Khá nhiều người có ý định bỏ phố nhưng chưa biết nên kinh doanh gì ở thị trấn nhỏ. Giờ đây thành thị không còn là nơi “kiếm cơm” duy nhất, các thị trấn đã phát triển lớn mạnh.
Note lại ngay những mô hình khả thi dưới đây của Quang Huy, nếu định lập nghiệp thì áp dụng ngay nhé.
1. Nên kinh doanh gì ở thị trấn nhỏ? 10 ý tưởng xu thế, lời lớn
1.1 Mở quán tạp hóa
Tạp hóa thường rất đa dạng các chủng loại sản phẩm nên đôi khi khó kiểm soát. Định mở đại lý, hãy bắt đầu với số lượng nhỏ cho mỗi loại trước, theo dõi sát sao lượng bán ra.
Sau đó tập trung vào các phân nhóm bán chạy, có lượng mua lớn mà xoay vòng vốn. Ưu tiên thuê địa điểm bán ngay mặt đường, hoặc gần những khu tập trung đông dân cư.
1.2 Kinh doanh quán ăn
Mô hình này khả thi nhất vì có nhiều ngách nhỏ để triển khai nhưng tính cạnh tranh cũng cao. Menu không cần quá đa dạng nhưng cần đảm bảo chất lượng.
Nhiều món mà nấu không ngon thì khó mà níu kéo khách được lâu dài. Thị trấn nhỏ mà đầu tư xây quán ăn cao cấp, món đắt đỏ thì không nên.
Cân đối khoảng giá vừa phải, decor hợp thị hiếu, hài hòa với cảnh quan,… Kết hợp quảng cáo, PR với tần suất vừa phải sẽ nhận được sự ủng hộ từ người địa phương.
1.3 Bán quần áo bình dân
Bán quần áo streetwear, đồ ngủ, hoặc những bộ thời trang normal style,… sẽ cho thu nhập ổn định. Tùy nhu cầu người dân khu vực mà nhập đồ phù hợp về bán, tránh xung đột văn hóa. Nếu điểm bán tập trung nhiều người trẻ tuổi thì bán thời trang trẻ.
Tương tự, mở gần nơi nhiều công nhân thì tập trung vào mặt hàng lao động. Phải khảo sát xung quanh nơi bán cẩn thận, cũng loại trừ được món đồ bị trùng lặp ý tưởng.
✔️✔️✔️ XEM THÊM: Các mặt hàng có thể kinh doanh tại nhà
1.4 Bán mỹ phẩm thông dụng
Một số SP mỹ phẩm thông dụng như son, phấn nền, nước hoa,… đều có nhu cầu mua siêu khủng. Cần đầu tư mặt bằng xinh xắn, nghiêng về cái đẹp sẽ phát huy được khả năng “mời chào” khác.
Bên cạnh đó, nguồn nhập mỹ phẩm phải uy tín, chính hãng, cam kết hàng thật.
Chủ quán bắt buộc phải am hiểu về thị trường làm đẹp, bắt trend đồ makeup, làm đẹp nhanh chóng. Nếu bán trực tiếp chưa thực sự khả thi thì liên kết các nền tảng bán online.
Triển khai bán trực tuyến thì đơn hàng sẽ được đẩy liên tục.
1.5 Mở tiệm sửa quần áo
Nếu bạn có kỹ năng may vá, thêu hay làm đồ thủ công thì mở tiệm sửa đồ thời trang. Biết đâu còn gây dựng được thành thương hiệu bán quần áo tái chế, tiệm đồ si,… nếu nhận mua cả quần áo cũ.
Ngoài khả năng may đồ cần có cả con mắt nghệ thuật, sáng tạo đôi chút. Sửa quần áo độc đáo mà tính ứng dụng cao thì tiếng tăm chắc chắn không chỉ nằm trong thị trấn đâu.
1.6 Bán rau củ quả
Có thể thị trấn, gần ngoại ô nên đôi khi các hộ gia đình cũng tự canh tác trồng rau. Nhưng đó là ngày xưa, còn hiện tại đã khác. Bán rau, thực phẩm nói chung vẫn luôn thiết thực.
Như vậy, phù hợp với những bạn đã có nền tảng nông nghiệp sẵn, thuê được đất trồng. Nếu không triển khai được mô hình đó thì chuyển hướng làm đại lý cho các cơ sở rau quả sạch.
Quá trình tìm nguồn tuy hơi mất thời gian nhưng trái ngọt gặt hái được sẽ xứng đáng.
1.7 Mở quán bán đồ uống
Bán cà phê, nước ép, trà đá,… luôn có tính khả thi, chỉ cần khảo sát và đánh đúng nhu cầu. Nếu ít vốn thì cân nhắc dùng xe đẩy bán hàng rong giá rẻ để giảm tải phí thuê mặt bằng.
Xây dựng menu đa dạng với trà sữa, sinh tố, đồ giải khát,… và đầu tư thêm vài dụng cụ cần thiết. Nên khởi đầu bằng những thức uống đơn giản như trà chanh, nước mía, cà phê muối,…
1.8 Kinh doanh đồ điện gia dụng
Không nhất thiết phải đầu tư lớn mạnh như “siêu thị điện máy”, quy mô nhỏ vẫn bán được đồ điện. Vấn đề then chốt nhất là phải nhập hàng từ những NPP chính hãng, kèm chính sách hậu mãi cho khách. Tất nhiên, cần am hiểu nhất định về các SP bày bán.
Đồng thời tư vấn, hướng dẫn người mua cách sử dụng sao cho phát huy hiệu năng. Ban đầu bán những vật dụng thiết thực, sau có điều kiện thì mở rộng nhiều danh mục hơn.
1.9 Mở tiệm in ấn photocopy
Tiệm in mở gần trường học, văn phòng,… sẽ là những địa bàn lý tưởng để hút khách. Thị trấn nào cũng phát triển mô hình đào tạo, làm việc văn phòng nên chắc chắn sẽ có “đất”. Nên bổ trợ thêm các kỹ thuật tin học văn phòng để hỗ trợ đánh máy, thiết kế,…
Đáp ứng full nhu cầu của KH sẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận, giữ chân khách hơn. Nâng cấp trên in, photo văn bản là in màu, decal, poster,… có thể thêm dịch vụ làm quảng cáo, biển hiệu,…
1.10 Mở salon cắt tóc, làm đẹp
Làm đẹp nam, nữ thì ở đâu cũng có người cần, đủ mọi độ tuổi. Vậy nên mở salon & beauty không lo ế ẩm. Tuy nhiên, muốn hành nghề này thì phải học kỹ lưỡng.
Không cần mở quá lớn hay làm song song cả 2 cùng lúc nhưng cần có sự nghiêm túc. Có thể mở thêm mô hình đào tạo học viên, vừa có thêm nhân sự lại dễ xây chuỗi thương hiệu.
Đã đến lúc quyết định nên kinh doanh gì ở thị trấn, đừng để người khác tận dụng cơ hội. Không lập kế hoạch triển khai sớm thì sẽ bị nẫng tay trên thị trường đầy lợi nhuận này.