Cách làm sợi bánh canh được chia sẻ rần rần trên MXH, công thức truyền tay giữa các nội trợ “chính hiệu”. Cư dân mạng kháo nhau tiến hành với cơm nguội mix bột, tận dụng nguyên liệu sẵn có.
Nhưng chính gốc nhất trong các phương pháp làm bánh canh, sợi dai chuẩn phải kể đến #3 cách sau.
1. Sợi bánh canh – nguyên liệu “bất biến” trong bát bánh canh
Tô bánh canh mà sợi bị đứt gãy, mềm oặt chắc chắn sẽ bị cho điểm kém. Dù nước dùng có ngon đến mấy cũng không bù đắp được kết cấu bánh không dai, lại còn bở.
Nhiều nơi còn thả sợi đun chung với nước lèo trong nồi bánh canh điện lúc nào cũng sôi. Vì thế, cần nấu bánh sao cho dai, dun lâu trong nước cũng không mục nát.
Dù các công thức được làm từ loại bột khác nhau nhưng sợi đạt chuẩn cần đạt tiêu chí.
- Sợi màu trắng/trong: Mỗi loại bột sẽ cho sợi thành phẩm khác nhau.
- Dai, mềm dẻo: Bánh canh được luộc chín vừa vặn, đạt độ dai hoàn hảo. Khi ăn vẫn thấy mềm, dễ nhai nuốt chứ không cứng như đá do nhào bột hời hợt.
➥➥➥ THAM KHẢO BÍ KÍP: Làm giàu từ bán đồ ăn sáng
2. 3 cách làm sợi bánh canh dai ngon, trắng mịn tại nhà
Tùy mỗi vùng miền mà bánh canh sẽ được làm từ loại gạo đặc trưng. Như tại Tây Ninh thì nức tiếng với bánh canh bột gạo, nhưng miền Tây lại nổi trội hơn với bánh canh mì.
Trong khi đó, miền Trung lại chuộng bánh canh lọc hơn cả.
2.1 Dùng Bột gạo
Đây là cách phổ biến và cũng dễ làm nhất nhưng lại cần dụng cụ hỗ trợ khâu tạo hình. Nếu không muốn mất thời gian nặn từng sợi bột thi mua khuôn ép tại các hàng dụng cụ làm bánh.
Nguyên liệu: Bột gạo, bột năng, muối, dầu ăn, nước,…
Các bước chế biến:
- Trước hết phải rây bột gạo để lọc mịn hoàn toàn cho bột, mix với bột năng theo tỷ lệ 1:3.
- Cứ 600gr bột gạo thì dùng 200gr bột năng, thêm 1/2 thìa cà phê muối.
- Chế nước nóng từ từ để nhào bột, dùng nước 80-90 độ.
- Tới khi khối bột ngậm hết nước, không còn thấy bột trắng thì bọc lại, cho bột nghỉ ~10 – 15”.
- Nếu thích sợi tròn, có thể dùng tay vo viên thành hình giun với độ dài, ngắn không cần đồng đều.
- Hoặc cho khối bột vào khuôn ép rồi nén chặt xuống tạo sợi.
- Đun 1 nồi nước sôi, thả từng sợi vào luộc để tránh bị dính chùm, hoặc cho 1-2 thìa dầu ăn vào nồi nước
- . Dùng đũa tơi nhẹ cho bột được chín đều hơn.
Thành phẩm: Sau khi luộc chín thì vớt bánh canh ra, chao qua 1-2 lần nước lọc mát là hoàn thiện. Sợi bánh trắng như sợi bún nhưng dai và có kích thước lớn hơn.
2.2 Dùng Bột mì/ bột sắn
Bột mì ám chỉ bột củ khoai mì – theo cách gọi của miền Trung – Nam, không phải bột mì đa dụng thường thấy đâu nhé.
Nguyên liệu: Bột sắn, nước lọc,…
Các bước chế biến:
- Rây bột cùng muối tinh cho mịn rồi dùng nước nóng để nhào tương tự như cách trên.
- Tới khi thu được khối bột dẻo, có sự đàn hồi thì bọc lại, ủ trong 30”.
- Rải sẵn 1 lớp bột áo lên bàn, nhào bột thêm 3-5” rồi lại bọc vào, ủ thêm 15-20” nữa.
- Lặp lại thao tác trên thêm 1-2 lần, tới khi bột dẻo, kéo không đứt là đạt.
- Tùy sở thích mà cán bột dày/mỏng, nhưng cán mỏng ăn sẽ ngon và đỡ ngấy hơn.
- Lấy dao xắt thành các sợi đều nhau, càng đều càng cho thành phẩm đẹp mắt.
- Tiến hành luộc cùng nước sôi tới khi sợi hơi trong ngoài viền thì vớt ra ngâm nước mát.
Thành phẩm: Sợi bánh hơi trọng nhẹ, dai sần sật ăn cuốn vô cùng. Tại bước tạo hình nên cắt nhỏ chứt, vì bánh sau khi luộc sẽ nở x2 kích thước.
2.3 Dùng Bột lọc/ bột năng
Do tính chất bột năng/lọc nên bánh canh làm theo kiểu này sẽ dai hơn 2 loại kể trên. Rất phù hợp với những ai thích bánh canh cua, bánh canh ghẹ,…
Nguyên liệu: Bột năng/bột lọc (đều chỉ 1 loại bột), muối, nước, dầu ăn,…
Các bước chế biến:
- Rây bột cùng chút muối luôn là thao tác đầu tiên cần tiến hành để sợi bánh mịn, không bị lợn cợn.
- Chế nước sôi và nhào bánh cho thật đều.
- Nếu thấy hơi dính tay thì “tráng tay” bằng lớp dầu ăn mỏng rồi mới nhồi bột nhé.
- Thấy bột dẻo thì cán mỏng, cắt thành các sợi vừa ăn, luộc chín tới.
- Tại bước tạo hình, sau khi cắt sợi thì dùng lòng bàn tay lăn nhẹ sợi đó, nếu muốn thành hình tròn.
- Không nên luộc chín mềm. Khi nào cần ăn thì trụng lại 1 lượt cùng nước sôi sẽ khiến sợi dai, ngon hơn.
Thành phẩm: Sợi bánh trong, dai mà không bị nát hay đứt gãy khi đun cùng nước lèo các món bánh canh.
✖✖✖ CLICK NGAY: Cách làm bánh canh giò heo Huế
3. Cách bảo quản sợi bánh canh dai ngon lâu nhất, không thiu nát
Sợi bánh canh được chia làm 2 biểu hiện: Trước và sau khi luộc. Thông thường, ta sẽ bảo quản sợi bánh canh sau khi luộc vì dễ tiến hành hơn.
Tuy nhiên, bảo quản sợi trước khi luộc lại giúp bánh tươi, nhưng sợi lại dễ bị khô, đứt gãy. Cách lưu trữ giúp bảo toàn chất lượng như sau:
- Với bánh trước khi luộc:
Không nên tạo hình và xắt ngay mà bảo quản nguyên khối bột. Cho vào hộp, đậy kín và để tủ mát tối đa 24h, tủ đông tối đa 30 ngày.
Khi cần dùng chỉ cần tiến hành lại công đoạn nhào, áo bột và luộc chín như thường.
- Với bánh sau khi luộc:
Cần ngâm bánh với nước đá cho sợi cứng hơn, sau đó rũ cho thật ráo nước rồi cho vào túi/hộp. Cấp đông được tối đa 3 tháng, để mát tối đa được 1 tuần.
Nếu không ép chân không thì chỉ bảo quản mát ~ 3 ngày, cấp đông tối đa 1 tháng. Khi lấy bánh ra sử dụng thì để rã khí lạnh ở nhiệt độ thường và tiến hành lại bước trụng nước sôi.
Cách làm sợi bánh canh sẽ trở nên đơn giản hơn nếu có dụng cụ tạo hình cho bánh. Tuy nhiên, muốn giữ nét mộc mạc, đúng chuẩn “gia công” thì cắt bằng dao cũng tiện.
Hy vọng, các công thức trên sẽ giúp bạn tạo được thành phần chuẩn ngon cho tô bánh canh.