Skip to main content

Cách Nấu Cháo Lòng Miền Bắc: Ngon, Thơm, Sánh, Mịn

anh tuyet anh tuyet
1.091 Lượt xem
0 Bình luận

Cách nấu cháo lòng miền Bắc thì có gì khác biệt và có khó hơn không? Muốn tự mình kiểm chứng thì bắt tay vào làm là biết ngay. Nhìn chung thì nấu món này chỉ khó ở khâu sơ chế. Còn các bước triển khai lại cực kỳ đơn giản. Thi thoảng đổi món độc đáo liệu cả nhà có trầm trồ không nhỉ?

cháo lòng miền bắc ngon

1. Cách nấu cháo lòng miền Bắc chuẩn sẽ như thế nào?

Nếu đã được đi nhiều nơi, bạn sẽ thấy cách nấu cháo lòng của 3 miền nước ta rất khác. Không cần tính khoảng cách địa lý rộng như vậy, chỉ 2 tỉnh sát nhau đã có cách nấu riêng. Thực tế thì không có quy chuẩn nào đúng “mẫu” để đánh giá món ăn này. Tuy nhiên, người ta sẽ dựa vào độ phổ biến/mỗi vùng để làm đại diện cho miền đó. Cháo lòng kiểu Bắc thường có những đặc điểm đặc trưng.

1.1 Lòng giòn thơm

Lòng non được luộc chín, sau đó trụng qua 1 lượt nước đá. Càng nhai càng giòn, thấy được vị ngọt bên trong. Nếu luộc sai phương pháp thì lòng sẽ bị đắng. Ngoài món đó ra còn kết hợp thêm nhiều loại nội tạng khác. Tạo nên hương vị “thập cẩm” nhưng mỗi cái đều có vị ngon riêng. 

Ví như lòng nhồi thì ngậy ngậy, béo béo. Gan luộc thì mềm, thơm, bổ dưỡng. Không thể thiếu miếng dạ dày sần sật được cắt chéo với 2 lớp dai dai.

Lòng giòn thơm

Có thể order thêm cuống họng, tim, thịt dải,… Càng nhiều loại càng khiến tô cháo thêm phần chất lượng. Tuy nhiên, mỗi thứ chỉ nên dùng 2-3 miếng, “đong đầy” quá lại thành phản tác dụng. 

1.2 Cháo mềm nhuyễn

Hạt cháo thường được xay nhỏ trước khi đem ninh nhừ. Nhờ vậy mà kết cấu trong gạo sẽ dễ bị phá vỡ hơn, tạo nên sự kết dính. Cháo cũng không bị tiết nước (vữa) dù có để lâu. Hòa lẫn trong đó còn có vị ngọt của nước luộc lòng, tiết heo,… Khi ăn thêm chút tiêu đen thì quả là mỹ vị nhân gian. Bạn nào không thích ăn lòng, phèo cũng nên order tô cháo “không người lái” ăn thử. Đảm bảo 1 miếng là mê liền, chắc chắn sẽ có lần 2.

1.3 Hương vị bùi bùi

Các nguyên liệu được kết hợp với nhau, tưởng như lẫn lộn nhưng lại rất hòa hợp. Khi ăn, bạn sẽ gắp từng miếng lòng, chấm thêm chút mắm ớt. Nhai thật kỹ, cảm nhận hương vị bung tỏa trong khoang miệng. Kế đến, lấy miếng gan, lại chấm chút mắm. Lần này hãy nhặt thêm 1 ngọn rau húng để ăn kèm. Nhai thật kỹ, sau đó húp miếng cháo.

Hương vị cháo lòng miền bắc

✘✘✘ PHẢI ĐỌC: Cách nấu cháo dinh dưỡng để bán

2. Hướng dẫn cách nấu cháo lòng miền Bắc siêu ngon cực nhanh

Nấu cháo lòng cần có sự kiên trì nếu muốn tự làm từ A-Z. Nếu ít thời gian, bạn có thể mua lòng sẵn, việc còn lại là nấu cháo cho ngon. Tuy nhiên, nếu được tự tay chuẩn bị các khâu chế biến thì công việc sẽ thú vị hơn nhiều. Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện từng công đoạn chi tiết.  

2.1 Nguyên liệu

  • Gạo tẻ
  • Tiết heo
  • Lòng heo
  • Dạ dày, tim, lách,… (tùy sở thích)
  • Rau ăn kèm: 

nguyên liệu nấu cháo lòng miền Bắc

Để có món cháo thành công thì phải cẩn thận từ khâu mua nguyên liệu!

  • Gạo: Dùng để nấu cháo thì phải có độ dẻo hơn gạo thông thường. Hơn hết là phải mua được gạo mới, còn mùi thơm và không bị tẩy trắng. Gạo có màu và mùi tự nhiên, có thể cảm nhận bằng tay. Tuyệt đối không mua loại đã ngả vàng hay bị mối, mọt,… Trước khi nấu cháo thì ngâm gạo từ 3-4h cho hạt được nở đều hơn. 
  • Tiết heo chuẩn: Cầm túi đựng thực phẩm tới các lò mổ trực tiếp sẽ mua được nguyên liệu chuẩn nhất. Để mua huyết sạch, tươi, bạn cần đi từ sớm hoặc có chỗ quen thì phải đặt hàng. 
  • Lòng ngon: Lòng có màu trắng hồng tự nhiên, không bị chảy dịch vàng bên trong ruột. Đặc biệt không có mùi ôi thiu hay bị nhớt khi sờ vào. Những loại thâm đen hoặc hơi ngả xanh nên tránh xa. 
  • Gan tươi: Có màu đỏ, Bề mặt nhẵn bóng, không bị nổi u hay có màu sắc bất thường. Khi cắt miếng gan cũng phải thấy màu đỏ đều, không có đốm trắng hay khác màu. Gan ngả tím, đen thì tuyệt đối không mua.  

2.2 Các bước nấu

Không quên bước ngâm, hoặc xào gạo trước khi nấu nhé. Để bước sơ chế được thuận tiện hơn thì cần thêm các nguyên liệu: Chanh, giấm, muối hạt, nước mắm,…

Ngâm gạo nấu cháo

Bước 1: Chuẩn bị nấu

  • Ngoài ngâm gạo, bạn còn phải chia tiết heo ra làm 3 phần để phục vụ cho các mục đích khác nhau. 
  • Phần tiết 1: Dùng để luộc và cho vào cháo sau khi ăn nên cần làm đông trước. Bạn cho tiết vào 1 chiếc hộp vuông, pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1. Như vậy tiết sẽ đông lại thành hình, dễ cắt vuông và dễ luộc hơn. 
  • Phần tiết 2: Dùng để nấu cùng cháo nên cần để loãng. Lấy nước lọc để pha loãng tiết và 1 chút muối. Cho tiết vào, lắc nhẹ, đậy lại và để nguyên. 
  • Phần 3: Mix như phần 2, dùng để làm dồi, cần nhiều hơn 2 phần kia. 

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

  • Bóp các loại lòng với giấm và muối, mát xa nhẹ nhàng. Tiếp theo rửa lại, cho giấm, muối bóp lại, ngâm thêm 15”
  • Với lòng non luộc thì phải tuốt sạch phần dịch trắng bên trong. Làm thật tỉ mỉ để không bỏ sót.
  • Ngoài những cách trên, có thể dùng gừng hoặc rượu để khử mùi triệt để.

Sơ chế lòng heo khỏi hôi tanh

Bước 3: Làm dồi

  • Băm nhỏ hành lá, hành tím, gan heo, mỡ heo, rau thơm (nếu thích). Cho vào bát tiết 3 đã chia ban đầu. Thêm gia vị, nước mắm, hạt tiêu và trộn đều. 
  • Dùng dây và buộc kín 1 đầu lại. Lấy phễu tam giác để đưa nhân vào bên trong. Dàn đều phần nhân để tạo thành 1 dải có kích thước tương tự nhau. 
  • Cứ được khoảng 50cm thì bạn lại buộc thắt eo lại 1 lần. Như vậy thì dải lòng sẽ không quá dài, dễ luộc hơn. 

Bước 4: Luộc lòng

  • Bạn luộc các loại lòng, gan, dạ dày,… chung 1 mẻ. Khoảng 10” thì vớt lòng nòn ra trước. Thêm 5” sau thì vớt dạ dày. Thả 2 nguyên liệu này vào bát đá lạnh. 
  • Nếu có các món khác mỏng như 2 đồ trên thì cúng vớt sớm, vì nội tạng nói chung rất nhanh chín. 
  • Gan và lách thì phải đợi thêm 7-10”. Thử độ chín bằng cách xiên que và không thấy nước hồng chảy ra. 
  • Sau khi vớt hết toàn bộ thì bạn luộc dồi. Thả dồi vào nước sôi, giảm ½ nhiệt, đậy nắp và luộc trong 15-20” (tùy kích thước). Dùng que nhỏ để kiểm tra độ chín, làm tương tự như khi luộc gan. Đừng đứng quá gần khi test. 
  • Lấy “phần tiết 1”, cắt thành các miếng vuông, sau đó đổ vào nồi và luộc chín. 

Luộc lòng heo

Bước 5: Nấu cháo

  • Dùng nước luộc lòng để nấu cháo là chuẩn nhất. Nếu không bạn có thể nấu cháo với xương heo như cách thông thường. Và chuyển công đoạn này lên bước đầu. 
  • Nước đã nóng sẵn nên chỉ việc đổ gạo vào là xong. Để lửa liu riu và nấu trong khoảng 60-90”. 
  • Trong thời gian đó, cứ 15” lại khuấy 1 lần để gạo không bị bén nồi. 
  • Tới khi gần tắt bếp thì dùng tới “phần tiết 2” đã chuẩn bị. Bạn đổ đều tay, tay còn lại dùng muôi khuấy đều để huyết không bị vón cục lại 1 chỗ. 

Bước 6: Hoàn thiện món ăn

  • Cắt lòng non thành các đoạn dài khoảng 3cm. Dồi để dày tầm 1cm là đủ. Các loại khác cứ cắt vừa miếng là được nhé. 
  • Xếp các loại lòng này xuống đáy bát. Sau đó đổ cháo nóng hổi lên trên cùng. Cuối cùng là rải đầu hành (chẻ nhỏ) và rắc hành lá. Khi ăn thì cho thêm ớt bột và tiêu sẽ ngon hơn.
  • Pha thêm 1 bát mắm nguyên chất, vắt quất và cho vài lát ớt tươi. Rau ăn kèm thì nhớ rửa sạch và khử khuẩn bằng nước muối. 

Cháo lòng miền bắc thành phẩm

2.3 Yêu cầu thành phẩm

  • Hạt gạo được ninh mềm, nhừ, có kết cấu sánh, mịn, không bị loãng nước. 
  • Lòng luộc ngon, giòn, thơm và có vị ngọt hậu khi ăn. Dạ dày không bị dai hay quá cứng. Gan luộc mà khô thì sẽ giảm bớt độ ngon nữa đấy. 
  • Dồi được mix gia vị chuẩn, không bị mặn khi ăn kèm cháo. Huyết luộc “núng nính”, mềm, không bị khô cứng. 

3. Sử dụng nồi cháo điện – Tips kinh doanh siêu đắt khách 

Ninh cháo thường ngốn khá nhiều thời gian trong các quy trình. Cũng khó tranh thủ làm việc khác vì có giai đoạn bạn cần khuấy liên tục. Nếu bỏ mặc thì hạt gạo rất dễ bị bén vào đáy nồi, gây cháy. Nếu muốn mở quán cháo lòng thì nên có giải pháp khắc phục.

Nồi điện nấu cháo được sản xuất với cơ chế tự động, nấu nhanh, thành phẩm hoàn hảo. Nếu muốn tăng năng suất thì đây chính là công cụ tối ưu nhất. Đã có rất nhiều quán ăn sử dụng thiết bị và đều cho phản hồi cực tốt.

Nồi nấu cháo điện

  • Thành nồi inox cách nhiệt nên cũng không lo bỏng nếu sơ ý chạm phải, rất an toàn. 
  • Bên trong còn có lớp dung môi (có thể tận dụng dầu ăn thừa), tạo thành bọt sủi lăn tăn. Nhờ vậy mà các hạt cháo được “đổi chỗ” liên tục. Không cần khuấy, cháo vẫn ngon, sánh mà không cháy. 
  • Người nấu chỉ việc setup nhiệt, đun sôi nước, sau đó thả nguyên liệu theo đúng quy trình. Phần việc còn lại là “ngồi đợi” và thu hoạch thành phẩm, tiện lợi hơn rất nhiều. 
  • Đã vậy, thiết bị còn có khả năng giữ ấm mà không cần cấp điện. Nhờ vậy mà cháo luôn nóng hổi nhưng vẫn tiết kiệm điện năng. 

Biết cách nấu cháo lòng miền Bắc là đủ khả năng tự xưng master của gian bếp. Khả năng sơ chế, thẩm định mùi vị cũng nhờ vậy mà được level up lên thêm vài bậc. Thử sức với món này trong ngày nghỉ, biết thêm kỹ năng cũng rất xứng đáng. 

Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
Tin nổi bật
Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
Showroom HÀ NỘI
Địa chỉ: 368 Trần Điền Mới, Định Công, Hoàng Mai
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 8 Hẻm 827 Hà Huy Giáp, Thạnh Xuân, Quận 12
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Quảng Ninh
Địa chỉ: Số 101 Cầu Sến- Phương Đông- Uông Bí
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Thái Bình
Địa chỉ: Đối diện ủy ban nhân dân xã Vũ Hoà - Kiến Xương - Thái Bình
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Đồng Nai
Địa chỉ: 1066 - QL 51 Tổ 3- Ấp Đồng- Phước Tân- Biên Hòa
Tổng đài: 037 9377 888
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn