Mỗi một người đầu bếp đều có cách nấu phở bò Hà Nội khác nhau nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống qua bao đời. Cùng khám phá bí quyết nấu món phở thịt bò ở đây khác biệt thế nào nhé!
1. Phở bò Hà Nội – món ngon nức tiếng từ xưa tới nay
Nhắc đến bún bò thì phải nói tới bún bò Huế còn với phở bò thì chắc chắn không ai quên được phở bò Hà Nội. Bất cứ thực khách nào ghé qua thủ đô ngàn năm văn hiến đều phải nếm thử hương vị truyền thống của món ăn này.
1.1 Nguồn gốc của phở bò Hà Nội
Cho đến nay, không một ai có thể khẳng định phở bò có mặt ở Hà Nội từ thời điểm nào. Chỉ biết rằng từ rất lâu rồi, khi nhắc đến tính hoa ẩm thực Hà Thành đều nhắc tới phở bò.
Hình ảnh những gánh phở bò bốc khói mỗi buổi sớm mai đã trở nên quá quen thuộc với người dân phố cổ. Nét đẹp này đã đi vào thơ văn của những tác giả nổi tiếng như “Quà Hà Nội – Hàng quà rong” của Thạch Lam.
1.2 Hương vị nhớ mãi không quên
Nhưng có lẽ nét tinh túy nổi bật nhất của món ăn này nằm ở phần nước dùng đậm đà. Ngoài phần xương bò ra thì các gia vị không thể vắng mặt chính là hồi, quế, thảo quả,… được hầm trong nhiều giờ trên lửa. Vừa để tiết hết được phần ngọt từ tuỷ hoà quyện với các loại gia vị tạo nên một hương vị vô cùng đặc biệt.
Phần bánh phở phải làm hoàn toàn từ bột gạo, sau đó tráng mỏng và cắt sợi. Bánh phở thơm mùi gạo mới, dai nhẹ mà không hề bở nát hoà quyện với phần nước lèo thơm nức. Không thể thiếu những miếng nạm xắt mỏng, gầu gân sần sật. Ăn kèm với chanh và ớt tươi là đúng bài.
1.3 Hàm lượng dinh dưỡng đủ đầy
Phở bò được nấu theo phong cách Hà Nội rất dễ ăn bởi vị ngọt thanh mát chứ không hề ngấy mỡ. Để làm được điều này, những người đầu bếp tài hoa cần phải căn chỉnh nguyên liệu nấu sao cho thật cân đối. Đồng thời đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ cho người dùng phù hợp nhất.
Trung bình 1 tô phở bò bao gồm:
- 100g bò
- 100g bánh phở
- 30ml nước dùng từ xương và rau củ
- 70g rau, giá đỗ ăn kèm
Phở bò là một trong những món ăn rất tốt cho sức khỏe, giúp bổ sung nhiều năng lượng và các loại dưỡng chất cần thiết như: protein, tinh bột, chất xơ….
2. Cách nấu phở bò Hà Nội truyền thống ngon, đậm vị gia truyền
Công thức bí truyền chưa hẳn đã làm nên một tô phở bò ngon chuẩn vị. Bởi còn căn cứ vào rất nhiều yếu tố như: bánh phở, nguyên liệu nấu, gia vị,… Và đặc biệt chính là tâm của người làm bếp đặt trọn vẹn trong món ăn mà họ nấu.
2.1 Nguyên liệu
Phần nước dùng nên được nấu từ xương ống bò để đạt được độ ngọt và tăng phần hấp dẫn cho hương vị của phở bò. Riêng đối với xương bò, người mua cần chọn lựa theo cảm quan kỹ lưỡng.
- Xương ống bò: 1kg. Phần xương màu trắng, thịt bán quanh phải đỏ tươi, không toả ra mùi hôi nồng của thực phẩm để lâu bị ươn.
- Bắp bò: 500g
- Gầu bò: 500g
- Rượu mai quế lộ dùng trong nấu ăn: 500ml
- Rau ăn kèm: hành lá, hành tây, mùi, húng lủi, chanh tươi, ớt sừng.
- Gia vị.
- Bánh phở: 1kg
2.2 Cách làm
Chế biến món phở bò không quá cầu kỳ nên các bạn có thể làm món ăn sáng bổ dưỡng cho cả gia đình. Lưu ý nhớ chuẩn bị phần nước dùng từ hôm trước để rút ngắn thời gian.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Xương ống bò nên nhờ người bán chặt khúc vừa nấu, rửa sạch rồi ngâm trong giấm trắng khoảng 2h. Sau đó vớt ra để ráo trước khi trụng sạch.
- Thường thì phần xương bò sẽ hay có mùi tanh. Bởi vậy khi trụng cần chuẩn bị nước, gừng đập dập, một muỗng muối tinh đun sôi trên bếp. Thả nhẹ tưng miếng xương bò vào trong khoảng 10 phút thì vớt ra. Rửa sạch với nước lạnh và để ráo.
- Tương tự với thịt bắp bò và gầu bò cũng ngâm với giấm trắng khoảng 15 phút rồi vớt ra.
Bước 2: Chuẩn bị nướng lèo
- Với 1kg xương ống bò cần khoảng 5l nước để hầm nước dùng. Theo cách thức truyền thống khi sử dụng than tổ ong hoặc củi thì cần hầm tới gần 10 tiếng để xương tiết hết chất ngọt. Nhưng nếu bạn có sẵn nồi áp suất điện hay nồi nấu phở thì chỉ cần khoảng 2h là đã có nồi nước hầm xương bò thơm ngọt.
- Các loại hồi, quế, thảo quả, đinh hương rang vàng trên lửa nhỏ. Gừng và hành tây nướng vàng dậy mùi. Tất cả bỏ vào túi lọc buộc kín rồi thả vào nồi nước ninh xương.
- Sau khi hoàn tất quá trình nấu nước dùng, bạn vớt bỏ túi gia vị hương liệu. Nêm thêm mắm, muối, bột ngọt sao cho vừa khẩu vị rồi chuyển qua chế độ ủ nóng.
Lưu ý: Một tip nhỏ khi hầm xương là không nên dùng các loại hạt nêm vì sẽ khiến độ ngọt từ xương bị ảnh hưởng.
✔✔✔ THAM KHẢO THÊM VỀ: Nồi nấu phở 3 ngăn
Bước 3: Chuẩn bị phần thịt bò dùng kèm phở
- Gầu bò và bắp bò đem luộc khoảng 2h để có độ mềm vừa phải mà vẫn ngọt thịt.
- Chuẩn bị nồi nước luộc gồm gừng, một chút rượu mai quế lộ, nêm gia vị hạt nêm, bột ngọt, chút muối.
- Khi nước sôi thì thả thịt vào và canh lửa phù hợp.
- Cuối cùng chuẩn bị âu nước đá để vớt thịt, giúp thịt săn chắc thớ, không bể nát trong 5 phút rồi vớt ra để ráo.
Bước 4: Hoàn tất và trình bày
- Bánh phở đem trụng trong nước sôi 80 độ C trong 1 phút. Tiếp theo, xếp đều vào các tô.
- Gầu bò và bắp bò thái mỏng, trang trí lên mặt phở.
- Các loại rau gia vị như hành, ngò thái khúc rắc mỗi tô phở một ít.
- Chan từng muỗng nước dùng nóng hổi lên bề mặt phở thấm đẫm để đảm bảo hương vị ngon nhất.
- Một vài lát chanh chua chua và ớt sừng cay nhẹ sẽ càng làm tô phở bò thêm phần hấp dẫn.
2.3 Thành phẩm
- Nước dùng trong, không váng mỡ, dậy được mùi hương thơm và vị ngọt thanh của xương ống hầm.
- Gầu bò và bắp bò: dai nhẹ và mềm ngọt, đảm bảo không còn mùi tanh của thịt bò mà là mùi gừng và thơm nhẹ của rượu mai quế lộ.
- Bánh phở sau trụng dai nhẹ, không bở nát.
- Mọi thành phần đều hòa quyện trong nước phở nức vị bò truyền thống.
3. Bí quyết nấu phở bò Hà Nội cực đắt khách từ các đầu bếp 5 sao
Khá nhiều người thắc mắc làm thế nào mà các đầu bếp nổi tiếng có thể thổi hồn cho phở bò luôn giữ được nét tinh hoa đến vậy. Vậy bí quyết nằm ở đâu?
3.1 Chọn mua nguyên liệu chất lượng
Nguyên liệu chính cho món phở bò rất quan trọng, từ việc chuẩn bị nước dùng cho đến thịt bò hay bánh phở đều cần phải kỹ lưỡng.
- Nước dùng ngon nhờ vào xương bò tươi. Kinh nghiệm chọn xương bò tươi không khó nhưng đối với những bà nội trợ ít khi dùng loại nguyên liệu này thì cần dựa vào cảm quan của bản thân. Trước hết màu xương phải trắng, xương càng ngả vàng cho thấy đó là loại xương cũ. Khi ngửi nếu thấy mùi tanh thì bình thường nhưng nếu kèm theo là mùi hôi của thịt ươn thì nhất định không chọn nữa. Các thớ thịt bám quanh xương đỏ tươi, không ngả nâu.
- Thịt bò như gầu và bắp hoa cũng tương tự. Nhất định không chọn những loại thịt đã ngả màu và có mùi ươn hôi, chảy nước hay sờ vào bề mặt thấy nhớt nhớt.
- Bánh phở phải trắng và thơm mùi bột gạo, không quá cứng bởi hoá chất nhưng cũng không mềm dễ nát khi chế biến.
3.2 Nấu nước dùng siêu nhanh với nồi phở điện
Ở các quán ăn hay nhà hàng thường được trang bị các thiết bị khá tối tân. Một trong số đó làm nên thành công của món ăn chính là nồi điện nấu nước lèo. Và nhãn hiệu danh tiếng nhất đang được các đơn vị tín nhiệm chính là nồi nấu phở Quang Huy với nhiều ưu điểm nổi bật:
- Chế độ nấu nhanh – cho nước dùng ngon ngoài mong đợi.
- Thao tác căn chỉnh chế độ nấu đơn giản, rút ngắn thời gian so với phương thức truyền thống.
- Tăng năng suất cực cao – chuẩn chất lượng đảm bảo
➤➤➤ PHẢI XEM: Bảng giá nồi nấu phở điện mới Update
3.3 Đa dạng topping cho tô phở thêm cuốn hút
Món phở bò có thể ăn kèm với các loại topping vô cùng hấp dẫn như:
- Chén trứng chần thần thánh: loại trứng bán sống – bán chín được trụng sâu trong nước dùng xương bò hầm, rắc trên bề mặt là hành tươi xắt nhuyễn. Húp một hơi là thấy tỉnh táo cả người.
- Bò tái: loại thăn bò mềm được trụng qua nước sôi để đảm bảo chín khoảng 30%, vẫn giữ được độ ngọt và mềm tự nhiên của thịt bò.
- Bò viên: thịt bò xay nhuyễn kết hợp với các loại phụ gia có thể kèm 1 ít gân bò để tạo độ giòn. Sau đó luộc kỹ lên và ăn kèm phở rất ngon.
Trên đây là công thức cách nấu phở bò Hà Nội cho ra thành phẩm không kém gì hương vị từ những đầu bếp hàng đầu tại Việt Nam. Chúc các bạn thành công với món ngon bổ dưỡng cho cả gia đình!