Nhiều hộ gia đình tìm đến kinh doanh gà ủ muối vì thấy thị trường lên như diều no gió. Nếu định cạnh tranh mà không trù bị kế hoạch, trang bị kinh nghiệm sẽ dễ bị đổ bể. Những mẹo được chia sẻ dưới đây được tổng hợp lại từ nhiều thương hiệu thành công. Tham khảo và chuyển hóa sao cho phù hợp với mô hình, mục đích muốn thực thi.
1. Kinh doanh gà ủ muối và chuyện người thành công kẻ thua lỗ
Gà ủ muối không chỉ duy trì độ hot, top trend được lâu dài mà còn sở hữu tệp khách cực lớn. Những thương hiệu mở bán chỉ cần 1-2 năm đã tạo được tiếng vang, nhận được sự ủng hộ.
Bên cạnh đó, cũng có những cái tên nhen nhóm được ít ngày rồi lại lụi dần, vì nhiều lý do. 1 số thì quá nhỏ, không cạnh tranh được với các cửa hàng lân cận. Hoặc cũng có thể vì nhiều vấn đề liên quan chất lượng, dịch vụ, nguồn vốn,…
Nhìn chung, đã bán mặt hàng này thì lỗ vốn hay đạt được thành tựu đều có thể xảy ra. Chủ đầu tư cần đặt tâm huyết, thời gian, đi kèm cũng không thể thiếu những kinh nghiệm thực tế.
2. Kinh nghiệm “xương máu” khi kinh doanh gà ủ muối thu bộn lời
2.1 Nghiên cứu thị trường trong khu vực
Hiện nay có nhiều đơn vị bán gà dưới hình thức online, không rầm rộ mở quán. Trước khi bán thì phải tìm hiểu thị trường trước nhất, số lượng quán đã đáp ứng được nhu cầu hay chưa.
Việc nghiên cứu này sẽ bổ trợ cho nhiều việc như xây dựng menu, định hướng tệp khách,… Đồng thời xác định cụ thể mức giá chung của mặt hàng, định được giá bán phù hợp.
2.2 Lập plan kinh doanh chi tiết
Chủ đầu tư cần xác định rõ sẽ bán gà theo hình thức nào: Online, Phục vụ tại chỗ,… Muốn tự làm mọi quy trình từ A-z, hay chỉ phụ trách khâu chế biến, đóng gói,…
Hoặc chọn phương thức bán nhượng quyền, trở thành CTV, đại lý bán sỉ, lẻ,…
2.3 Chuẩn bị nguồn vốn vận hành
Vốn dùng kinh doanh gà sẽ phụ thuộc vào bản kế hoạch được tạo lập. Dù chọn cách thức nào cũng phải có vốn thực thi & quỹ dự phòng. Ngoài chi phí được xác định dựa trên công việc cần phải có vốn xoay vòng cho những việc phát sinh.
Thường bán online hoặc kinh doanh theo hình thức xe đẩy bán rong thì vốn sẽ thấp hơn. Mở quán cố định thì ngân sách khoảng 50-100 triệu đồng.
2.4 Chọn điểm bán
Địa bàn bán hàng không cần quá đông người qua lại. Hạn chế bán ở những nơi thường xuyên ùn tắc giao thông hay xảy ra vấn đề lấn chiếm vỉa hè.
Bán hàng cần có sự cho phép của BQL địa phương, dù chọn theo hình thức nào. Nếu mở bán tại chỗ nên ưu tiên điểm bán có chỗ gửi xe rộng rãi. Bàn ghế không cần nhiều nhưng sắp xếp sao cho thoáng mát là được.
2.5 Trang bị bếp
Bếp làm gà ủ muối chuyên nghiệp cần sắm sửa đủ các vật dụng phục vụ đủ quy trình. Từ khâu cắt tiết, vặt lông đến bước hấp gà, đóng gói nên có công cụ chuyên dụng hỗ trợ.
- Phễu cắt tiết gà, máy đánh lông gà,…
- Nồi nhúng nước sôi/ nồi luộc gà, tủ hấp đa năng,…
- Máy ép chân không,…
2.6 Tìm cơ sở cung cấp nguyên liệu
Đã bán gà thì chắc chắn phải sở hữu nguồn nhập uy tín, có kiểm định chất lượng cụ thể. Không nên nhập gà đông lạnh, gà siêu trứng hàng thải giá rẻ, dù định giá bán cho thực khách cũng rẻ.
Nếu bán lâu dần, sẽ gây ra những hậu quả khó lường, ảnh hưởng sức khỏe khách. Lại gây mất uy tín thương hiệu, khó tồn tại bán được lâu.
2.7 Học hỏi các bí quyết nhà nghề
Cách làm gà ủ muối hiện nay đã được nhiều nhà nghề chia sẻ, tất nhiên mỗi brand sẽ có bí quyết riêng. Tạo được hương vị đặc trưng thông qua các thớ thịt, hay sốt chấm.
Thay đổi vài hương liệu trong cách ướp hay tìm được phương pháp cho lớp da vàng giòn. Nên trực tiếp đứng bếp/giám sát trực tiếp để sát sao hơn với chất lượng thành phẩm.
2.8 PR, marketing quảng bá quán
Dù mở quán bán hay bán tại gia online thì khâu PR cũng rất quan trọng. Không ngừng đăng bán trên các hội nhóm cư dân quanh khu vực. Đồng thời lập fanpage, website bán hàng để tăng phần chuyên nghiệp.
Không ngừng quảng bá đồng nghĩa tăng cơ hội tiếp cận KH trên diện rộng. Cũng tiện đà xây dựng hình ảnh, tạo sự thân quen hơn với thực khách. Tạo cơ hội để khách biết nhiều hơn về quy trình, tăng niềm tin khi mua hàng.
➽➽➽ CHIA SẺ: Kinh nghiệm mở quán gà rán
3. Giải đáp lý do nhiều người thua lỗ khi kinh doanh gà ủ muối
3.1 Do chất lượng món không đạt chuẩn
Nhiều đơn vị đã vì kinh tế mà nhập gà kém chất lượng, nguồn gốc kém minh bạch với giá rẻ. Rồi lại dùng hương liệu thậm chí cả hóa chất để làm sạch, khử mùi. Thực khách tinh ý sẽ nhận ra ngay sự khác lạ về tẩm ướp, mùi vị.
Thông tin hiện nay lan rất nhanh, chỉ 1 review chất lượng kém cũng đủ đánh sập thương hiệu. Đồng thời, gà chất lượng nhưng lại kém ngon, không đúng vị, khả năng mất khách cũng lớn.
3.2 Do định giá gà quá cao
Giá gà ủ muối hàng chuẩn hiện nay tới thiểu 180K/con, mức này có thể thấp hoặc cao hơn. Do loại gà được dùng sẽ ảnh hưởng đến giá bán thành phẩm. Ví như gà ri thì có giá đắt hơn gà ta thường.
Hoặc gà đồi, gà nuôi thả vườn, gà Đông Tảo,… giống gà sẽ quyết định nhiều đến cách định giá. Nếu giá không tương xứng chất lượng, thực khách cũng chẳng quay lại lần 2. Định giá sai khiến thương hiệu mất uy tín, cũng khó mà xây dựng được chỗ đứng.
3.3 Do tiếp thị nhầm đối tượng khách hàng
Dù món gà ủ muối đúng là ngon, độc đáo nhưng vẫn sở hữu tệp khách hàng nhất định. Không phải độ tuổi nào, mô hình hàng quán nào,… cũng phù hợp thêm món này vào menu.
Cần check thị trường kỹ lưỡng khi chọn điểm bán, thực hiện các chiến dịch marketing. Hướng sai đối tượng khách sẽ dẫn đến việc ế ẩm, lại dễ bị nản chí khi tiến hành công việc.
3.4 Do “làm phật lòng” khách hàng
Kinh doanh món đắt khách này mà thất thu, lỗ vốn còn có thể do dịch vụ CSKH kém. Hoặc vấn đề phục vụ tại quán của nhân viên, chủ quán chưa được sát sao về nghiệp vụ.
1 số đơn vị chuyên bán online thì thiếu kỹ năng rep tin nhắn của khách. Hoặc đôi khi giao hàng chậm trễ, đóng gói kém, phản hồi chậm,… Đã có 1 số tấm gương thua lỗ vì “trả treo” với khách, có cách xử lý không thỏa đáng.
Kinh doanh gà ủ muối cũng như các mặt hàng khác, đều cần thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Nếu đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì triển khai ngay trước khi bị đối thủ nẫng tay trên nhé.