Bạn muốn nấu phở ngon mà chưa biết nên làm như thế nào, vậy nhất định đừng bỏ qua cách làm phở bò Nam Định trong bài viết nhé. Đây chính là công thức để nấu được món phở chuẩn nhất, mang đến hương vị đậm đà của phở Việt xưa. Chỉ cần có đủ nguyên liệu cũng như bỏ chút thời gian là đã có thể hoàn thành được món này rồi.
1. Phở bò Nam Định, cái nôi của phở truyền thống Việt Nam
Khi được hỏi về nguồn gốc của phở bò thì có lẽ đa số mọi người đều sẽ nghĩ ngay đến Nam Định. Theo lời kể của cha ông thì món ăn này ra đời từ những năm đầu thế kỉ 20. Lúc đầu chỉ là những gánh bán dạo, quán tạm ở chợ phiên, sau đó ngày càng phát triển và trở nên có tên tuổi như hiện nay.
Khi mới ra đời, phở là món ăn xa xỉ, có hương vị ngon lạ, ăn lại ấm bụng, no lâu. Do đó chỉ cần thưởng thức 1 lần là người ăn sẽ nhớ mãi, dần dần các quán bán nhiều hơn, người ăn cũng tăng lên. Và cho đến ngày nay món ăn này đã trở thành 1 thương hiệu bất hủ.
Bạn sẽ bắt gặp các quán bán phở Nam Định ở mọi tỉnh thành trên cả nước, từ bắc vô nam đâu đâu cũng có. Phở Nam Định thường chỉ có 2 món chính là gà và bò tuy nhiên hương vị, độ ngon lại cực kỳ cuốn hút. Khi ăn thực khách sẽ cảm nhận được độ ngon từ nguyên liệu tươi mới, cộng với cách chế biến tỉ mỉ của người đầu bếp. Tất cả hòa quyện cùng nhau đã tạo nên một món ăn thật hoàn hảo, mê đắm lòng người.
Phở có mùi hương thơm phức, nước chan không mỡ nhưng lại khá ngậy, cảm giác như tận hưởng được hết độ ngọt tinh túy của sương trong đó.
Ngoài ra một điểm để bạn có thể phân biệt được phở Nam Định với các loại phở khác đó chính là thịt bò: màu thịt cực đẹp, nhìn tươi hồng rất tuyệt. Các bạn có thể đi ăn và kiểm chứng những điều này nhé.
2. Nguyên liệu nấu phở bò chuẩn Nam Định ngon không thể thiếu
Để nấu được phở Nam Định chuẩn thì cần phải biết cách mua đúng nguyên liệu ngon. Nếu như ngay từ bước đầu này mà đã có sai sót thì món ăn rất khó thành công được.
2.1 Xương ống
Xương ống chính là bí quyết để nước dùng ngon vị tự nhiên. Xương ở đây không cần quá nhiều thịt tuy nhiên yêu cầu phải là loại mới, tủy còn tươi. Bên ngoài có chút mỡ trắng để khi nấu nước có độ béo nhẹ, ngọt thanh. Bên cạnh đó cũng không nên mua đồ đông lạnh, xương nhập khẩu. Vì những loại này hay có mùi hôi sẽ làm mất đi chất lượng của bát phở.
Xương sẽ được chặt đôi và dập nát ở đầu, sau đó hầm trong nước ít nhất 3h. Toàn bộ chất dinh dưỡng trong xương sẽ ngấm vào nước dùng tạo ra mùi thơm ngọt, ngửi thôi cũng đã thấy mê.
2.2 Thịt bò nạm
Có thể nói phở bò nạm chính là món hot nhất trong menu phở Nam Định. Vì thế nên cách chọn thịt nạm khi nấu cũng sẽ có những yêu cầu rất riêng như: thịt phải đỏ, nạc 90% và mỡ 10%.
Cũng tương tự như xương việc mua thịt đông lạnh hay thịt bò mỹ là điều tối kỵ phải tránh. Những loại này nhìn cũng rất ngon, giá thành lại rẻ nhưng khi chế biến sẽ làm mất đi giá trị của bát phở Nam Định chuẩn.
2.3 Hành lá
Linh hồn của bát phở Việt chính là hành lá. Hành tuy chỉ là nguyên liệu phụ thế nhưng vai trò lại cực kỳ quan trọng. Đả bảo mang đến màu sắc bắt mắt, hương vị cay nồng nhẹ làm thêm sức quyến rũ cho bát phở. Bí quyết để mua hành ngon: chọn loại lá nhỏ, thon dài, củ nhỏ, màu sắc xanh đậm.
Còn với những loại lá to, cứng, củ lớn thì đây chính là hành lai, chỉ phù hợp làm dưa, xào. Còn nếu dùng ăn phở mùi sẽ rất nồng. Ngoài ra, bạn có thể mua thêm hẹ hay rau thơm khác để ăn cùng phở cũng rất tuyệt.
3. Hướng dẫn cách nấu phở bò Nam Định ăn thì ngon, kinh doanh thì lời
3.1 Nguyên liệu
- Phở
- Xương ống
- Thịt bò nạm
- Hành lá
- Gia vị
- ….
3.2 Các bước nấu
Bước 1: Sơ chế xương
- Xương ống lọc bớt thịt và mỡ bên ngoài, chỉ giữ lại một lớp mỏng bao quanh xương là đủ
- Rửa sạch, luộc với nước sôi khoảng 3′. Khi thấy nước luộc tiết ra bọt có màu hơi nâu thì tắt bếp
- Cho xương ra chậu rửa lại với nước sạch thêm 1 lần nữa. Lúc này, nếu khúc xương quá dài thì bạn chặt đôi ra, còn nếu ngắn thì chỉ cần dập vỡ 2 đầu để lộ tủy ra là ok
Bước 2: Hầm xương
- Xương sau khi sơ chế sẽ cho vào 1 chiếc nồi lớn, với lượng xương này sẽ chế biến khoảng 6 – 8 bát phở. Vì thế hãy ước tính cho lượng nước phù hợp.
- Thêm hành tây, củ cải (tất cả đều cắt miếng to hoặc bổ đôi), 2 đốt mía róc vỏ và hoa hồi vào cùng
- Cho nồi lên bếp đun, thời gian khoảng 1h rồi điều chỉnh lửa lửa liu riu để giữ ấm
Bước 3: Sơ chế thịt bò
Thịt bò có thể chế biến theo 2 kiểu để tăng độ hấp dẫn
- Đầu tiên, cắt ra 1 miếng ngon nhất để mang đi luộc (khoảng 400g). Rửa sạch thịt, cho vào nồi luộc cùng 1 củ gừng nhỏ.
- Với chỗ thịt còn lại bạn sẽ cắt đều ra các miếng để phân vào các bát phở định nấu. Dùng dao băm nhỏ thịt ra, nhưng không được băm nhỏ quá, giữ cho miếng thịt vẫn có sự liên kết với nhau để tý sẽ nhúng tái.
Bước 4: Hoàn thành bát phở
- Nhúng bánh phở vào nồi trụng để làm nóng trước, tiếp theo chia đều ra các bát ăn
- Thái thịt bò luộc khi nãy để lên trên bánh phở, miếng thái mỏng, bản to, đều nhau
- Cho thịt bò băm vào chiếc muôi thủng, nhúng vào nồi nước dùng 6-8 giây để thịt chín tái thì cho vào bát
- Thêm hành lá, rau thơm cắt nhỏ lên trên cùng
- Chan nước dùng ngập hết bánh phở và topping
4. Những lưu ý khi nấu phở bò Nam Định bằng nồi phở điện
Sản phẩm này xuất hiện ở hầu hết các quán ăn và trở thành thiết bị nhà bếp cực kỳ quan trọng. Do đó, nếu bạn đang có ý định mở quán phở bò Nam Định để kinh doanh thì cũng nên cân nhắc chọn mua nhé.
Nấu phở Nam Định bằng thiết bị đun công nghiệp là một cao kiến cực hay. Việc dùng sản phẩm sẽ phù hợp cho những ai đun nấu với mục đích kinh doanh. Ưu điểm tạo ra thu nhập đầu ra cao nhất, đồng thời hạn chế được việc tiêu tốn tiền bạc, công sức cho người chủ.
Tư vấn kinh nghiệm chọn nồi cực chất đảm bảo mang lại hiệu quả:
- Chọn dung tích nồi theo đúng quy mô mà nhà hàng hướng đến
- Mua bộ nồi nấu phở để tiết kiệm chi phí và dùng được đa mục đích hơn
- Khi đun nấu nhớ để nhiệt độ phù hợp tùy theo từng giai đoạn chế biến
- Không nên cho nước dùng quá nhiều, cần để cách miệng nồi từ 10-12 phân
- Vệ sinh nồi sau khi đun nấu, tác dụng giữ nồi bền, sạch, khi nấu không bị lẫn mùi thực phẩm với nhau
- ….
Cách làm phở bò Nam Định đã được bảo tồn và duy trì biết bao nhiêu đời nay. Hy vọng, từ chia sẻ trên bạn sẽ nắm được công thức chuẩn nhất, góp 1 phần để giữ gìn nét đẹp ẩm thực dân tộc này.