Khi tìm hiểu về cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp, bạn sẽ nhận thấy tính chuyên nghiệp trong từng chi tiết cấu thành của thiết bị này. Đồng thời hiểu hơn về những ưu thế nổi bật của chúng so với phương thức chế biến truyền thống.
1. Cấu tạo các bộ phận tủ nấu cơm công nghiệp
Thiết bị được cấu tạo gồm các bộ phận sau:
1.1 Lớp vỏ
Vỏ ngoài có kết cấu siêu dày dặn với 2 lớp inox bền bỉ nằm ở thành ngoài và thành trong của tủ, ở giữa là lớp amiang đóng vai trò bảo ôn cách nhiệt.
Với cách bố trí này, vỏ tủ vừa chắc chắn, chịu lực tốt, lại vừa hạn chế tối đa sự thất thoát nhiệt
Đồng thời ngăn chặn tình trạng nóng thành tủ ngoài, dễ gây bỏng rộp khi tiếp xúc.
1.2 Cửa tủ
Cửa tủ dạng cánh đơn, được lắp đặt ở mặt trước của thiết bị. Bộ phận này được làm bằng inox 304 siêu bền tiếp giáp với thành tủ bằng hệ khớp bản lề, có khả năng mở góc 120- 150 độ.
Từ đó, tạo sự thuận tiện cho khâu đưa nguyên liệu vào và lấy thành phẩm ra sau khi hoàn thiện.
Ở phần viền cửa có bố trí gioăng cao su với độ bám khít cao, đảm bảo nền nhiệt ổn định khi thiết bị vận hành. Ngoài ra, cặp tay nắm cửa có cấu trúc xoay, đối khớp hoàn hảo, liên kết chắc chắn.
1.3 Khoang nấu hấp
Nhờ sự hỗ trợ của thành tủ, gioăng cao su và cửa tủ mà khoang hấp có khả năng giữ nhiệt cực tốt. Đảm bảo việc nấu cơm và chế biến thức ăn diễn ra thuận lợi, thành phẩm thơm ngon và có độ đồng nhất cao.
1.4 Khay hấp
Chi tiết này có cấu tạo dạng bản dẹt hình chữ nhật, nhô lên ở phần viền ngoài làm thành khay nông chứa gạo, thực phẩm. Ngoài ra, bề mặt khay còn đục lỗ để tránh nguy cơ đọng nước từ gạo ẩm gây nhão cơm.
Chẳng những vậy, những chiếc lỗ nhỏ này còn làm tăng diện tích tiếp xúc của gạo với hơi nóng, giúp cơm chín đều và chín nục hơn.
1.5 Van xả khí
Van xả khí là bộ phận dẫn truyền và loại bỏ khí thải tạo ra trong quá trình đốt cháy gas để sinh nhiệt nấu cơm. Điểm đặc biệt của bộ phận này là được bố trí ở mặt sau của tủ.
Như vậy, các khí thải độc hại như CO, SO2, NO… sẽ không xả trực tiếp không gian sinh hoạt tại bếp mà đi theo con đường khác.
Nhờ đó ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ viêm đường hô hấp hay bị ngạt do hít phải khí độc.
1.6 Van thoát nước
Bộ phận này được lắp đặt ở phía dưới đáy tủ, liên kết trực tiếp với khoang nước bên trên. Nhiệm vụ của van thoát nước là xả nước dư thừa ở khoang chứa sau khi nấu.
Ngoài ra khi vệ sinh tủ, sự có mặt của chi tiết này sẽ giúp quá trình bơm xả nước, làm sạch lòng khoang, buồng hấp diễn ra dễ dàng và tốn ít công sức hơn.
1.7 Bánh xe đẩy
Tủ nấu cơm công nghiệp tiếp đất bằng 2 cặp bánh xe được làm bằng cao su tự nhiên nguyên khối. Trục liên kết là inox 304 nên vừa di chuyển định hướng một cách linh hoạt, vừa có độ bền cực ổn.
Chẳng những thế, mỗi bánh đều gắn thêm phần hạ chốt khóa xe để trong trạng thái cố định. Đảm bảo xe luôn chắc chắn, vững chãi, không bị lay chuyển khi thao tác.
1.8 Thanh nhiệt
Với những tủ cơm bằng điện thì thanh nhiệt là thành phần không thể thiếu. Chúng thường có hình chữ U, gấp khúc, kích thước phụ thuộc vào dung tích và công suất nấu của thiết bị.
Nhiệm vụ của chi tiết trên là tiếp nhận điện năng và chuyển hóa chúng thành một dạng năng lượng khác- nhiệt năng và làm nóng khoang nước phía trên, giúp nước hóa hơi để làm chín thực phẩm.
1.9 Hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển đặt ở phần trên của mặt tủ, bao gồm hệ thống đèn báo hiệu (xanh đỏ), núm điều chỉnh nhiệt, setup thời gian chế biến.
Hệ thống này còn mang đến nhiều tiện lợi vì chỉ cần cài đặt sẵn các thông số, thiết bị sẽ vận hành tự động, không cần tốn công canh chừng hay tiếp nước.
➤➤➤ THAM KHẢO: 12 Linh kiện tủ nấu cơm công nghiệp bắt buộc phải có
2. Sự khác nhau về cấu tạo giữa tủ cơm công nghiệp điện và gas
Hiện nay, có 2 kiểu tủ nấu được sử dụng nhiều nhất đó là chạy bằng điện và chạy bằng gas. Vậy hai dòng sản phẩm này có gì khác biệt?
2.1 Tủ cơm điện
Nguồn năng lượng được sử dụng khi vận hành tủ cơm điện là điện năng. Chính vì vậy, thiết bị này có thêm bộ phận gia nhiệt, bản chất là thanh nhiệt hình chữ U có vai trò chuyển điện năng thành nhiệt năng trong đun nấu.
Theo đó, nhiệt năng từ thanh nhiệt sẽ làm nóng khoang nước ngay phía trên. Đến nhiệt độ thích hợp, nước sẽ hóa thành hơi nóng, bay lên và vây quanh các khay thực phẩm và làm chín nhanh chóng.
2.2 Tủ cơm gas
Tủ nấu cơm gas công nghiệp sử dụng năng lượng nguồn (nhiên liệu) là khí gas. Do đó, thay vì thanh nhiệt, thiết bị lại bố trí khu vực buồng đốt khí gas ngay dưới khoang chứa nước.
Trong buồng đốt có hệ thống pép đốt (bộ phận đánh lửa) sinh nhiệt tạo lửa cực tốt, vận hành bền bỉ, liên kết với bình gas bằng ống dây dẫn siêu chắc chắn.
Như vậy, chỉ cần khởi động nút bật gas ở mặt trước tủ, ngang tầm buồng đốt thì tia lửa điện sẽ phát ra từ pép đốt. Đốt cháy gas từ ống dẫn cung cấp, làm nóng khoang chứa nước nhanh để nấu chín thức ăn.
2.3 Kết luận chung
Qua phân tích trên có thể thấy tủ cơm điện và tủ cơm gas đều hàm chứa những ưu điểm riêng. Nhưng xét 1 cách toàn diện thì dùng tủ cơm nấu bằng điện hợp vệ sinh và có tính an toàn cao hơn.
Tuy nhiên, nói qua cũng phải nói lại, nếu ngắt điện đột ngột thì việc dùng tủ cơm điện có thể làm gián đoạn quá trình chế biến.
Vậy nên, bên cạnh việc lựa chọn 2 dòng sản phẩm trên, bạn có thể tham khảo 1 gợi ý khác là tủ cơm tích hợp điện gas.
Thiết bị tân tiến này có thể chuyển đổi linh hoạt và tự động 2 hình thức sử dụng năng lượng khi có sự cố xảy ra. Đảm bảo không làm ngắt quãng khâu nấu/hấp thức ăn.
Giúp thành phẩm tạo ra luôn thơm ngon với chất lượng đồng đều.
➽➽➽ ĐỌC THÊM VỀ: Tủ nấu cơm 24 khay
3. Cách sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp được bền lâu
Khi sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp đúng cách, bạn không chỉ thu được thành phẩm chất lượng cao mà còn đảm bảo độ bền đẹp của thiết bị theo thời gian.
Theo đó, để nấu cơm bằng dòng sản phẩm này, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các bước sau:
- Bước 1: Lau khô bề mặt lòng khoang hấp, khoang chứa nước, các khay đựng, thành tủ đồng thời kiểm tra nhiên liệu (điện/gas),… xem đã đảm bảo chưa và căn chỉnh cho phù hợp
- Bước 2: Cho gạo đã vo sạch vào mỗi khay đựng (tối đa 3kg gạo để đảm bảo khi gạo chín nở ra không bị dồn ép lên phía trên). Ngoài gạo, bạn có thể dùng tủ để hấp chín bánh, hải sản hoặc gà vịt… cũng rất tiện ích.
- Bước 3: Đóng khít cửa tủ mà khởi động nguồn cấp nước cho khoang chứa. Với tủ cơm điện, bạn bật công tắc nguồn; với tủ cơm nấu gas, bạn bật nút đánh gas để bắt đầu nấu
- Bước 4: Căn chỉnh nhiệt độ/chế độ nấu và cài đặt thời gian theo mong muốn để thiết bị vận hành tự động
- Bước 5: Khi cơm/thực phẩm chín, bạn nên khóa van gas và ngắt nguồn điện. Sau đó đợi 10-15 phút để áp suất trong khoang trở về trạng thái bình thường mới mở cửa tủ, lấy thức ăn ra
- Bước 6: Sau khi sử dụng, nhặt sạch vụn thức ăn, cơm rơi trong khoang hấp, khoang chứa nước rồi vệ sinh sạch sẽ
4. Địa chỉ bán tủ hấp cơm công nghiệp tốt nhất?
Việc đầu tư một tủ cơm công nghiệp mini chất lượng tốt để phục vụ nhu cầu kinh doanh là điều rất đáng để thử. Quang Huy tự hào là “cánh chim đầu đàn” trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và cung ứng tủ hấp cơm tại Việt Nam.
Hệ thống sản phẩm của thương hiệu ghi dấu bởi những đặc tính vô cùng nổi trội sau:
- Siêu đa dạng về chủng loại: từ dòng mini 4 khay cho tới các mẫu tủ lớn tích hợp 24 khay; từ loại dùng điện, dùng gas cho tới những sản phẩm tích hợp điện gas “2 in 1”.
- Chất liệu siêu bền, chịu nhiệt và chịu va đập cực tốt, giữ phom dáng đẹp bất chấp thời gian
- Đa tiện ích, phục vụ nhu cầu chế biến cơm và nhiều loại thức ăn khác nhau
- Di chuyển linh hoạt với 2 cặp bánh xe thông minh, góc mở rộng đa chiều
- Chế độ bảo hành 12 tháng cực tin cậy, sửa lỗi kỹ thuật miễn phí 24/7 trong suốt khoảng thời gian này.
- Giá thành hợp túi tiền do không phát sinh phí cho bên thứ ba, lại chủ động về công nghệ và sản xuất trên quy mô đại trà
Mong rằng, qua những chia sẻ trên, các bạn sẽ hiểu tường tận về cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp và tìm được địa chỉ uy tín để “chọn mặt gửi vàng”