Skip to main content

Bán thịt lợn cần những giấy tờ gì? Mọi thủ tục, giấy tờ liên quan

webdev webdev
1.817 Lượt xem
0 Bình luận

Thịt tươi sống là mặt hàng được ưa chuộng và có nhu cầu cao nhất, nhu cầu tiêu thụ thịt cao gần như quanh năm. Do đó, nếu bạn muốn kinh doanh bán thịt lớn thì cần phải có giấy phép kinh doanh. Vậy bán thịt lợn cần những giấy tờ gì? Để trả lời cho câu hỏi này thì hãy cố gắng xem hết bài viết dưới đây nhé! 

1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh bán thịt lợn 

  • Phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tuân thủ đúng quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh; dư lượng thuốc thú y; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; kim loại nặng; tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng của con người.

Thực phẩm thịt phải đáp ứng được một hoặc một số quy định sau:

  • Quy định về sử dụng các chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

  • Quy định kinh doanh thịt lớn về bao bì và ghi nhãn thực phẩm

  • Quy định về bảo quản thực phẩm

  • Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc rõ ràng theo quy định tại Điều 54 của Luật an toàn thực phẩm năm 2010

  • Có giấy chứng nhận về vệ sinh thú y của các cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y

  • Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Điều kiện về an toàn thực phẩm đối với những cơ sở kinh doanh thịt lợn

2.1. Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng

Có địa điểm cố định.

Địa điểm kinh doanh phải cách biệt với các nguồn gây ô nhiễm, khu bán thực phẩm chín hoặc bán thực phẩm ăn liền cũng phải được tách biệt.

Phải có đủ nước và xà phòng để rửa sạch tay.

Nước dùng trong kinh doanh thịt lợn phải đạt tiêu chuẩn nước ăn uống theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế 

2.2. Yêu cầu về trang thiết bị, làm sạch và khử trùng tiêu độc

Mặt bàn và máy móc treo bày bán thịt lợn phải được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không hoen gỉ, dễ dàng vệ sinh, khử trùng tiêu độc. Mặt bàn, máy móc treo bày bán thịt phải cao ít nhất 80cm so với mặt đất

Dụng cụ dùng để pha lọc và chứa đựng thịt phải được làm bằng vật liệu bền, không gỉ và dễ dàng vệ sinh, khử trùng tiêu độc. Các trang thiết bị, dụng cụ bày bán, pha lọc, chứa đựng thịt phải riêng biệt và không được dùng chung cho các công việc khác.

Phương tiện vận chuyển thịt phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y theo quy định.

Nếu có thiết bị lạnh bảo quản thì thì cần có những điều kiện sau:

Có thiết bị duy trì nhiệt độ từ 0-5°C để bảo quản thịt và phụ phẩm

Có nhiệt kế và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gắn trực tiếp vào thiết bị lạnh hoặc điều khiển từ xa

Có sổ sách ghi chép về nhiệt độ bảo quản mỗi ngày hai lần

2.3. Quy định về kinh doanh thịt lợn đối với yêu cầu về vệ sinh cá nhân

Khi kinh doanh thịt lợn thì chủ cơ sở và người làm việc phải có giấy xác nhận đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (ít nhất một lần trong năm). Bên cạnh đó, chủ cơ sở và người làm việc cũng cần phải có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.

Những người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da được ghi theo danh mục quy định tại Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT thì không được pha lọc, bán hàng hay bốc dỡ thịt.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong khi làm việc:

  • Những người có vết thương hở phải được băng bó bằng vật liệu chống thấm
  • Không được ăn uống, hút thuốc hay khạc nhổ trong khi pha lọc, bán hàng và bốc dỡ thịt
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi pha lọc, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với những vật liệu bị ô nhiễm
  • Người bán hàng không được ngồi trên bàn hay quầy bán thịt

2.4. Yêu cầu về quản chất thải

Có dụng cụ chứa đựng và thu gom chất thải rắn vào đúng nơi quy định

Có đường thoát chất thải lỏng từ quầy bán thịt, phụ phẩm đến đường cống

3. Thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh thịt lợn

3.1. Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh bán thịt

Lựa chọn loại hình kinh doanh bán thịt:

  • Doanh nghiệp tư nhân.

  • Công ty hợp danh.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên).

  • Công ty cổ phần.

  • Hộ Kinh doanh

  • Lựa chọn tên cho cơ sở kinh doanh thịt. Chủ cơ sở kinh doanh không nên đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các cơ sở khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ khi những đơn vị này đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản ( cơ sở pháp lý: khoản 2 điều 42 của Luật Doanh Nghiệp 2014).

  • Xác định rõ địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở: Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ của Việt Nam, phải có thông tin rõ về số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có) phố, quận/huyện, thành phố,…

  • Lựa chọn vốn điều lệ đưa ra kinh doanh

  • Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty 

  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh bán hàng. 

3.2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh bán thịt

Đối với doanh nghiệp 

  • Tùy theo loại hình của công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản thì những tài liệu cần có là:

  • Đơn đề nghị xin đăng ký doanh nghiệp 

  • Điều lệ công ty 

  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập và người đại diện theo ủy quyền quản lý phần góp vốn

  • Bản sao hợp lệ của một số giấy tờ bao gồm:

  • Thẻ CCCD/CMND, hộ chiếu hoặc giấy chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân

  • Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác của tổ chức doanh nghiệp, văn bản ủy quyền, thẻ CCCD/CMND, hộ chiếu hoặc giấy chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên tổ chức.

  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì cần phải có bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc những tài liệu tương đương được hợp pháp hóa lãnh sự

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với những nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư

  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có) và giấy tờ tùy thân của người đại diện nộp hồ sơ

Đối với hộ kinh doanh

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo mấu quy định tạo thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đối với những ngành nghề có điều kiện

  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc hợp đồng cho thuê mặt bằng (có dấu xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước).

3.3. Nộp hồ sơ

Hộ kinh doanh: nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký kinh doanh tại quận/huyện đặt địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp: nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tươi

Nộp trực tiếp qua bưu điện hoặc cổng thông tin quốc gia

3.4. Nhận kết quản

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thịt hoặc kinh doanh thịt lợn đông lạnh, chủ kinh doanh cần phải thực hiện thêm một số thủ tục khác, như vậy mới có thể tiến hành kinh doanh thịt.

4. Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm  

4.1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Đây là loại giấy cần thiết nhất khi bạn muốn kinh doanh bán thịt. Khi xin cấp giấy chứng nhận chủ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ sau:

  1. Mẫu giấy đề nghị cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm
  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành thực phẩm
  3. Bản vẽ sơ đồ của địa điểm kinh doanh 
  4. Quy trình sản xuất bảo quản tại đơn vị kinh doanh
  5. Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ kinh doanh và nhân viên làm việc chế biến tại cơ sở
  6. Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ của nguồn nước sử dụng
  7. Bản cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm
  8. 4.2. Lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực lần đầu là 150.00 đồng/lần.
  • Lệ phí cấp lại gia hạn cho cơ sở là 150.000 đồng/lần
  • Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm là 30.000 đồng/chứng chỉ.

5. Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị khi sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh bán thịt

Bản sao CCCD/CMND, hộ chiếu passport của các thành viên sáng lập, giấy tờ chứng nhận địa điểm của cơ sở kinh doanh , bản gốc và bản sao của hợp đồng thuê, và bản photo của chứng chỉ.

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đưa ra những giấy tờ cần phải chuẩn bị để kinh doanh bán thịt lợn. Hy vọng với những mẫu giấy mà chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích với các bạn.

Tham khảo máy xay giò chả để chế biến món ngon từ thịt lợn giúp bạn tăng doanh thu

 

Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
Tin nổi bật
Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
Showroom HÀ NỘI
Địa chỉ: 368 Trần Điền Mới, Định Công, Hoàng Mai
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 8 Hẻm 827 Hà Huy Giáp, Thạnh Xuân, Quận 12
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Quảng Ninh
Địa chỉ: Số 101 Cầu Sến- Phương Đông- Uông Bí
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Thái Bình
Địa chỉ: Đối diện ủy ban nhân dân xã Vũ Hoà - Kiến Xương - Thái Bình
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Đồng Nai
Địa chỉ: 1066 - QL 51 Tổ 3- Ấp Đồng- Phước Tân- Biên Hòa
Tổng đài: 037 9377 888
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn