Chắc hẳn trong ký ức của nhiều người Việt sinh sống ở thôn quê ai cũng đã đôi ba lần nghe qua tiếng rao “Ai lông vịt, lông gà bán đê?”.
Đó là âm thanh của cái nghề thu mua lông vịt, tưởng chừng tầm thường mà lại nuôi sống biết bao nhiêu miệng ăn, làm giàu nhanh chóng.
Cùng khám phá câu chuyện đầy thú vị về ngành nghề này để hiểu rõ hơn nhé!
1. Thu mua lông vịt gà – dịch vụ kiếm lời đến bất ngờ
Nhiều người thường có suy nghĩ sau khi giết mổ gia cầm như gà, vịt, ngỗng,… thì phần lông sẽ được đem đi vứt bỏ. Tuy nhiên trên thực tế nguyên liệu này được dùng để sản xuất đồ gia dụng, thời trang và thể thao từ rất lâu.
Cái nghề vốn vất vả lại bị người đời gán cho cái nhìn dè dặt, kém sang, đem đến thu nhập cả chục, cả trăm triệu đồng.
Câu chuyện không tưởng ấy hóa ra lại hoàn toàn có cơ sở chứ không phải nói đùa cho vui. Cả thương lái và người bán đều có thể ăn nên làm ra nhờ kế sinh nhai có 1-0-2 này.
Trung bình với 1 con gà, con vịt sẽ bán được chừng 10K – 20K tiền lông. Nếu là cơ sở giết mổ với số lượng gà vịt làm thịt chừng 100 – 150 con/ngày thì có thể thu về từ 1 – 2 triệu đồng.
Nếu lặp đi lặp lại, ngày này qua tháng nọ thì việc thu vài chục triệu đồng/ tháng là chuyện bình thường.
Thậm chí, nếu có loại lông CLC hay là thương lái chuyên thu mua đem bán qua Trung Quốc thì giá có khi cao gấp đôi. Vậy nên, việc kiếm lời trăm triệu đồng tưởng viễn vông nhưng rất khả thi.
✔✔✔ NÊN XEM QUA: Dụng cụ nhổ lông vịt
2. Lông vịt gà được thu mua với mục đích gì?
Như đã nói, tính ứng dụng của lông gia cầm vào các lĩnh vực của đời sống và sản xuất kinh doanh là không bàn cãi. Đó có thể là đồ bình dân như chổi quét, cầu đá, cầu lông cho tới hàng thời trang có mác “xịn sò”.
Dưới đây chúng tôi giới thiệu 4 mặt lợi ích thiết thực mà lông gà vịt mang lại.
2.1 Làm chăn ga gối đệm
Con người từ lâu đã dùng lông tơ gia cầm để làm chăn ga gối đệm đặt trong phòng ngủ. Công nghệ phát triển nhiều loại sợi bông ra đời tưởng chừng sẽ “giết chết” sản phẩm này, nhưng thực tế lại càng làm chúng thêm phần giá trị.
Những chiếc gối ngủ, gối tựa lưng đặt trên sofa làm từ lông vũ của gà vịt được xem là mặt hàng được săn đón.
Phần lông được tuyển chọn cẩn thận, xử lý sạch sẽ, khử mùi rồi cho vào bên trong ruột gối. Sự mềm mại, thoáng khí của chất liệu cho giấc ngủ êm, sâu tốt cho phần đầu và cổ.
Những phần lông cứng, bản to hơn thì được dùng làm lớp ruột của chiếc đệm. Do đặc tính nhẹ, có độ lún nên một số loại đệm có độn thêm các loại sợi tổng hợp ở dưới.
Còn mặt trên phủ lớp lông tơ để tạo độ êm và thoáng khí. Do lượng nguyên liệu làm đệm khá lớn nên giá thành sản phẩm không hề rẻ chút nào.
Đi kèm gối, đệm thì không thể thiếu tấm chăn được làm đồng bộ từ lông gia cầm. Tùy theo độ dày mỏng của mặt hàng mà lượng vật liệu cũng khác biệt.
Lông vịt được xử lý cẩn thận theo công nghệ hiện đại và phủ đầy lớp ruột chăn để tạo 1 khối thống nhất nhưng vẫn giữ độ độ thoáng. Chăn lông dù giá thành đắt đỏ nhưng bán rất chạy nhất là ở châu Á và châu Âu.
2.2 Làm quần áo mặc
Một trong những ứng dụng “kinh điển” của lông vịt chính là dùng chất liệu trong ngành sản xuất đồ may mặc thu đông. Những chiếc áo khoác, áo phao làm từ lông gia cầm vừa có chức năng giữ ấm, lại không bức bí, rất được ưa chuộng.
Tuy được thiết kế dày dặn nhưng tổng thể sản phẩm lại nhẹ, độ bền cực cao hơn 10 năm, giặt rất nhanh khô.
Không chỉ dùng làm áo khoác mà với thời trang ứng dụng, những BST với chất liệu lông gia cầm chủ đạo thuộc phân khúc hàng cao cấp.
Những họa tiết trang trí, đồ trang sức làm từ thứ nguyên liệu độc lạ này bán rất chạy, thể hiện được cá tính riêng của người dùng.
Bạn sẽ tròn xoe mắt, ngạc nhiên không thôi khi biết được mức giá tới cả ngàn USD cho những món này.
2.3 Chế tạo vật dụng quét dọn
Có thể nói ứng dụng phổ biến và quen mặt nhất của lông gia cầm đối với mỗi người trong chúng ta chính là những chiếc chổi quét dọn.
Nguyên liệu được đem đi phơi cho khô, chọn loại dài, đều màu rồi khâu chỉ lại cho dính với nhau. Sau được đem quấn quanh 1 khúc mây và cố định cho chắc chắn.
Chổi lông được review là nhẹ, bền, cầm vừa tay dùng quét bụi trên mặt tủ, bàn ghế, rất tiện.
2.4 Sản xuất phân bón hữu cơ sinh học
Sự phát triển của khoa học đã tạo ra loại phân bón hữu cơ độc đáo, hiệu quả từ lông gia cầm. Tận dụng nguồn lông sau giết mổ gà vịt lấy thịt, người ta trộn với mùn cưa, trấu, cám gạo,… theo tỉ lệ nhất định.
Sau đó, thêm nước và vôi bột để ủ hỗn hợp kể trên lên men.
Loại phân hữu cơ này có hàm lượng vi sinh vật khá cao, giúp sinh trưởng tốt, khỏe mạnh và tăng năng suất lên 30 – 45%.
Công nghệ làm phân từ lông vịt không khó nên có thể sản xuất đại trà ngay tại gia, đặc biệt ở vùng nông thôn.
Điều này vừa tránh ô nhiễm môi trường lại tạo ra được hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho thực vật
➤➤➤ CẦN TRÁNH XA CÁC LOẠI: Sáp nhổ lông vịt
3. Giá thu mua lông vịt, lông gà phổ biến hiện nay
Sau khi tìm hiểu về lợi ích, giá trị mà vật liệu mang lại hẳn nhiều chủ cơ sở giết mổ gà vịt có ý định gom và bán lông. Một vấn đề đặt ra là giá bán đắt hay rẻ?
Thực tế đáp án cho vấn đề này sẽ phụ thuộc vào 3 tiêu chí cụ thể sau đây:
3.1 Dựa theo cân nặng
Nhiều thương lái thường thu mua theo kg mà không màng quan tâm đến size, nguồn gốc, độ dài ngắn, đặc tính riêng của từng loại.
Thông thường, bạn có thể gom và bán lông gia cầm theo cân nặng từ 1kg trở lên. Tùy theo khối lượng mà giá bán sẽ chênh đôi chút chứ không tuân theo dạng lũy tiến.
Bảng bên dưới tổng hợp mức giá chung thu mua lông gà vịt trên thị trường phân theo từng mức trọng lượng mà bạn có thể xem qua:
Khối lượng (kg) |
Giá mua (VNĐ) |
1 |
50.000 – 100.000 |
5 |
280.000 – 320.000 |
10 |
500.000 – 650.000 |
20 |
800.000 – 900.000 |
50 |
1.200.000 – 1.300.000 |
3.2 Dựa theo loại vịt
Giá mua còn được quyết định dựa theo chủng loại. Mỗi giống vịt lại có đặc điểm riêng về kích thước, màu sắc, cấu tạo bộ lông nên giá bán không đồng nhất.
Một số loại thuần chủng, ít lai tạp thì cho phần lông có màu sắc rất đẹp, độc đáo nên giá thu mua chắc chắn sẽ nhỉnh hơn.
Giống vịt |
Giá mua (VNĐ) |
Cỏ |
50.000 – 60.000 |
Xiêm |
60.000 – 70.000 |
Bầu |
70.000 – 75.000 |
Hòa Lan |
75.000 – 80.000 |
Đốm |
80.000 – 85.000 |
Trời |
85.000 – 90.000 |
Siêu thịt |
85.000 – 90.000 |
Anh Đào |
90.000 – 100.000 |
3.3 Dựa theo tính chất lông
Bên cạnh việc mua theo kg hay chủng loại vịt thì còn 1 cách khác là dựa theo tính chất của phần lông. Thông thường, loại bị ướt chỉ bán với giá từ 25 – 30K/kg trong khi loại hô bán giá cao gấp đôi từ 40 – 50K/kg.
Bên cạnh đó, nếu chất liệu đã được xử lý qua hóa chất thì giá bán sẽ nhỉnh so với loại chưa được xử lý. Tuy vậy mức giá này không cố định mà còn tùy từng địa chỉ thu mua.
4. Mẹo bán lông vịt với mức giá cao, cực lời
- Vặt đúng cách:
Một trong những yếu tố để phần lông gà vịt đảm bảo chất lượng, giữ được độ nguyên vẹn là phải nhổ lông vịt cho đúng cách. Khi giết mổ gia cầm không được dùng các loại hóa chất để làm sạch.
Việc này không chỉ vô tình gây hỏng kết cấu nguyên liệu mà còn gây hại cho sức khỏe.
Mặt khác trong quá trình làm bạn cần vặt đúng hướng, chú ý động tác khéo léo, đều tay chứ đừng vặt thô bạo khiến lông mất tính thẩm mỹ. Đồng thời, sau khi vặtnên gom lại và đem đi phơi khô để bán được giá tốt hơn.
- Sử dụng máy vặt lông chuyên dụng:
Một trong những phương án vặt lông hiệu quả, an toàn, tiết kiệm công sức cho những quy mô giết mổ lớn là máy vặt lông vịt.
Cấu tạo thông minh với motor công suất lớn, núm cao su thông minh giúp vặt nhanh, đẹp với SLL. Nhờ thế mà phần vật liệu không bị gãy nát lại được làm sạch hết mọi bụi bẩn.
5. Cơ sở thu mua lông gà vịt giá cao không phải ai cũng biết
Có thể nhận thấy xung quanh các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia cầm lớn bao giờ cũng có sự xuất hiện của các địa chỉ thu gom lông quy mô lớn.
Họ thường là các đầu mối, thương lái đến thu mua với SLL theo ngày hoặc theo tuần.
Thực tế những cơ sở này thường cần SLL lông nên họ sẽ báo giá từ trước và hẹn ngày đến lấy hàng. Mức giá mà các đơn vị này trả cũng cao hơn so với mua lẻ ở các hộ dân.
Đặc biệt, những gia đình tại nông thôn, lượng gà vịt giết mổ không thường xuyên. Người dân sau khi làm thịt gia cầm thì thường gom lại trong túi, đợi người hỏi mua thì mang ra bán.
Thu mua lông vịt là dịch vụ tuy nghe ngao ngán nhưng quả thực đây là nghề hái ra bộn tiền. Tận dụng thứ nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi ấy vừa bảo vệ môi trường lại đem đến những lợi ích. Dù là nghề nào đi chăng nữa chỉ cần có tâm cộng thêm vài mẹo hay thì đều có thể thành công.