Mở quán cơm bình dân chưa bao giờ là điều dễ dàng. Bạn vừa phải đảm bảo chất lượng món, lại vừa phải treo giá hợp lý, phù hợp với số đông người đi làm, sinh viên. Tuy nhiên, nếu có trong tay những kinh nghiệm hữu ích dưới đây thì mọi việc sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
1. VỎN VẸN 10 kinh nghiệm mở quán cơm bình dân siêu lời
1.1 Tìm hiểu thị trường
Có thể nói thị trường chính là nơi “đấu đá” giữa các đơn vị cạnh tranh để giành giật khách hàng tiềm năng về phía mình.
Chính vì điều này mà khi nghiên cứu thị trường, bạn cần cùng lúc nhắm đến 2 đối tượng: người tiêu dùng và các đối thủ trực tiếp.
Với người dùng, bạn cần phân tích kỹ về độ tuổi, nghề nghiệp, xu hướng chọn món. Từ đó , có giải pháp lên thực đơn, tạo hình món và gia giảm gia vị sao cho “ăn khớp” với nhu cầu.
Với đơn vị cạnh tranh, cần làm 2 việc song song là nắm rõ ưu thế và hạn chế của họ. Khi đã nằm lòng những điều này, hãy “hô biến” điểm trừ của đối thủ thành thế mạnh của mình.
Bên cạnh đó, không ngừng học hỏi để có thể đuổi kịp những phương diện mà họ đang làm tốt.
1.2 Xác định kế hoạch kinh doanh
Nếu không lập kế hoạch, hành trình kinh doanh sẽ rất mù mờ, không có định hướng. Không định hướng thì không có con đường, cũng chẳng có động cơ.Chính vì thế, thất bại luôn là hệ quả tất yếu.
Kế hoạch chính là tờ giấy hướng dẫn và có ý nghĩa trong xuyên suốt hành trình kinh doanh của bạn. Khi nhìn vào đó, bạn sẽ biết cần phải bắt đầu từ đâu.
Vậy nên khoan nói đến những điều khác, hãy vạch định kế hoạch thật chi tiết trước khi bắt đầu. Đừng quên chú trọng đến mọi phương diện: tài chính, nhân lực, truyền thông,…
Khi đó, bạn sẽ thấy việc khởi nghiệp sẽ trở nên khả thi hơn rất nhiều.
1.3 Chuẩn bị đủ vốn
Vốn như là nguồn nhiên liệu trong quá trình đun nấu vậy. Bạn cần phải làm rõ quy mô kinh doanh, đồ dùng cần setup, quầy hàng, bàn ghế, trang thiết bị điện….
Lời khuyên dành là hãy cân đối giữa quy mô kinh doanh và khả năng tài chính của mình. Không nên quá ôm đồm, lên kế hoạch phi thực tế dẫn đến việc thiếu vốn, phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi.
Điều đó sẽ khiến việc kinh doanh trở nên nặng nề vì phải gồng gánh nhiều khoản nợ, rất khó để bứt phá trong nay mai.
1.4 Chọn địa điểm bán đông dân
Ở nơi càng đông dân thì tỉ lệ người qua lại, nhu cầu tiêu dùng ở khu vực đó càng cao và ngược lại. Do đó, khi tìm kiếm mặt bằng, bạn không chỉ cần chú trọng đến hình thức, tính hợp phong thủy mà còn phải quan tâm đến đặc trưng dân cư.
Đảm bảo tìm được nơi có nhiều người sinh sống, đặc biệt là những đối tượng khách hàng mục tiêu..
1.5 Đăng kí, hoàn tất thủ tục kinh doanh
Điều này sẽ tạo ra tính hợp pháp, là điểm tựa để bạn bắt đầu hành trình kinh doanh của mình. Như vậy, trong suốt quá trình bán hàng, bạn sẽ không phải băn khoăn hay lo lắng về những lỗi phát sinh.
Đặc biệt là yêu cầu đóng cửa đột ngột từ nhà chức trách, dẫn đến việc làm gián đoạn kinh doanh và gây ảnh hưởng đến danh tiếng.
1.6 Liên hệ NCC thực phẩm sạch, giá rẻ
Để có thể gắn bó với khách hàng lâu dài, thức ăn ngon thôi chưa đủ mà còn phải sạch sẽ, an toàn và giá cả phải chăng.
Vậy nên, việc liên hệ với NCC thực phẩm sạch, giá rẻ là điều rất nên làm và cần phải được thực hiện càng sớm, càng tốt.
Để bắt đầu, hãy tham khảo kỹ thị trường, xem phản hồi của người tiêu dùng và thương lượng giá 1 cách khéo léo.
Hãy chứng tỏ bạn là một người mua tiềm năng, order với số lượng lớn trong thời gian dài. Đặc biệt là có thể giới thiệu cho họ những khách “sộp” khác.
Khi đó, bạn sẽ nắm thế chủ động trong cuộc giao dịch và có được nguồn nguyên liệu chất lượng với mức giá hời.
1.7 Trang trí quán đơn giản, bình dị
Khi trang trí quán cơm bình dân, đừng đặt nặng về chi tiết vì điều đó không cần thiết. Bạn chỉ cần trang trí quán một cách bình dị nhưng có điểm nhấn là đủ.
Ngoài ra, có những điều bạn cần lưu tâm hơn, đó chính là độ thoáng mát, vệ sinh của hàng quán. Đặc biệt là đầy đủ thiết bị điện: quạt, điều hòa…. để khách hàng luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi thưởng thức món.
1.8 Học nấu cơm bình dân ngon
Mọi sự cố gắng trong việc trang trí hàng quán, setup trang thiết bị, truyền thông… sẽ bằng thừa nếu món nào làm ra cũng “dở ẹc”.
Như vậy, giá trị cốt lõi của cửa tiệm không nằm ở những điều vôi ve bên ngoài mà chính là chất lượng thành phẩm.
Do đó, bạn chẳng những biết nấu mà còn phải nấu thành thạo, nấu ngon thì mới có thể giữ chân khách lâu dài. Và có 2 cách để bạn hiện thực hóa điều này.
Đó là học hỏi kinh nghiệm người đi trước, tham gia các khóa đào tạo nấu ăn chuyên nghiệp để có được tay nghề “xịn đét”.
1.9 Trang bị công cụ bếp nấu tiện lợi
Khi vận hành, bạn sẽ thấy đồ dùng, thiết bị bếp tiện ích có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với việc chế biến và phục vụ khách.
Với lựa chọn này, việc đun nấu sẽ nhanh hơn, đỡ tốn sức hơn, cắt giảm nguồn nhân lực, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Và một số đại diện tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo bao gồm: tủ hấp cơm công nghiệp, bếp chiên tách dầu, bếp chiên nhúng…vv
1.10 Thuê nhân viên thời vụ, part-time
Có những giai đoạn trong năm, những thời điểm trong ngày, tỉ lệ người ghé quán cao hơn hẳn. Trong trường hợp này, nhân lực hiện có sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ khách.
Và để giải quyết vấn đề trên, bạn nên thuê nhân viên thời vụ, part-time. Với gợi ý vừa nêu, hàng quán của bạn sẽ vẫn hoạt động suôn sẻ trong giờ/mùa cao điểm, đồng thời tiết kiệm đáng kể chi phí thuê nhân công.
Bởi rõ ràng việc thuê theo thời vụ sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc tuyển full-time – Điều hoàn toàn không cần thiết khi mà hàng quán chỉ hoạt động tăng cường trong những thời điểm nhất định,
1.11 Thêm Voucher, KM hấp dẫn
Để tạo sự hứng thú cho khách hàng thì việc thiết kế những ưu đãi hay set các KM hấp dẫn là điều rất quan trọng. Tâm lý chung của chủ quán là muốn bán được nhiều hàng.
Vậy nên bạn hãy lập combo giảm giá. Mặc dù tiền lời của từng sản phẩm không nhiều nhưng khi bạn bán với số lượng lớn, thu nhập sẽ rất đáng kể.
Ngược lại, khách hàng cũng được lợi về giá nên rất hào hứng ghé qua.
1.12 Kết hợp bán, giao hàng online
Trong thời đại internet như ngày nay, không tận dụng bán hàng online quả là một thiếu sót lớn. Với cách này, bạn sẽ phổ cập được nhiều khách hàng ở xa và những vị khách vì quá bận bịu mà không thể ghé quán.
Như vậy, không đơn thuần là gia tăng doanh thu, kinh doanh online sẽ giúp lan rộng hình ảnh của hàng quán trong cộng đồng
✘✘✘ XEM THÊM: 13+ Quán cơm bình dân ở Hà Nội: Ngon nức tiếng, Giá sinh viên
2. Một số rủi ro phổ biến khi mở quán cơm bình dân
2.1 Giá cả lên xuống thất thường
Giá cả thực phẩm, dầu ăn, gas, điện…. có thể tăng giảm thất thường trong những thời điểm khác nhau. Nếu tăng giá theo thị trường, bạn sẽ mất khách.
Ngược lại, nếu vẫn giữ nguyên giá, bạn có thể bị thua lỗ.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy giữ nguyên mức giá cũ nhưng làm suất cơm với lượng ít hơn, tương đương 85-90% so với suất trước đó
Thậm chí bạn có thể chia sẻ điều này với khách hàng. Với giải pháp này, khách sẽ dễ thông cảm hơn là việc tăng giá đột ngột.
Tuy nhiên trong trường hợp việc chênh lệch giá nguyên liệu quá lớn, lại diễn ra trong thời gian dài thì bạn hãy cân nhắc, thông báo trước khi điều chỉnh giá.
Như vậy khách hàng sẽ cảm thấy được tôn trọng, vui vẻ chấp nhận và xuôi theo xu hướng tất yếu này.
2.2 Thực phẩm gây dị ứng/ ngộ độc cho khách
Đây là điều rất dễ xảy ra trong kinh doanh quán cơm bình dân. Nguyên nhân có thể đến từ nguồn nguyên liệu không đảm bảo hoặc cơ địa dễ dị ứng của khách.
Để giải quyết nhanh vấn đề này, bạn hãy xin lỗi và thanh toán chi phí chăm sóc phục hồi cho khách. Sau đó, thực hiện các biện pháp thắt chặt khâu kiểm định chất lượng nguồn nguyên liệu để tránh sự việc tương tự xảy ra.
2.3 Xảy ra cháy nổ trong bếp nấu
Khi nấu với SLL và trong thời gian dài thì nguy cơ cháy nổ trong bếp nấu là điều luôn tiềm ẩn. Nguyên nhân của vấn đề này là do bất cẩn hoặc thiết bị sử dụng không đảm bảo, sử dụng nhiên liệu là gas, củi.
Ngoài ra, như đã chia sẻ ở trên, việc nâng cấp các thiết bị điện chuyên dụng để hỗ trợ đun nấu cũng là một cách làm cực hiệu quả để ngăn chặn thực trạng vừa nêu.
2.4 Cãi lộn, xô xát giữa thực khách
Việc cãi lộn, xô xát có thể xuất phát giữa các thực khách hoặc giữa thực khách với nhân viên. Vậy nên, nếu là xích mích giữa những thực khách, chúng ta hãy là người giảng hòa.
Nếu là lời qua tiếng lại giữa khách và nhân viên, hãy yêu cầu nhân viên tiết chế lại và cùng nhân viên xin lỗi khách, bất chấp nguyên nhân đến từ ai.
✦✦✦ THAM KHẢO KINH NGHIỆM: Mở quán cơm tấm
3. Một số câu hỏi thường gặp khi kinh doanh quán cơm bình dân
3.2 Mở quán bán cơm cần bao nhiêu vốn?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có ý định mở tiệm. Và câu trả lời cũng không chỉ có 1, bởi nó căn cứ vào quy mô kinh doanh, khu vực bán hàng, mặt bằng và nhiều yếu tố khác.
Nhìn chung, để bắt đầu thì bạn cần tối thiểu số vốn trên dưới 100 triệu để mua đầy đủ các loại đồ dùng và chi phí vận hành trong 3 tháng.
Vậy nên, nếu thực sự đam mê hãy triển khai ngay hoặc lên kế hoạch và tích cóp từ bây giờ nhé!
3.4 Có nên mua trang thiết bị đồ dùng thanh lý không?
Vì khó khăn về vốn, rất nhiều người nghĩ đến một “kế sách” là mua thiết bị, đồ dùng thanh lý để cắt giảm chi phí đầu tư. Tuy nhiên đây chỉ là cách thức làm ăn chộp giật, mang tính tạm thời.
Bởi qua thời gian, bạn sẽ thấy lựa chọn này phát sinh nhiều vấn đề: hỏng hóc thường xuyên, tốn nhiều tiền bảo trì, làm gián đoạn việc kinh doanh.
Như vậy, chi phí thực tế cao hơn rất nhiều so với con số ban đầu, lại gây ra nhiều bất tiện trong buôn bán.
3.3 Bán cơm bình dân lãi được bao nhiêu mỗi tháng?
Có nhiều yếu tố chi phối đến lợi nhuận thu về: thời điểm kinh doanh (mới bắt đầu hay đã ổn định), số tiền đầu tư, giá món, lượng suất ăn bán ra mỗi ngày…
Và trong bài viết này, Quang Huy chỉ phân tích về lời lãi của mô hình kinh doanh này khi ở trạng thái “vào guồng”.
Cụ thể, mỗi suất cơm bình dân có giá dao động từ 30-40k. Trong đó phí nguyên liệu, điện nước, mặt bằng… ở mức 20-25k.
Như vậy, nếu bán ra 200 suất ăn/ngày thì lợi nhuận thu về là 2-3 triệu, tương đương với 60-90 triệu/ tháng.
Trong TH quán ăn có quy mô lớn hoặc bé hơn thì chỉ việc thay số vào trong cách tính cơ bản này sẽ tìm ra lời lãi cụ thể.
3.4 Lên thực đơn quán cơm bình dân như nào thì hợp lý?
Khi lên thực đơn cho quán cơm bình dân, bạn cần lưu ý đến điều gì để vừa thu hút khách, vừa tạo hiệu ứng đòn bẩy về doanh số?
- Như đã nhắc đến ở mục 1, hãy dựa vào thị hiếu của người dùng để điều chỉnh về mặt hương vị và setup món ăn. Khi đó độ hút khách của hàng quán sẽ được bẩy cao đáng kể
- Đa dạng hóa thực đơn để tiếp cận được với nhiều người dùng hơn và giúp KH “đổi gió” những khi có nhu cầu. Đặc biệt, ngoài đồ ăn đừng quên lồng ghép cả menu đồ uống để gia tăng doanh số của cửa tiệm.
- Tính toán để lên món với lượng phù hợp, đảm bảo đủ bán trong ngày, không để “dây dưa” sang ngày hôm sau
Tất cả những băn khoăn về việc mở quán cơm bình dân đều đã được giải đáp chi tiết trong bài viết. Nếu bạn cảm thấy phù hợp với ý tưởng kinh doanh trên thì hãy note lại những kinh nghiệm quý giá này và triển khai ngay thôi!