Những rủi ro khi mở quán nhậu là lý do hàng đầu khiến nhiều người cảm thấy e ngại khi triển khai mô hình này. Và để biết đó là những nguy cơ đáng ngại nào thì bạn hãy tham khảo bài viết sau !
1. Mở quán nhậu – ý tưởng kinh doanh song hành giữa cơ hội & rủi ro
Mở quán nhậu là 1 trong những ý tưởng kinh doanh cực táo bạo, không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để bắt tay khởi nghiệp.
Thực tế cho thấy mô hình bán hàng này đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Kẻ ủng hộ cũng có mà người “lên án” cũng nhiều.
Điều này là do tính “2 mặt” của kinh doanh quán nhậu: cơ hội bán hàng rất cao, nhưng rủi ro thì cũng không hề thấp chút nào.
Thực tế cho thấy, bạn có thể tham gia vào cuộc nhậu vì nhiều lý do: giải xui, chúc mừng, đoàn viên, chia tay, thương thảo, mở rộng quan hệ,…
Chính vì nhu cầu cao nên đã mở quán thì bạn đừng lo về nguy cơ thiếu khách.
Đặc biệt, khả năng chốt đơn của những “ma men” thì không hề tầm thường chút nào. Từ đồ nhậu cho tới các loại bia rượu, đã vào cuộc thì cứ gọi là tẹt ga.
hêm nữa, việc so đo, tính toán thiệt hơn về chi phí hầu như không có. Vậy nên, chỉ cần lên món vừa miệng, làm ăn tử tế thì kiểu gì doanh thu cũng cao.
Thế nhưng, bên cạnh những tiềm năng thì việc mở quán nhậu cũng tích hợp rất nhiều nguy cơ và rủi ro đi kèm.
Và để biết chi tiết hơn về những vấn đề bất cập của mô hình này, mời bạn lướt xuống phần 2 của bài viết.
★★★ CLICK XEM: Nên kinh doanh gì ở thị trấn nhỏ
2. 8 rủi ro khi mở quán nhậu & cách khắc phục khôn khéo cho người mới
2.1 Tỷ lệ cạnh tranh giữa các quán
Đây không phải là ý tưởng mới mà đã được nhiều người triển khai, thậm chí còn triển khai rất thành công. Vậy nên, mức độ so kè giữa các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực là rất cao.
Cách khắc phục:
Trước khi bắt đầu, cần đầu tư mạnh vào khâu phân tích thị trường, thăm dò đối thủ. Đồng thời, chuẩn bị thật tốt khâu setup, lên món, các ưu đãi đặc biệt đi kèm để gia tăng tỉ lệ thành công.
2.2 Thiếu nguồn vốn dự trù
Chi phí để đầu tư cho 1 quán nhậu là không hề ít. Từ khâu mua sắm trang thiết bị cho tới các mặt hàng chế biến, bày bán ra.
Đặc biệt là phí nhập rượu bia, nguyên liệu làm đồ nhậu cũng cao nên gây ra nhiều áp lực về tài chính.
Tiền nguyên liệu lại phải xoay vòng liên tục qua từng ngày, việc chuẩn bị vốn dự trù gặp khá nhiều khó khăn.
Cách khắc phục:
Chỉ khởi nghiệp khi chuẩn bị đủ vốn (ngân sách tự có hoặc qua vay mượn). Đảm bảo đáp ứng đủ 3 nguồn cung: vốn setup ban đầu, phí vận hành trong tối thiểu nửa năm.
2.3 Khách quậy phá trong quán
Khi đã có hơi men, khách sẽ không làm chủ được hành vi của mình. Vậy nên, chuyện khách quậy phá trong quán là chuyện như cơm bữa.
Ở mức độ nhẹ thì chỉ là rượu vào lời ra nhưng nặng hơn có thể làm ảnh hưởng đến các “thượng đế” đang có mặt tại quán.
Khi đó, mọi chuyện sẽ phức tạp hơn nhiều. Nếu xử lý không khéo, hàng quán của bạn ắt sẽ mang tiếng xấu.
Cách khắc phục: Giới hạn giới hạn sử dụng đồ uống có cồn, đưa ra quy định riêng về vấn đề an ninh trật tự.
2.4 Khách dị ứng với thực phẩm
Khách tới nhậu thường không để tâm nhiều đến nguy cơ dị ứng. Dù bản thân họ có thể thuộc cơ địa nhạy cảm. Khi sự cố dị ứng xảy ra, nếu may mắn khách có thể cho qua. Bạn chỉ cần hỗ trợ bằng thuốc chống dị ứng là êm chuyện.
Thế nhưng, khi khách say xỉn, không làm chủ hành vi thì chuyện bé có thể xé ra to. Khi đó khách có thể làm mình làm mẩy, gây ảnh hưởng đến công việc của bạn.
Cách khắc phục:
Rào trước điều này bằng việc chi tiết hóa các thành phần dùng trong chế biến, cảnh báo cho khách về nguy cơ dị ứng.
2.5 Cháy nổ, hoả hoạn bất ngờ
Đây là rủi ro chung của những hàng quán kinh doanh đồ ăn, dùng lửa để hoàn thiện món. Với quán nhậu cũng không phải ngoại lệ.
Khi sự cố xảy ra, bên cạnh việc dập lửa đúng cách để giảm bớt những thiệt hại thì cần hướng dẫn khách đến nơi an toàn.
Ngặt nỗi, với những thượng đế đang say xỉn thì phản ứng trước các sự cố thường rất chậm.
Cách khắc phục:
Thiết kế thi công bếp công nghiệp đạt chuẩn an toàn, trang bị kiến thức nền phòng chống hỏa hoạn cho nhân viên.
Đồng thời, đừng quên tổ chức các buổi tập dượt để nâng cao dần tốc độ phản xạ trước các tình huống phát sinh.
Khi đó, chính nhân viên và chủ tiệm sẽ là đối tượng đóng vai trò chính trong việc phòng chống sự cố chập cháy
2.6 Thời tiết mưa gió, khắc nghiệt
Khi thời tiết không được như ý, mưa bão triền miên thì việc kinh doanh quán nhậu sẽ cực ảm đạm. Rất khó để đánh giá tỷ lệ sụt giảm ở mức độ nào để chủ động trong việc chuẩn bị nguyên liệu, nhập hàng và chế biến.
Bởi vậy, chế biến nhiều thì có thể dẫn đến thừa mứa. Chuẩn bị ít đồ ăn thì có thể gây vỡ trận do không đáp ứng đủ nhu cầu khách.
Cách khắc phục:
Giảm bớt lượng đồ ăn chuẩn bị, ưu tiên mặt hàng vừa có khả năng lên món nhanh, vừa có thể để được sang ngày hôm sau.
Khi đó, dù khách đến đông hay ít hơn dự tính thì bạn vẫn có thể xoay sở linh hoạt.
2.7 Cộng sự/ bạn làm ăn bảo thủ
Việc kinh doanh đồ nhậu thường được triển khai theo xu hướng nhiều cộng sự chung tay để gây dựng thương hiệu.
Điều này 1 phần do mức vốn đầu tư cho mô hình này khá cao. 1 phần nhằm mục đích nhân gấp bội các mối quan hệ để gia tăng cơ hội bán hàng.
Tuy nhiên, nếu làm ăn bảo thủ, không tiếp thu ý kiến đóng góp thì mâu thuẫn nội bộ có thể xảy ra. Và khi mối quan hệ thiếu đi sự nhất quán, trở nên rời rạc thì hành trình kinh doanh rất khó để đi đến thành công.
Cách khắc phục:
Trước những vấn đề gây tranh cãi, hãy lấy ý kiến của tất cả các cộng sự. Quan điểm nào đó được sự ủng hộ của số đông thì bắt tay vào triển khai.
Đặc biệt, khi đối phương đang nổi nóng thì bạn hãy tiết chế, lựa lời nói chuyện lại vào thời điểm khác.
2.8 Mâu thuẫn với khách hàng
Mặc dù, khách hàng luôn là đối tượng ưu tiên mà bạn phải cư xử nhã nhặn nhưng mâu thuẫn vẫn có thể xảy ra. 1 số khách hàng dựa vào rượu để dùng những lời lẽ thô lỗ, xúc phạm.
Khi giọt nước tràn ly thì bạn rất khó để kiềm chế cơn giận. Mâu thuẫn có thể xảy đến bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn là người điềm tĩnh, cư xử lịch thiệp.
Cách khắc phục:
Nếu để mọi chuyện đẩy lên cao trào thì việc kiểm soát lời nói, hành vị là điều không tưởng. Ngay khi khách có dấu hiệu gây hấn, bạn phải là người chủ động xoa dịu trước khi xung đột bị đẩy quá xa.
Với những rủi ro khi mở quán nhậu mà Quang Huy vừa chia sẻ, liệu bạn có cảm thấy “lung lay” khi triển khai mô hình kinh doanh này?