Hiện kinh doanh giò chả là lĩnh vực đáng đầu tư hay đã bị bão hòa? Vấn đề này chắc hẳn đã làm khó những ai đang muốn dấn thân vào mảng này. Không chỉ giò chả mà ngành thực phẩm nói chúng đều rất cần thiết trong cuộc sống. Vì vậy, dù đã có nhiều tiệm mở ra nhưng chắc chắn bạn vẫn sẽ nhận được ủng hộ.
1. Kinh doanh giò chả – con đường đầu tư siêu lợi nhuận
Từ xa xưa Giò chả đã được nấu để phục vụ trong cung đình. Ngày nay, đây cũng là món phổ biến trong bữa cơm. Đặc biệt là vào các dịp Lễ hội lớn, Tết Nguyên đán, đám cưới, tiệc mừng,… Chỉ tần suất sử dụng cũng đủ thấy nhu cầu của thị trường lớn đến mức nào.
Có thể bạn không tin nhưng người sành ăn sẵn sàng chi tiền để mua về những cây giò chất lượng. Chỉ cần buôn bán có tâm, làm giò chuẩn ngon thì bạn sẽ có lãi cực khủng.
1kg giò lụa hiện nay được bán ~200-250K. Trong khi đó, 1 kg thịt heo có giá từ 90-120K. Tính thêm chi phí sản xuất, phụ gia, dụng cụ, đóng gói,… được tối ưu khi làm nhiều. Vậy bạn sẽ lãi từ 50-70K/cây giò. Nếu dùng máy xay giò chả 5kg, mỗi ngày chỉ cần làm 20-30 mẻ. Vậy là đã thu về được khoảng 150kg giò lụa, sổ lãi sẽ lớn hơn rất nhiều. Muốn kinh doanh thì cần tính toán cụ thể và chi tiết hơn, đây chỉ là con số minh họa.
2. Thời điểm nào nên bắt đầu kinh doanh giò chả?
Khi mọi thứ đã sẵn sàng là bạn có thể bắt đầu công việc kinh doanh của bản thân. Mọi thứ bao gồm: chuẩn bị về nguồn vốn cũng như tâm lý làm chủ, ứng biến các tình huống. Thời cơ chín muồi là khi bạn có đủ những yếu tố dưới đây.
2.1 Khi có kế hoạch cụ thể
Nếu lập được kế hoạch, có nghĩa là bạn đã research về thị trường. Từ đó mới đưa ra được nhận định tiềm năng 1 chính xác hơn. Tiếp đến còn xác định quy mô, địa điểm bán hàng phù hợp. Tất cả những vấn đề này đều biểu thị sự quan tâm và nghiêm túc với công việc. Lập plan không chỉ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn mà còn lên được ngân sách chi tiêu.
2.2 Khi xác định làm ăn lâu dài
Kinh doanh sẽ khó mà sinh lãi trong sớm, chiều. Do đó, bạn cần có sự kiên trì và xác định làm lâu dài. Tối thiểu 2 năm mới nhìn rõ được thành quả và con đường đã trải qua. Hơn nữa, đầu tư quy trình làm giò cần nhiều trang thiết bị tiên tiến. Nếu mua về mà chỉ dùng chốc lát thì rất lãng phí. Vì vậy, đã đi theo lĩnh vực này thì cần có sự gắn bó dài hạn đấy nhé.
2.3 Khi có hiểu biết, đam mê với nghề
Khởi nghiệp từ số 0 hay tiếp nối sự nghiệp của gia đình đều không hề đơn giản. Vậy điều gì tạo động lực, sức mạnh để vượt qua chông gai, đối diện tình hình?
Đó chính là sự thích thú, đam mê với nghề làm giò, từ đó phát hiện được các điểm thú vị. Dù bạn mong muốn được kế nghiệp gia đình, hay đơn giản là 1 người yêu thích nấu nướng.Chỉ vậy cũng đủ tạo “vốn” làm ăn, có được công thức đặc trưng của riêng mình.
➽➽➽ CÓ NÊN LỰA CHỌN: Máy xay giò chả cũ
3. 8 điều cần chuẩn bị để khởi nghiệp kinh doanh giò chả thành công
Khi đã tính toán được thời điểm thích hợp thì phải có sự chuẩn bị cho công tác vận hành. Với những ai mới bắt đầu thì những kinh nghiệm dưới đây đều rất cần thiết.
3.1 Nguồn vốn đầu tư
Làm giò, chả nhìn chung không cần phải có khu phục vụ tại chỗ. Bởi khách hàng hướng đến là các quán ăn, nhà hàng,… có nhu cầu. Hoặc hộ gia đình ghé qua mua lẻ. Bạn cần gian bếp rộng, mặt bằng vừa đủ đặt tủ kính trưng bày sản phẩm. Có thể tận dụng chính nhà mình nên cắt giảm tiền thuê nhà đáng kể. Khi đó, cần khoảng 10-20 triệu là đã bắt đầu được. Tuy nhiên, nên tùy theo quy mô mà tính toán sao cho hợp lý.
3.2 Địa điểm mở bán
Dù là mặt hàng bán mang đi nhưng vẫn cần nghiên cứu địa điểm kỹ càng. Đặc biệt là khi có ý định mở rộng kinh doanh sau này. Ví dụ như muốn bán thêm bánh mì, xôi,… thì cũng tiện lợi hơn.
Không nên:
- Kinh doanh tại những nơi đã có nhiều đối thủ mở ra trước đó. Hoặc tập trung toàn những cái tên sừng sỏ.
- Vỉa hè quá nhỏ, dễ bị ách tắc giao thông và không có chỗ để xe.
- Không gian ẩm thấp và dễ bị mốc, ảnh hưởng mỹ quan.
3.3 Nhà xưởng, nhân công
Làm giò, chả cần được thiết kế theo dây chuyền, mỗi người phụ trách phần việc khác nhau. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và tối ưu năng suất chế biến. Dựa theo quy mô mà sắp xếp số lượng nhân viên hợp lý. Tránh việc lãng phí quá nhiều tài nguyên khi vận hành.
3.4 Thiết bị làm giò chả
Thông thường, làm giò cần trải qua các bước: Xay thịt > mix hỗn hợp > luộc, hấp. Vì vậy, muốn đạt hiệu suất cao mà tiết kiệm chi phí thì phải rút ngắn thời gian cho quá trình. Và đó là lúc mà máy xay làm giò chả và tủ hấp đa năng phát huy tác dụng. Với 2 thiết bị này, người bán sẽ thực hiện được lượng lớn nguyên liệu/cùng lúc. Hơn nữa, không cần tới quá nhiều nhân công trông coi, giúp tiết kiệm ngân sách hơn rất nhiều.
3.5 Khảo sát đối thủ
Khảo sát đối thủ sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị sẵn sàng trong mọi tình huống. Tìm hiểu được đâu mới là mặt hàng bán chạy nhất của họ. Từ đó mình tập trung đầu tư vào hương vị mới mẻ và khác lạ hơn. Tìm hiểu kỹ những thương hiệu cạnh tranh còn giúp nhìn nhận khách quan về thị trường.
3.6 Thăm nắm nhu cầu khách hàng
Không nắm bắt được xu hướng tiêu thụ đồ ăn của thực khách tại địa bàn bán hàng quả là sai lầm. Ví dụ, bạn “vô tình” bán giò thịt ở khu phố toàn người ăn chay? Đây chính là hệ quả tai hại của việc không chịu tìm hiểu cẩn thận trước khi kinh doanh. Do đó, đừng quên khảo sát và định hướng mặt hàng có thể sản xuất sao cho thích hợp nhé.
3.7 Chiến lược kinh doanh
Chiến lược chính là kế sách phát triển và xây dựng cửa hàng. Từ bước mở đầu tới khi mọi thứ đi vào quy củ. Sau khi đã hoàn thiện và khai trương, bạn cần PR cho gian hàng. Lập thêm web bán hàng online hoặc quảng cáo quanh địa phương bày bán. Thiết kế bảng giá, menu, CTKM,… sao cho cạnh tranh với đối thủ.
3.8 Phương án đề phòng rủi ro
Để hạn chế tình trạng gián đoạn do các vấn đề khách quan, bạn cần chuẩn bị trước cách xử lý. Ví dụ như:
- Đột ngột mất điện: Khi đó công việc sẽ phải tạm ngưng, làm sao để làm kịp đơn cho khách?
- Khách hàng khiếu nại: Chất lượng giò chả hoặc nguyên liệu không phù hợp, khiến khách bị kích ứng. Nặng hơn thì gây ngộ độc thực phẩm. Có thể nguyên nhân không xuất phát từ phía bạn. Nhưng khách lại gặp tình trạng đó sau khi sử dụng mặt hàng. Trong TH này cần làm như thế nào?
Trên đây là vài tình huống phổ biến, bạn nên có cách khắc phục sao cho thuận cả đôi bên.
4. Bí quyết giúp kinh doanh giò chả uy tín, thu hút nhiều khách
Chẳng có bài học nào hữu ích bằng chủ động học hỏi từ những người đã mở đường trước đó. Nếu có người quen cũng làm công việc tương tự và đã đạt thành tựu còn gì hơn. Bằng không thì đành phải đi cóp nhặt những bí quyết và tự đưa ra đường lối cho riêng mình.
4.1 Chế biến đa dạng món
Mở quán bán giò chả nói chung được so sánh với vựa lúa chín cần nhiều người thu hoạch. Vì liệt kê sương sương cũng phải có đến chục loại giò, chả khác nhau. Ngoài giò lụa, chả mỡ phổ biến còn có:
- Giò thủ (xào)
- Tai nấm, giò me,…
- Chả quế,…
Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải bán toàn bộ mặt hàng này mà chỉ cần lượng đúng sức. Tốt nhất, hãy làm 1 món chủ đạo, đại diện cho thương hiệu, khiến ai ăn cũng phải nhớ đến. Sau khi ổn định thì triển khai thêm nhiều kiểu sáng tạo khác, tiếp cận nhóm khách hàng mới.
4.2 Chú trọng chất lượng
Sự hoàn chỉnh về hình thức và chất lượng trong ngành chế biến phẩm phải được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh việc tìm NCC uy tín, bạn còn phải kiểm tra nguyên liệu được giao đến hằng ngày. Mọi quy trình phải tuân thủ nguyên tắc, từ bước nhập, lưu trữ kho đến khâu chế biến.
Quá trình đóng gói để ship hay bảo quản cũng phải đặc biệt đầu tư. Sử dụng máy hút chân không để giảm thiểu chi phí, bớt sức lao động. Ngoài ra còn tối ưu được không gian xếp hàng, dễ vận chuyển hơn đối với các đơn SLL. Từ đó xây dựng được uy tín đối với khách hàng, níu giữ họ trở lại trong lần mua sau.
4.3 Đón nhận đóng góp tích cực
Không bắt buộc phải tán thành toàn bộ đánh giá của khách hàng. Bởi có hàng trăm, hàng ngàn người, không thể làm hài lòng 100%. Tuy nhiên, hãy góp nhặt những ý kiến thiện chí, có ích cho việc phát triển thương hiệu. Ghi nhận cả review về chất lượng cũng như các dịch vụ về đóng gói, giao hàng, bảo quản,…
Đứng trước các mặt hàng ăn uống đa dạng, kinh doanh giò chả là sự lựa chọn rất an toàn. Hi vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp bạn có được khởi đầu thuận lợi và vững chắc hơn. Đừng quên chọn đơn vị uy tín đồng hành, hỗ trợ về trang thiết bị trong cả quá trình nhé!