Nồi nấu phở điện, máy chặt xương, bát đũa, tô, rây lọc… là những dụng cụ nấu phở quan trọng bắt buộc cần có để mở một nhà hàng, quán ăn. Nên mua các thiết bị nấu phở ở đâu uy tín, chất lượng cao và giá rẻ? Bí mật sẽ được Quang Huy tiết lộ tại đây. Xem ngay!
1. 12 Dụng cụ nấu phở nhất định phải có trong bếp nhà hàng
Để có được thành phẩm tô phở ngon phục vụ đến khách hàng thì khâu chuẩn bị thiết bị nhà bếp rất quan trọng. Các thiết bị này giúp mọi công đoạn hoàn thiện món ăn trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Nếu muốn start-up quán phở, nhất định không thể bỏ qua việc mua sắm 12 dụng cụ hữu ích dưới đây.
1.1. Nồi nấu phở điện
Đây là công cụ giúp đun nấu nước dùng, nước lèo siêu nhanh. Chỉ cần kết nối nồi với nguồn điện, là có thể sử dụng dễ dàng, không vất vả như đun nấu bằng gas, củi… truyền thống. Nồi có chế độ ủ ấm khi đạt đủ nhiệt độ đun sôi.
Thiết bị có lắp thêm aptomat an toàn, tự động ngắt nguồn điện nếu có sự cố xảy ra về điện. Nồi nấu phở điện thiết kế hình trụ nhỏ gọn nên dễ lắp đặt ở mọi vị trí. Đa dạng dung tích nồi từ 20L, 40L, 50L… để lựa chọn phù hợp với quy mô kinh doanh.
1.2. Giỏ trụng xương/bánh phở
Giỏ trụng xương (rổ đựng xương), giỏ trụng bánh phở là một trong những dụng cụ nấu phở quan trọng. Phụ kiện này thường đi kèm với nồi phở điện để mang đến sự tiện lợi.
Công dụng của giỏ trụng là giúp lọc xương, những mảnh vụn hay các loại gia vị ra khỏi nước dùng dễ dàng. Như vậy, nồi nước dùng luôn giữ được độ trong nhất định, không bị vẩn đục. Còn công dụng của giỏ trụng bánh phở là trần phở vào nồi nước dùng giúp sợi phở mềm hơn.
1.3. Muôi/muỗng múc canh
Với thiết kế khoét sâu phần dưới, muôi múc canh có nhiệm vụ mức nước dùng vào tô. Bên cạnh đó còn dùng để đảo thức ăn, kiểm tra độ chính hoặc nhừ của thức ăn.
Muôi/muỗng có nhiều kích thước khác nhau. Có thể chọn mua 2 – 3 size để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
1.4. Rổ rá
Một dụng cụ nấu phở không thể thiếu được là bộ rổ ra. Khi rửa rau, thịt hay các nguyên liệu khác đều cần dùng rổ để đựng.
Với thiết kế nhiều lỗ nhỏ, sau khi rửa nguyên liệu xong sẽ dễ dàng thoát nước. Giúp cho phần rau củ không bị đọng nước.
1.5. Dao thái rau củ
Cắt, bổ rau củ thì làm sao có thể bỏ qua bộ dao sắc bén. Ngoài khả năng cắt bổ, dao còn giúp đập dập các nguyên liệu hành tỏi khi cần.
Do đó khi chọn mua dao, hãy ưu tiên chọn kiểu dao dạng bản rộng, hình chữ nhật. Nhờ có dụng cụ này mà sơ chế các loại thực phẩm nhanh hơn.
1.6. Bát tô lớn
Bạn thử nghĩ, ăn phở mà không có bát thì sẽ ăn như nào? Và điều hiển nhiên, không thể quên đầu tư bộ bát tô sứ cao cấp để phục vụ phở cho khách hàng.
Trong lúc chế biến, hãy setup một vài chồng bát tô tại quầy. Như vậy, thuận tiện hơn hơn cho việc bưng bê phục vụ.
1.7. Máy chặt xương
Với những loại xương cứng, chắc như xương ống thì việc sử dụng dao chặt là bất khả thi. Lúc này, máy chặt xương là dụng cụ nấu phở lý tưởng, hỗ trợ chặt nhanh gọn và đơn giản nhất.
Chỉ cần cho xương vào đúng vị trí trung tâm của máy cắt, phần lưỡi phía trên sẽ cưa tức khắc trong một lát cắt. Việc của bạn là chỉ việc đẩy xương ống vào thôi.
1.8. Các lọ đựng gia vị
Không giống như các món ăn khác, ăn phở cần dùng đến nhiều gia vị khác nhau. Nào là tiêu, muối, ớt, bột canh, mắm… Các gia vị này không chỉ dùng trong một ngày mà là sử dụng hàng ngày.
Để tiện cho việc chế biến, phục vụ khách cũng như bảo quản gia vị tốt nhất, hãy chuẩn bị các lọ kín có nắp đậy. Nên chọn nhiều màu lọ khác nhau hoặc dán tên loại gia vị để dễ dàng phân biệt.
1.9. Tủ đông, tủ mát
Mở quán ăn, nhà hàng khó tránh khỏi việc dư thừa thực phẩm. Ở trường hợp này, tủ lạnh chính là người bạn đích thực.
Đồng thời, tủ mát/tủ đông cũng giúp bảo quản các loại thực phẩm chế biến trong ngày. Giúp nguyên liệu luôn tươi ngon, không bị ôi thiu.
1.10. Rây lọc
Rây lọc có kết cấu phần khung tròn phía trên, bên dưới gắn lướt inox gồm nhiều lỗ nhỏ li ti. Công năng của rây lọc là tách phần cái và nước lèo riêng biệt.
Với dụng cụ nấu phở này, bạn có thể sử dụng để vớt bọt hoặc váng trong khi đun nước dùng. Từ đó, nước dùng trong vắt và không bị lợn cợn.
1.11. Thớt/Bàn chặt
Thớt hoặc bàn chặt dùng được cho nhiều mục đích như: thái thịt, thái rau, chặt xương, băm hành tỏi… Rất đa-zi-năng và tiện dụng lắm luôn.
Vì thớt được làm bằng gỗ nên thường tạo ra mùn, nấm mốc. Do đó, hãy vệ sinh thớt sạch sẽ sau mỗi lần dùng và nên thay đổi thớt mới định kỳ.
1.12. Thìa, đũa
Cuối cùng là thìa đũa, thử nghĩ không có thìa đũa sẽ gắp phở bằng gì? Chức năng của chúng là đảo, trộn nguyên liệu và đưa thức ăn vào miệng. Do đó, việc mua đũa, thìa là điều cần thiết.
Nên sắm nhiều loại đũa, thìa có kích cỡ khác nhau. Vừa thuận lợi cho việc chế biến, vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng già/trẻ.
2. Địa chỉ mua dụng cụ nấu phở uy tín, chất lượng cao, giá thành rẻ
Không khó để tìm một địa chỉ mua các công cụ nấu phở. Thế nhưng, để tìm nơi mua giá tốt, sản phẩm chất lượng lại không hề dễ.
Đối với nồi nấu phở điện, hãy liên hệ Quang Huy – Đơn vị hàng đầu về lĩnh vực thiết bị nhà bếp qua sđt 037 9377 888. Hoặc tham khảo sản phẩm trên web, đặt mua online tại inoxquanghuy.vn.
Thật bất ngờ là khi nồi phở tại Quang Huy, bạn được tặng ngay một giỏ trụng cao cấp, quá hời phải không? Bên cạnh đó là nhiều ưu đãi cực hot: Phiếu mua hàng giảm giá, hỗ trợ ship tận nhà, phiếu bảo hành đầy đủ…
Đối với các dụng cụ nấu phở khác như muôi, rổ rá, đũa, bát tô… thì có thể lựa mua tại siêu thị, Big C, Aeon Mall, chợ lớn… Đây cũng là những địa chỉ uy tín, được người tiêu dùng đánh giá cao.
3. Một số điều cần lưu tâm trước khi kinh doanh quán phở
Để bắt đầu kinh doanh tiệm phở là điều không khó. Nhưng, để kinh doanh hiệu quả thì phải lên kế hoạch cụ thể.
3.1. Mục tiêu kinh doanh
Đây là phần quan trọng khi lên plan để phát triển nhà hàng. Phải đặt ra mục tiêu và dự đoán sẽ đạt được doanh số sau thời gian mở bán. Chẳng hạn: Mục tiêu bán 100 tô phở/ngày, sau 1 tháng thu về khoảng 20 triệu đồng.
3.2. Chi phí đầu tư
Chuẩn bị sẵn nguồn vốn đầu tư bao gồm mua dụng cụ nấu phở, chi phí mặt bằng, trang trí quán, thuê nhân viên… Mỗi đầu mục hãy ước lượng cần chi tiêu bao nhiêu tiền để quản lý chi tiêu.
3.3. Vị trí mở quán
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh không hề dễ. Ưu tiên chọn nơi thoáng mát, có chỗ để xe thoải mái, vị trí dễ tìm, giao thông thuận lợi. Như vậy mới thu hút được đông đảo khách hàng ghé quán.
3.4. Công thức nấu phở
Bên cạnh công thức ngon, đúng chuẩn thì hãy tạo nên một hương vị đặc biệt để thực khách nhớ đến quán của mình. Hãy dành thời gian nghiên cứu đối thủ, tham gia khóa nấu ăn để tìm ra công thức nấu phở tuyệt hảo.
3.5. Thái độ phục vụ
Phong thái phục vụ của nhân viên cũng quyết định đến cảm nhận của thực khách khi đến quán ăn phở. Đừng coi nhẹ việc này, hãy đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, luôn sẵn sàng phục vụ và thân thiện.
Nếu đang ấp ủ ước mơ mở một tiệm phở thì nhất định cần đầu tư những thiết bị quan trọng này. Hãy lưu lại danh sách 12 dụng cụ nấu phở cần thiết mà Quang Huy đã chỉ tên ở trên để có sự chuẩn bị chu đáo và khởi nghiệp thuận lợi, thành công nhé.