, hàng trăm con, biết bao nhiêu tiền sáp cho đủ? Nghĩ qua cũng thấy rất tốn kém và thiếu khả thi phải không ạ?
4. Phương pháp nhổ lông vịt mới: Hiệu quả, An toàn hơn sáp 1000 lần
Việc sử dụng sáp để làm lông vịt đã là chuyện xưa như Trái Đất, bởi nhanh thì có nhanh nhưng lại “chậm” về nhiều phương diện. Đặc biệt là khi có sự xuất hiện của máy vặt lông gà công nghiệp thì ý tưởng trên lại càng bị “xếp xó”.
Máy vặt lông vịt có mặt tại Việt Nam ngót nghét 5 năm. Khi mới ra đời, nhiều người tỏ ra quan ngại và không tin rằng sản phẩm này có thể thay thế sáp trong sơ chế vịt. Thế nhưng càng dùng, người sử dụng lại càng “mê tít” bởi sản phẩm tích hợp vô số những lợi ích “đáng nể”:
- Vặt lông siêu sạch, dao động từ 97-99% và tương đương với hiệu quả khi dùng sáp
- Thời gian sơ chế siêu nhanh, chỉ trong vòng 40 giây đã cho ra lò thành phẩm với chất lượng miễn chê
- Năng suất siêu ấn tượng, cùng lúc có thể sơ chế cả chục con vịt với độ sạch đồng nhất
- Cực an toàn và vệ sinh vì không sử dụng bất kỳ nguyên liệu, thành phần hóa học nào. Chỉ tận dụng lực ma sát của cao su và nhờ sự góp mặt của mâm xoay thông minh
- Thao tác sơ chế nhẹ nhàng, đơn giản, không tốn nhiều công
- Quá trình xả nước và xả lông cực chuyên nghiệp, giúp người sơ chế dễ thu dọn rác, đảm bảo vệ sinh
- Thành phẩm có bề mặt sạch bong, tươi hồng, đặc biệt là giữ được hương vị nguyên bản, không bị đắng hay biến chất như khi dùng sáp
- Giá thành cực phải chăng và có thể sử dụng từ 12-15 năm mà vẫn bền đẹp như mới. Chi phí vận hành cũng không đáng kể dùng chẳng hết mấy điện, lại rất ít khi bị hỏng hóc.
➽➽➽ NÊN ĐỌC: Cách sử dụng máy vặt lông gà hiệu quả nhất
Như vậy, rõ ràng khi đặt hai phương pháp này lên bàn cân thì sáp nhổ lông vịt chẳng “có cửa” để cạnh tranh với máy chuyên dụng. Vậy thì bạn biết mình nên làm gì rồi chứ?