Cách bảo quản tôm đã luộc khó hơn nhiều so với tôm tươi vì thịt dễ bị khô bã. Tôm luộc sau khi sơ chế còn được dùng cho nhiều kiểu chế biến, nấu các món khác nhau.
1. Tôm luộc thường bảo quản được bao lâu?
Tôm luộc có thể ăn ngon lành, giữ nguyên vị thơm nếu:
- Nhiệt độ phòng: 10-15h – Nên ăn hết ngay trong ngày nếu không có thiết bị làm mát.
- Bảo quản tủ mát: 2-3 ngày
- Cấp đông: 1-2 tháng
Thời gian trên chỉ nằm ở mức tương đối, không đúng với tất cả các loại tôm. Tôm đã bóc vỏ hay chưa cũng sẽ ảnh hưởng tới HSD, hoặc đó là loại tôm nào?
Tính chất thịt/vỏ khác nhau nên bảo quản thời gian cũng không giống. Thế nhưng, con số trên là thời hạn trung bình, có thể ứng dụng được cho đa số dòng tôm.
2. 2 Cách bảo quản tôm đã luộc màu đẹp, vị ngọt, dai ngon lâu nhất
Tôm sau khi luộc thường đã được sơ chế sạch sẽ, chỉ cần hâm nóng lại là ăn được liền. #2 phương pháp sau đã được tiến hành trong nhiều năm, và đạt hiệu quả thành phẩm chất lượng.
2.1 Bảo quản trong ngăn mát
Tủ mát thường được setup mức nhiệt lý tưởng từ 3-5 độ C nên phù hợp bảo quản tôm luộc. Tránh tuyệt đối:
- Để tôm tiếp xúc trực tiếp với luồng khí lạnh, không nên để gần quạt gió.
- Để tôm ngấm nước, không vảy ráo trước khi cho vào tủ, thịt rất dễ bị mùi nếu làm vậy.
- Cho tôm vào túi nilon, bọc giấy ăn,… và các cách gói cẩu thả khác.
Tiến hành theo các bước sau nếu muốn bảo toàn giá trị dinh dưỡng:
- B1: Sơ chế và luộc
– Lấy chỉ lưng, cắt bỏ phần râu quá dài, rửa sạch tôm cùng chút gừng và giấm. Chỉ thả tôm vào nồi luộc khi nước đã sôi, thêm 1-2 thìa rượu và chút muối tinh.
- B2: Bảo quản
– Không nên luộc quá kỹ, chỉ luộc chín tới, công đoạn chế biến sau đó sẽ giữ được độ mềm cho thịt. Cần bóc vỏ thì, chỉ thấy thịt cũng thực hiện ở công đoạn này. Cho tôm vào hộp, đậy thật kín, có thể hút chân không (nếu cần).
- B3: Sắp xếp
– Xếp tôm vào ngăn tủ của thực phẩm chế biến, không để lẫn đồ sống. Không xếp chồng các thực phẩm khác (nếu dùng túi) đè nặng lên túi tôm.
2.2 Bảo quản trong ngăn đông
Trữ đông thì toàn bộ con tôm sẽ bị đông đá, trước khi nấu cần rã đông tối thiểu 30”. Không dùng các biện pháp “ép” phân rã khác khiến thịt bị bở, vỡ nát hình dạng.
Với phương pháp này, muốn tiết kiệm không gian và đạt hiệu quả tối ưu nhất, nên dùng máy hút chân không công nghiệp
Đây cũng là cách thức mà các xưởng chế biến, hàng quán thường xuyên dùng để nâng cấp quy trình bảo quản.
- B1: Sơ chế
– Làm sạch, sơ chế và luộc chín tương tự như các bước đã hướng dẫn bên trên. Bắt buộc phải để tôm rỏ hết nước đọng trước khi đem cấp đông.
- B2: Hút kiệt không khí
– Xếp tôm vào túi chân không, không nên tạo lớp lang quá dày đặc, dễ khiến thịt tôm bị nát. Đưa miệng túi vào que hàn máy hút chân không. Set nhiệt độ, lực hút,… để loại bỏ không khí trong túi, đồng thời hàn kín miệng túi lại.
- B3: Bảo quản trong ngăn đông:
– Mức nhiệt của tủ cần đạt chuyển yêu cầu của ngăn trữ đông ( ~ -15 – -18 độ C). Xếp các túi tôm đã ép chân không vào tủ, nên chia thành các khẩu phần đủ dùng cho mỗi bữa.
★★★ NÊN XEM: Cách bảo quản thịt bò trong tủ lạnh
3. Bí quyết bảo quản tôm luộc rồi hiệu quả, không tanh, dinh dưỡng
Ngoài việc cần sử dụng công cụ hỗ trợ, tôm phải thực sự tươi thì mới để được lâu. Nếu đó là tôm đông lạnh, rã đông rồi luộc chín, xong lại cấp đông thì chắc chắn thịt sẽ khô.
Nếu thiết bị (yếu tố khách quan) đã chuẩn bị hoàn hảo thì phải xem xét cả chủ quan chất lượng.
3.1 Làm sạch tôm trước khi bảo quản
Tôm sau khi rã đông/lấy ra khỏi tủ mát chế biến luôn là tốt nhất. Rửa lại nước sẽ làm hao hụt dưỡng chất, thịt cũng mất đi sự mềm mọng.
Do đó, cần phải rửa tôm, khử tanh cẩn thận trước khi luộc và bảo quản. Nếu không rửa sạch, các cặn bẩn còn có khả năng dính chặt vào thịt tôm.
3.2 Tránh để tôm được bảo quản đè nặng lên nhau
Dù tôm đã luộc, thành hình cong cong vốn có nhưng vẫn sẽ biến dạng nếu chịu lực lớn. Khi xếp tôm vào dụng cụ bảo quản, cần lưu ý:
- Nếu dùng hộp:
Cứ 1 lớp tôm lại dùng giấy ăn/lá chuối phủ lên để ngăn cách. Lần lượt thực hiện tương tự quy trình này với những lớp tôm tiếp theo.
Nếu không dùng hết toàn bộ hộp tôm đó thì phải dùng đũa mới để lấy tôm ra khỏi hộp. Trong trường hợp cất vào tủ đông thì không làm vậy được.
Vì tôm sẽ bị bở thịt nếu cứ rã đông rồi lại cấp đông.
- Nếu dùng túi:
Chỉ cho 1 lượng tôm nhất định vào túi, tránh việc nén chặt khiến tôm dễ ôi hỏng (dù được làm mát/cấp đông). Tận dụng dây buộc để thắt eo những chiếc túi lại, đồng thời chia trọng lượng tôm theo khẩu phần.
Cách bảo quản tôm đã luộc cần thiết cho mọi hộ gia đình, hay muốn kinh doanh ngành Chế biến TP. Hy vọng những cách thông dụng trên đây sẽ giúp bạn giữ lại được những mẻ tôm ngon, chất lượng.