Có rất nhiều nguyên nhân khiến nồi cơm của bạn bị nhão như đong quá nhiều nước, gạo mới kén nước, nồi cơm gặp phải vấn đề,…Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải vấn đề này thay vì bỏ đi thì bạn có thể áp dụng cách xử lý, khắc phục sau để biến cơm nhão thành cơm khô nhé!
1. Nguyên nhân khiến cơm bị nhão
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơm bị nhão, nhưng thông thường nguyên nhân khiến cơm bị nhão là đong quá nhiều nước, gạo mới kén nước, nồi cơm gặp vấn đề,…Tuy nhiên nếu gặp phải trường hợp này, thay vì bỏ phần cơm này đi thì bạn có hãy áp dụng cách xử lý, khắc phục sau đây nhé.
2. Cách xử lý, khắc phục cơm nhão thành khô
Dưới đây là cách xử lý, khắc phục cơm bị nhão:
- Cách 1: Mở nắp cơm cho hơi nước bay ra
Khi bạn thấy nồi cơm có dấu hiệu bị nhả, ướt thì bạn hãy mở nắp nồi cơm ra cho bay hết hơi, sau đó dùng đũa đảo nhẹ mặt cơm xới cho tơi ra rồi đợi khoảng 1 – 2 phút sau đó đậy nắp nồi cơm lại.
- Cách 2: Cắm nồi cơm lâu hơn so với bình thường
Nếu cơm khi cắm lâu sẽ giúp cơm được nóng hơn và làm cho hơi nước mất đi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho nồi cơm không quá nhão. Nếu cơm bị nhão quá nhiều, việc bật đi, bật lại chế độ nấu sẽ khiến cơm có một lớp cháy dày, hoặc có thể khiến nồi cơm của bạn bị khê.
- Cách 3: Xử lý cơm nhão bằng bánh mì sandwiches
Bánh mì sandwiches không chỉ được dùng để làm bữa ăn sáng nhẹ mà nó còn có tác dụng giúp chữa cơm nhão thành khô rất hiệu quả.
Nếu cơm của bạn bị nhão thì bạn có thể cho vào nồi cơm vài lát bánh mì sandwiches. Phần ruột bánh mì có khả năng hút nước rất tốt, cho nên nó sẽ giúp bạn loại bỏ được lượng nước thừa một cách dễ dàng.
Lưu ý: Những cách xử lý cơm nhão trên chỉ áp dụng cho nồi cơm không quá nhão. Có nếu cơm quá nhão thì các biện pháp này chỉ hỗ trợ làm giảm bớt lượng nước trong nồi cơm thôi.
3. Mẹo nấu cơm thơm ngon, mềm dẻo không bị nhão
Để tránh cơm bị nhão trong quá trình nấu, bạn cần phải áp dụng một số mẹo nấu cơm sau đây:
Đong đúng tỷ lệ nước: Hầu hết, mỗi loại gạo sẽ đều có một lượng nước nấu chênh lệch nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch lượng nước nấu này sẽ không quá nhiều. Bởi vậy, mỗi khi nấu cơm bạn lên áng chừng lượng nước nấu theo tỷ lệ gạo nước là 2:3. Như vậy, nồi cơm của bạn sẽ ở mức độ an toàn và tránh bị nhão.
Tuy nhiên, nếu bạn dùng các loại gạo khô hơn thì mực nước sẽ ở khoảng 1:1 để cơm có thể nở ra. Tránh tình trạng cơm khô hoặc sống.
Kiểm tra nồi nấu cơm thường xuyên: Để tránh cơm bị nhão hoặc bị sống thì bạn cần phải kiểm tra nồi nấu thường xuyên. Như vậy, mới tránh được trường hợp nồi nấu cơm bị hỏng khiến cho cơm bị nhão.
Không ngâm gạo trước khi nấu: Ngoài ra, để tránh cơm không bị nhão thì bạn không nên ngâm gạo trước khi nấu cơm. Bởi vì khi ngâm gạo, gạo đã nở ra nên lượng nước nấu sẽ ít hơn rất nhiều so với gạo ban đầu. Do đó, nếu gạo đã ngâm trước đó thì bạn cần phải giảm lượng nước khi nấu đi. Lượng nước giảm đi sẽ phụ thuộc vào thời gian ngâm gạo và mức độ gạo nở. Và đặc biệt bạn cần phải lưu ý là không nên vo gạo bằng nước nóng.
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đưa ra cách xử lý, khắc phục cơm nhão thành khô. Hy vọng những cách áp dụng chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn thành công khắc phục được tình trạng cơm bị nhão nhé.