Cháo lòng bò nhận được rất nhiều lượt tìm kiếm từ nơi bán đến cách nấu. Ghé An Giang ăn thử 1 lần mà cứ nhớ mãi khôn nguôi, đi đến đâu cũng chưa tìm lại được vị ngon đó. Nấu món này cần 1 nguyên liệu đặc biệt, dù nhỏ nhưng thiếu đi sẽ tác động lớn.
1. Cháo lòng bò mang tên Tri Tôn độc nhất vô nhị của An Giang
Món ăn này cũng được bán ở nhiều nơi, học hỏi đủ các kiểu nấu Tây và Ta. Duy chỉ tại An Giang mới tạo hương vị gây thương nhớ. Nhiều người học theo nấu thử mà không thành.
Vì những ấn tượng cực mạnh về hương vị không nằm ở cách nấu, chủ yếu do nguyên liệu.
- Lòng bò giàu dinh dưỡng:
Cháo ngon từ gạo và các hương vị pha trộn từ lòng non, huyết, dạ dày,… Là thực phẩm bổ dưỡng cho những ai đang cần bổ sung sắt, ổn định huyết sắc tố.
- Chúc thơm độc lạ:
Cách nấu cháo, bày trí có sự tham gia của quả chúc (chanh Thái), mùi vị thơm nức mũi. Cái đặc biệt của loại lá này vừa có hình dạng giống lá chanh, lai chút hương bưởi. Khi ăn kèm lòng sẽ át đi mùi khó chịu, dậy lên hương thơm quyến rũ.
- Nước chấm lạ miệng:
Đã ăn cháo lòng thì phải kèm chén nước chấm đúng không nào.
Có người dùng mắm tôm, mắm tỏi, muối tiêu,… nhưng ăn với mắm chúc thì chỉ ở đây mới có. Vị chua thanh nhẹ, thêm chút thơm của tinh dầu tiết ra từ vỏ, cho vị đặc sắc.
✘✘✘ NÊN XEM: Cháo lòng bao nhiêu calo
2. Cách nấu cháo lòng bò ngon chuẩn vị, dễ làm tại gia
2.1 Nguyên liệu
- Lòng bò: Mua định lượng các loại tùy theo sở thích, khẩu phần định nấu.
- Gạo tẻ: Pha thêm 1 nắm nếp nếu dùng 3 nắm gạo.
- Huyết tươi: Huyết bò, huyết heo hay gà đều được
- Lá + Quả chúc thơm
- Rau ăn kèm: Giá đỗ, Hành lá, húng quế,…
- Hành tím, gừng, gia vị các loại
2.2 Các bước chế biến
B1: Sơ chế nguyên liệu
- Lòng bò cần được khử bỏ mùi hôi. Dùng tinh dầu ép từ quả chúc thơm bằng cách giã nát quả. Sau đó, mix với gừng + muối, thêm lòng vào bóp đều.
- Quá trình đó cần tuốt sạch dịch, nhớt trong, cạo mặt trong của lòng, lộn ra ngoài để tẩy cho sạch.
- Thực hiện thao tác này cần tối thiểu 10”, rửa lại với nước sạch là hoàn thiện.
- Tiết thì pha thêm nước lọc, đánh đều cùng chút bột ngọt, đậy kín, cho vào tủ đông
B2: Luộc lòng, chắt nước
- Đun nước thật sôi, thêm hành tím + gừng rồi mới cho lòng vào luộc. Khi chín thì vớt ra ngoài và ngâm nước mát ngay.
- Chú ý: Khi luộc nên dùng lửa lớn để tránh bị dai.
- Luộc chín tiết, để riêng ra chiếc tô cùng đầu hành lá luôn nhé.
B3: Nấu cháo
- Dùng chảo nóng rang gạo, đổ vào nước luộc lòng để nấu nhừ. Vớt gừng và hành củ ra trước đã nhé.
- Chỉnh mức nhiệt nhỏ nhất, đun khoảng 20-30” cho gạo nở bung thì cho lòng đã cắt vào nấu cùng.
- Sau đó, nếm hạt nêm, tiêu, bột ngọt,… nước mắm tùy khẩu vị.
B4: Pha nước chấm lòng
- Tỷ lệ đường nước mắm tương ứng là 3:2, thêm cốt quả chúc thơm và lá chúc thái sợi. Ớt, tỏi cho lượng vừa đủ tạo độ cay theo sở thích là xong.
- Phi thơm hành để ăn kèm cháo sau khi hoàn thiện.
B5: Bày trí món ăn
- Cho giá đỗ xuống dưới cùng rồi xếp lần lượt các miếng lòng. Tiếp đến thì múc cháo lượng vừa đủ và thêm hành lá, lá chúc thái mỏng trên cùng.
2.3 Thành phẩm
- Đặc sản cháo lòng bò An Giang đặt chất lượng là khi thoảng thoảng mùi chúc. Không bị hôi, lòng giòn ngon vừa đủ, không quá dai.
- Cháo được hầm nhừ, thơm, nước cháo hơi loãng, không đặc sệt như ngoài Bắc đâu nhé.
3. Khi nấu cháo lòng bò nhất định phải lưu ý 3 điều
3.1 Chọn lòng bò tươi ngon, mới mổ
Có thể chọn bất cứ phần lòng nào để nấu, tùy sở thích. Nhưng phải mua đúng loại sạch, chất lượng, không bị mùi hay nhớt.
Kỹ thuật chọn lòng ngon cũng phải dựa trên từng bộ phận mà đánh giá. Lòng non phải có màu trắng, còn dịch nhầy bên trong, không bị mùi ôi, hỏng.
Xách bò được sơ chế sạch bã bên trong, có độ đàn hồi vừa phải. Xách tươi vẫn còn mùi đặc trưng, phải dùng vôi bột chà xát để khử.
3.2 Sơ chế và khử hôi ở lòng bò kỹ càng
Cách loại bỏ mùi hôi của lòng quan trọng nhất phải dùng gừng, rượu. Gừng nên để nguyên củ rồi đập dập, dùng phần tinh dầu đó xoa đều lên lòng sống.
Tiếp tục bóp muối rồi rửa bằng rượu trắng/Mai Quế Lộ, hoặc dùng được rượu gừng càng tốt.
Chần sơ các nguyên liệu xong nhớ rửa nhiều lần bằng nước sạch. Nếu muốn sạch hơn thì tận dụng nước cốt chanh hoặc vỏ chanh – pha cùng nước hoặc cắt nhỏ.
Luộc lòng bằng nồi nấu cháo bằng điện, tiến hành hầm cháo luôn trong đó.
3.3 Rang sơ gạo trước khi nấu nhuyễn
Với cách nấu cháo này, gạo cần được rang sơ trước khi nấu, như vậy rất nhanh nhừ. Cách xử lý này còn tạo được mùi vị đặc trưng hơn, cho chất gạo thơm, cháo ngậy.
Khi rang chỉ nên cho nhỏ lửa, tránh việc rang gạo quá vàng. Nếu có máy xay thì xay sơ rồi mới đổ nước nấu chín. Bạn cứ thử áp dụng cách này mà xem, đảm bảo thành phẩm sẽ “chất” hơn nhiều.
Cách nấu cháo lòng bò trên đây không chỉ nhanh mà còn tối ưu thời gian cho những ai muốn kinh doanh. Nấu cháo giờ đây không còn lỉnh kỉnh đồ đạc như trước, đã có nhiều phương tiện phụ trợ.