Skip to main content

10 Kinh Nghiệm Mở Xưởng Cơ Khí: Ít rủi cao, Thành công cao

anh tuyet anh tuyet
806 Lượt xem
0 Bình luận

Mở xưởng cơ khí không phải cứ lắm tiền là có thể “quất” ngay mà cần đến rất nhiều kinh nghiệm thực chiến. Đặc biệt là những hiểu biết về yếu tố chuyên môn kỹ thuật trước khi tiến hành.

1. Mở xưởng cơ khí cần bao nhiêu tiền? Chuẩn bị bao nhiêu vốn?

Cũng như các loại hình kinh doanh khác, việc mở xưởng cơ khí chỉ có số vốn tối thiểu chứ không có số vốn tối đa.

Nếu bạn có năng lực tài chính, bạn thiết lập quy mô hoành tráng thế nào cũng được. Tuy nhiên, nếu kinh phí hạn hẹp thì cần tối thiểu khoảng 300 triệu để khởi động mô hình này.

vốn mở xưởng cơ khí

Cụ thể, chia nhỏ khoản vốn trên để chi cho các hạng mục sau:

  • Thuê mặt bằng nhỏ: khoảng 70 triệu cho 6 tháng đầu tiên
  • Mua máy móc hỗ trợ kinh doanh (máy hàn, máy cắt, đúc…): khoảng 100 triệu đồng (có thể dùng hàng qua tay để tối ưu chi phí)
  • Thuê nhân lực: khoảng 50 triệu cho 6 tháng (tuyển 1-2 thợ thủ công, tùy tay nghề mà fix lương cho phù hợp)
  • Marketing: 30 triệu (làm biển quảng cáo, thuê người lập page, web và quản lý)
  • Tiền dự phòng: 50 triệu để phòng ngừa các trường hợp phát sinh

Nếu có số vốn lớn hơn thì hãy nhân theo đúng tỉ lệ trên, sẽ tính toán được chi phí dự trù cho từng hạng mục.

➤ ➤ ➤  AI CŨNG XEM: Vốn ít nên kinh doanh gì

2. 7 kinh nghiệm mở xưởng cơ khí nhất định phải thuộc “nằm lòng”

Số vốn hạn chế cũng không đáng ngại bằng việc thiếu thốn kinh nghiệm khi khởi nghiệp kinh doanh. Hãy ghim lại cẩm nang đáng giá dưới đây để nâng cao tỉ lệ thành công khi khởi nghiệp nhé!

2.1 Xác định loại hình xưởng cơ khí

Hiện nay, xưởng cơ khí được phân làm 2 nhóm đó là xưởng CNC và xưởng truyền thống. Trong đó CNC hướng đến sự chính xác trong từng chi tiết, sử dụng máy móc tân tiến, hiện đại để thực hiện các thao tác.

xưởng cơ khí đầu tư thiết bị hiện đại

Và số tiền đầu tư cho mô hình này cũng rất cao, tối thiểu là 500-600 triệu.

Ở 1 diễn biến khác, xưởng truyền thống có yêu cầu kỹ thuật thấp hơn. Máy móc thuộc hàng cơ bản để thực hiện 1 số thao tác: bào, khoan, khoét, mài….

Số tiền mở xưởng thường chỉ ở mức 300 triệu trở lên. Như vậy, tùy vào năng lực kỹ thuật và năng lực tài chính mà bạn có thể chọn loại hình xưởng cơ khí phù hợp với nhu cầu. 

2.2 Tìm và thuê mặt bằng mở xưởng

  • Chọn nơi đủ rộng để setup full đồ cần chuẩn bị và thuận tiện cho việc đi lại, tiếp cận máy móc của nhân sự trong xưởng.
  • Chú ý đến độ khô ráo của mặt bằng để tránh nguy cơ dẫn ẩm.
  • Lựa mặt bằng thuận lợi cho việc tiếp nhận nguồn vật liệu đầu vào.
  • Xuất thành phẩm đi các nơi để tiết kiệm công sức, thời gian và phí vận chuyển 2 chiều
  • Chú ý ưu tiên nơi đông dân cư hoặc người dân có nhu cầu đặc biệt về nguồn hàng mình cung cấp.

2.3 Đầu tư trang thiết bị, máy móc

Trong xưởng cơ khí có rất nhiều kỹ thuật cần được thực hiện để “hô biến” vật liệu thành thành phẩm như: tạo hình, thiết kế đường ren, kết nối 2 hay nhiều chi tiết…

máy móc cần trang bị

Bên cạnh sức người, cần setup để vận hành toàn bộ quy trình này. Bạn có thể tiết kiệm bất cứ khoản nào nhưng riêng đầu tư trang thiết bị thì cần setup full, không thiếu bất cứ thứ gì.

Chú ý lựa hàng chính hãng, thông số kỹ thuật rõ ràng, chất lượng ổn áp. Vì những thành phần này sẽ đồng hành cùng bạn nhiều giờ trong ngày và hầu hết các ngày trong năm.

2.4 Thuê nhân công làm việc

Nhân công làm việc tại xưởng được phân làm 2 nhóm chính: 1 là bên chuyên môn, kỹ thuật, 2 là thiên về gia công.

Tốt nhất ngay trong GĐ khởi nghiệp nên chiêu mộ đủ cả 2 đối tượng này để tối ưu dây chuyền sản xuất.

Với KTV nên test thử tay nghề để xem có đảm bảo yêu cầu hay không. Riêng với nhân lực gia công thì chỉ cần nhanh nhẹn, chịu khó học hỏi bạn có thể đào tạo nhanh trong vài tuần.

2.5 Hoàn tất các thủ tục mở xưởng

Mở xưởng kinh doanh không phải muốn là được mà cần được sự cho phép của chính quyền, cơ quan chức năng.

đăng ký mở xưởng

Vậy nên cần đăng ký đúng loại hình/ngành nghề kinh doanh, chuẩn bị giấy tờ liên quan. Đáng chú ý nhất là đơn xin thành lập xưởng; những nội quy cơ bản và điều lệ; list những người tham gia góp vốn; bản sao căn cước của chủ xưởng…

Ngoài ra, tùy từng địa phương và quy mô kinh doanh mà cần nộp cả các văn bản đánh giá tác động môi trường.

2.6 Đa dạng hóa sản phẩm

Các ngành nghề cơ khi vốn rất phong phú với hàng tá những lựa chọn tiềm năng như: SX linh kiện điện tử, thiết bị bếp, đúc sắt thép, tách chiết kim loại, làm dao kéo…vv.

Nếu chỉ kinh doanh mũi nhọn 1 nhóm SP nào đó thì sẽ bị lệ thuộc rất nhiều vào đầu vào, đầu ra của chúng. Nghĩa là nguồn cấp nguyên liệu và nhu cầu thị trường.

2.7 Xây dựng lòng tin với khách hàng

Bạn có thể chinh phục lòng tin của KH thông qua 3 phương diện:

  • Kể cả khi vận hành xưởng cơ khí truyền thống bạn cũng đừng quên chỉn chu trong từng chi tiết để ai nhận được hàng cũng cảm thấy hài lòng.
  • Khi KH tham khảo, bảo hành cũng phải dành hết tâm huyết với các thượng đế.
  • Nói lời phải giữ lấy lời, thực hiện đúng như cam kết với khách. Kể cả đó là lời nói của TVV và chưa qua chứng thực bằng văn bản. 

3. 3 lưu ý cần chú trọng khi mở xưởng cơ khí

Khi mở xưởng, có những điều có thể “du di” nhưng riêng với 3 lưu ý dưới đây thì nhất định bạn nên xem trọng

mở xưởng cơ khí

3.1 Đăng ký tên xưởng

  • Thứ 1 là tên riêng của xưởng phải không trùng lặp, tối thiểu trong phạm vi cấp huyện/quận
  • Thứ 2 là không dùng những từ ngữ trái thuần phong mỹ tục, vô văn hóa

3.2 Đóng thuế khi mở xưởng

Thuế đóng cho nhà nước chính là khoản kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng. Cụ thể, trong giai đoạn “mở màn” cần nộp 4 loại thế cơ bản, đó là: thuế TNCN, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…

Và thông thường, việc thu phí sẽ lặp lại theo chu kỳ hằng năm. 

đóng các khoản thuế liên quan

3.3 Dự trù vốn lưu động

Số tiền dự trù dùng để giải quyết những sự cố bất thường xảy ra. Vd: không xuất được hàng do yếu tố khách quan; cần mua thêm vật liệu, thuê thêm nhân lực khi đơn hàng tăng đột biến…

Càng chuẩn bị chu đáo, bạn sẽ càng chủ động trong việc giải quyết vấn đề. Như vậy có thể phản ứng nhanh để đáp ứng nhu cầu thức thời hoặc giảm thiểu rủi ro (nếu có).

Mở xưởng cơ khí là mô hình kinh doanh đi lên bằng thực lực, không hề màu mè mà chỉ hướng trọng tâm đến chất lượng SP. Nếu bạn thực sự có đầu óc kinh doanh và tay nghề tốt, hãy thử sức mình với lựa chọn này nhé!

Source: Quang Huy

Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
Tin nổi bật
Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
Showroom HÀ NỘI
Địa chỉ: 368 Trần Điền Mới, Định Công, Hoàng Mai
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 8 Hẻm 827 Hà Huy Giáp, Thạnh Xuân, Quận 12
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Quảng Ninh
Địa chỉ: Số 101 Cầu Sến- Phương Đông- Uông Bí
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Thái Bình
Địa chỉ: Đối diện ủy ban nhân dân xã Vũ Hoà - Kiến Xương - Thái Bình
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Đồng Nai
Địa chỉ: 1066 - QL 51 Tổ 3- Ấp Đồng- Phước Tân- Biên Hòa
Tổng đài: 037 9377 888
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn