Cách bảo quản gạo nếp đã ngâm khác với cách bảo quản gạo khô bình thường. Vì gạo ngâm thường có độ nở nhất định, chất bột trắng cũng phai ra dần.
Nếu muốn cất đi dùng dần thì phải đáp ứng đủ điều kiện độ ẩm, nhiệt độ. Nên dùng những cách dưới đây để gạo không bị khô lại, nấu vẫn dẻo, thơm.
1. Gạo nếp đã ngâm có bảo quản được không?
Gạo nếp sau khi ngâm vẫn bảo quản được nhưng không nên cất quá lâu. Các hộ gia đình thường chọn cách bảo quản xôi vì dễ nấu lại hơn. Công nhận điều này là đúng!
Nếu cần gạo nếp cho món khác nhưng lại không có thời gian ngâm thì sao? Khi đó chắc chắn dùng gạo đã ngâm sẵn sẽ cho năng suất cao hơn, lại tối ưu được thời gian.
Tuy nhiên, khi đã thay đổi kết cấu sẽ không để được lâu. Gạo nếp không phải ngoại lệ vì ngâm nước đã khiến gạo “phình” lớn hơn, thuận lợi cho quá trình chế biến.
2. Cách bảo quản gạo nếp đã ngâm nhanh, để được lâu
2.1 Bảo quản ở điều kiện thường
Gạo nếp thường được ngâm ~3h trước khi đem nấu, hấp, chế biến thành các món ăn. Vì thế, nếu dự định bảo quản thì nên vớt gạo ra sớm hơn dự tính, trộn đều cùng chút muối tinh.
Phủ lên mặt gạo 1 tấm vải ẩm hoặc dùng màng bọc cũng được, ưu tiên vải hơn.
Với cách làm này, gạo sẽ giữ được độ tươi, không bị lên men chua hay mất hương thơm. Khi nào cần dùng thì ngâm gạo với nước ấm khoảng 30” là được ngay, đảm bảo kết cấu dẻo, mềm.
Cách này hiệu quả nhất khi gạo được dùng ngay trong 15-20h. Để qua đêm, quá 24h sẽ khiến gạo bị ôi, thậm chí còn xỉn màu.
2.2 Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Nếu cho gạo vào ngăn mát tủ lạnh thì có 2 cách:
- Hút chân không:
Để gạo cho ráo nước rồi cho vào túi chuyên dụng, dùng máy ép chân không công nghiệp để loại bỏ không khí bên trong.
Đảm bảo túi gạo không xếp chồng hay bị xếp chồng với các thực phẩm khác. Đặc biệt không để gần các nguyên liệu có mùi, ưu tiên cất cùng với ngăn rau củ.
- Dùng vải xô:
Gạo sau khi ngâm nên dùng khăn xô ẩm, sạch bọc kín lại. Sau đó cho vào túi hoặc hộp và cách ly với các thực phẩm khác.
Cách này giúp gạo dùng ngon trong tối đa 1 tuần. Bảo quản lâu hơn thế sẽ khiến gạo mất đi mùi đặc trưng, dưỡng chất cũng giảm sút dần.
Từ khi cất gạo vào tủ thì dưỡng chất cũng đã hao hụt đôi chút rồi nên hạn chế nhất có thể.
★★★ XEM THÊM: Cách bảo quản tôm đã luộc
3. Lưu ý khi bảo quản gạo nếp đã ngâm qua nước
Bên cạnh các yếu tố nhiệt độ, môi trường thì phải chú ý các điều kiện chủ quan. Ví dụ như loại gạo đó có nên bảo quản lạnh, hay ngâm rồi mới lưu trữ được hay không.
Và còn nhiều chú ý khác cần thực hành ngay nếu muốn giữ được chất lượng.
3.1 Cân nhắc tính chất gạo được ngâm
Gạo nếp có nhiều loại, sau khi ngâm nở sẽ cho tính chất khác nhau. Có loại ngâm nhưng không nở to là mấy, 1 số loại lại bở hơn, đổi màu trắng đục.
Cần tham khảo các thông tin trên bao bì, hoặc liên hệ trực tiếp với NSX để tham khảo nếu muốn bảo quản.
Ví dụ: Nếp Điện Biên cần ngâm tối thiểu 5h mới đạt độ nở hoàn hảo. Trong khi đó, nếp cái hoa vàng cần ít nhất 2h.
Nếp Tú Lệ lại được khuyến khích ngâm qua đêm, khoảng 8-10h.
3.2 Xem xét thời gian ngâm gạo
Như đã đề cập, nếu dự định bớt lại 1 lượng gạo sau khi ngâm thì không nên ngâm nước quá lâu. Vì gạo khi đã nở đủ mà không nấu ngay rất dễ bị khô cứng, khi nấu dễ bị lại gạo.
Dù sao trước khi nấu vẫn cần ngâm lại dù trước đó đã ngâm bao nhiêu lần. Cách tốt nhất vẫn là chia thành 2 mẻ, mẻ nào định bảo quản thì vớt ráo nước cho sớm.
Nhìn chung, cách bảo quản gạo nếp đã ngâm chỉ nên dùng khi bất đắc dĩ thôi. Dù sao nấu bao nhiêu, ngâm bấy nhiêu, không qua oxy hóa ngoài không khí vẫn tốt nhất. Inox Quang Huy hy vọng bạn đã có thêm những thông tin và kỹ năng bổ ích để thực thi cho gian bếp.