Kinh doanh vỉa hè là “miếng mồi ngon” dành riêng cho những chủ tiệm có vốn đầu tư hạn hẹp. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng nếu bạn đã rõ những kinh nghiệm bán hàng đắt giá dưới đây!
1. 15+ kinh nghiệm bán hàng vỉa hè cạnh tranh cao, lợi nhuận lớn
Trong mục này Quang Huy sẽ show các kinh nghiệm quý giá về kinh doanh vỉa hè được đúc kết bởi những người từng trải. Và nếu đang manh nha ý tưởng này thì bạn đã tìm đến đúng chỗ rồi đấy!
1.1 Khảo sát thị trường
Nếu kinh doanh mà không biết thị trường đang cần gì, đối thủ gồm những ai, KH tiềm năng là đối tượng nào thì bạn khó trụ vững.
Thế nên, khảo sát thị trường chính là bước đầu tiên cần thực hiện. Công đoạn này bao gồm 3 vấn đề cắm chốt:
- Những mặt hàng trendy nhất ở khu vực bạn dự tính kinh doanh (là món nào, đã bão hòa hay chưa, tỉ lệ người ủng hộ ra sao…)
- Đối tượng người dùng bạn đang nhắm đến (“zoom” kỹ vào độ tuổi, nhu cầu, tỷ lệ so với tổng dân số, đặc thù tính cách…)
- Đơn vị cạnh tranh (gồm những đại diện nào, tuổi đời, ưu thế và hạn chế của từng thương hiệu; phản hồi của KH về các đơn vị này…)
Càng dành nhiều thời gian để khảo sát, bạn càng hoàn thiện bức tranh về thị trường. Như vậy, có thể nương vào thế mạnh của mình, làm bất hoạt đối thủ bằng việc khắc phục tốt những điểm yếu của họ.
1.2 Xác định mặt hàng bày bán
Sau bước khảo sát, bạn sẽ có được list các mặt hàng tiềm năng. Rõ ràng không thể kinh doanh cùng lúc các sản phẩm này mà cần tìm ra lựa chọn nắm giữ vị trí “Host”.
Đó chính là mặt hàng mà bạn cảm thấy tự tin nhất và có thể tối ưu triệt để chất lượng thành phẩm. Nếu tay nghề thực sự “ngon nghẻ”, bạn có thể bắt đầu bằng 1 SP duy nhất.
Tuy nhiên, nếu “trình” của bạn chỉ ở mức tàm tạm thì đa dạng mặt hàng bán ra mới là ý tưởng an toàn.
1.3 Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết
Nếu nhân tố chỉ đường này được lên phom chỉn chu. Bao gồm việc chuẩn bị vốn, lựa mặt bằng, mục tiêu, giải pháp cho sự cố phát sinh… thì con đường đi lên sẽ rõ như ban ngày.
Từ đó, hạn chế tối đa những va vấp không đáng có. Chẳng điều gì có thể cản bước bạn trong hành trình tiến về phía trước.
1.4 Thuê mặt bằng trên vỉa hè
Bạn có thể tận dụng địa thế đắc lợi này để mở quầy kinh doanh. Tuy nhiên không thể hoạt động tự phát, tự giác vì đã có những tổ chức, cá nhân thầu trọn những khu vực tiềm năng này.
Vậy nên, cần giao dịch, thỏa thuận với họ để có được 1 suất “ngon lành”. Tất nhiên nên tham khảo nhiều nơi để tìm ra vị trí thuận lợi, có chi phí hợp lý nhất.
1.5 Đảm bảo chất lượng mặt hàng bày bán
Kể cả khi bạn thực hiện tốt chiến lược câu kéo lượng lớn KH về với cửa tiệm nhưng SP bán ra lại chẳng ra gì thì tỷ lệ quy đổi sang đơn hàng vẫn rất thấp.
Điều này cho thấy chất lượng mặt hàng mới là điều “control” doanh số chứ không phải những chi tiết bên ngoài. Vậy nên, nếu là đồ ăn, hãy tối ưu việc tuyển lựa nguyên liệu và công thức hoàn thiện.
Nếu là các SP khác, hãy tìm đến hàng chính hãng, nguồn gốc rõ ràng, có thể check mã vạch để chỉ qua 1 lần mua hàng.
1.6 Đầu tư công cụ trưng bày, bán hàng thu hút
Việc bày hàng hóa la liệt trên vỉa hè có thể giúp bạn giảm bớt chi phí nhưng lại kéo tụt hình ảnh của cửa tiệm. Vậy nên cần đầu tư công cụ hỗ trợ như xe đẩy bán hàng rong để tăng độ thu hút với người quan sát.
Phương tiện này có thiết kế cực chuyên nghiệp, decal sinh động, bắt mắt. Đặc biệt, có tủ trưng bày siêu rộng, setup thêm kính trong suốt và đèn Led đa sắc nên trông cực lung linh.
1.7 Đa dạng mặt hàng bày bán
Như đã nhắc qua ở mục 1.2, đa dạng mặt hàng bày bán là 1 ý tưởng vừa “ngon ăn”, vừa an toàn. Nếu chỉ kinh doanh 1 sản phẩm duy nhất thì khi người mua không còn chuộng mặt hàng này thì doanh số sẽ tụt dốc không phanh.
Dù bạn có tệp khách quen thì nhu cầu của họ cũng chuyển đổi linh hoạt qua thời gian. Nay muốn cái này, mai thích cái khác.
Nếu kinh doanh cùng lúc “7749” SP thì doanh số sẽ không bị lệ thuộc vào bất kỳ mặt hàng nào. Bạn có thể bán cho nhiều người hoặc 1 người trong nhiều thời điểm.
Vậy nên việc kinh doanh sẽ thuận tiện hơn thấy rõ.
✖✖✖ XEM NGAY MÔ HÌNH: Kinh doanh gà rán xe đẩy
1.8 Phục vụ khách tận tình, chu đáo
Bạn có biết trong kinh doanh, thái độ phục vụ có thể “cân đẹp” chất lượng sản phẩm? Chỉ cần mặt hàng bán ra có hình thức và nội dung “đủ xài” thì doanh số vẫn tăng ầm ầm.
Hãy đặc biệt chú trọng khâu đào tạo nhân lực để quán triệt phương châm kinh doanh này tới mỗi nhân viên. Quan tâm đến khách cả trước, trong và sau giao dịch.
Đặc biệt trước những tình huống có sự mâu thuẫn, hãy ưu tiên lợi ích của KH lên trên tất thảy.
1.9 Kết hợp kinh doanh online
Kinh doanh offline dù có tốt đến mấy thì khi khai thác cật lực, cũng có ngày vãn khách. Điều này là bởi hoạt động trên quy mô nhỏ nên cơ hội tiếp cận khách thường không cao.
Trong 1 diễn biến khác, thị trường online lại cực tiềm năng, bạn có thể tiếp cận với hàng triệu người bất chấp khoảng cách địa lý.
Cơ hội bán được hàng và doanh số sẽ tăng “phi mã” nếu bạn biết tận dụng kênh kinh doanh đắt giá này.
1.10 Cảnh giác và tự bảo quản tài sản
Kinh doanh vỉa hè thường có góc view rất rộng, lượng người qua lại đông nên dễ mất cắp. Cần đề phòng kẻ gian, có ý thức tự bảo quản tài sản để phòng ngừa rủi ro không đáng có.
Nếu sử dụng công cụ trưng bày với tủ kính thì nên khóa chốt cẩn thận, hạn chế tối đa tình trạng mất cắp tài sản.
2. Gợi ý một số mặt hàng bán ở vỉa hè đông khách, dễ kiếm lời nhất
Không phải mặt hàng nào cũng “hợp rơ” với mô hình kinh doanh vỉa hè. Tuy nhiên, nếu xem 3 gợi ý dưới đây thì đảm bảo bạn sẽ bán hàng như “lên đồng”:
- Thức ăn sáng (bánh mì, bún phở, xôi, cháo,)
Những món ăn này trông thì rất thân quen nhưng đánh vào nhu cầu thiết yếu của đám đông, nên kinh doanh dễ phất. Đặc biệt cũng dễ chế biến, hợp khẩu vị người Việt.
Do đó, không khó để bạn có thể tối ưu chất lượng món và chinh phục người dùng.
➥➥➥ THAM KHẢO MÔ HÌNH: Kinh doanh xe bánh mì
- Đồ ăn vặt (xiên que, snack, chuối chiên, gà rán, …)
Đồ ăn vặt có tạo hình và mùi vị siêu hấp dẫn nên dễ “lấy lòng” thực khách, đặc biệt là giới trẻ. Nếu bày bán món ngon này trên vỉa hè thì KH rất dễ “sa lưới”
Khi đó có khi bạn sẽ “quẩy” không kịp vì quá đông khách đấy!
- Đồ uống (trà sữa, trà đá, trà hoa quả, nước ép sinh tố, cà phê, …)
Không có vai trò lấp đầy chiếc bụng đói như 2 đại diện trên nhưng đồ uống mang đến cảm giác đã khát, tạo hình lại trendy.
Vô cùng thích hợp để thưởng thức khi dạo bộ cùng bạn bè, người thân. Đặc biệt, ảnh check-in từ đồ uống trông cũng xịn sò hơn hẳn.
3. Kinh doanh trên vỉa hè và 3 khó khăn thường gặp nhất
3.1 Thời tiết bất thường
Thời tiết thay đổi là điều không thể ngăn ngừa mà chỉ có thể tìm cách ứng phó để giảm thiểu thiệt hại. Khi kinh doanh ngoài trời, yếu tố này lại càng tác động mạnh mẽ đến hoạt động buôn bán.
Vậy bạn sẽ làm gì nếu xảy ra mưa dầm, bão lũ?
Tùy vào mức độ tác động mà đưa ra giải pháp phù hợp. Ví dụ nếu mưa to gió lớn thì nên nghỉ bán off, tập trung vào giao dịch online, liên kết với bên vận chuyển chuyên nghiệp.
Nếu ảnh hưởng của thời tiết chỉ ở mức “sương sương” thì có thể duy trì việc bán hàng nhưng giảm bớt SP mang theo, trang bị đủ ô dù che chắn.
3.2 An ninh trật tự
Không phải khu vực vỉa hè nào cũng được phép bán hàng rong. Nếu không rành về đường đi lối lại, cũng chẳng có bảo kê thì bạn chớ dại bày hàng ra bán.
Vì như vậy sẽ có 2 TH xảy ra: gặp phải lưu manh, bị cơ quan chức năng “sờ gáy”. Hãy biết mình biết người, tìm hiểu kỹ lưỡng, giao dịch khéo léo để không phải lo lắng về vấn đề an ninh trật tự bạn nhé!
3.3 Cạnh tranh không lành mạnh
Trước tiên bạn cần kinh doanh tử tế, tự hoàn thiện chính mình. Khắc phục những nhược điểm để các đơn vị cạnh tranh không thể tìm ra điểm trừ.
Tiếp đến khi tình huống xảy ra, hãy nương vào cộng đồng người dùng để chứng minh sự trong sạch của mình. Đặc biệt, đừng quên note lại chi tiết từng giao dịch.
Nếu có hiện tượng “thêu dệt” bạn có thể đối chứng để lật tẩy chiêu trò đối thủ.
Xem ra để bắt đầu hành trình kinh doanh vỉa hè, bạn cần phải “giắt túi” kha khá những kinh nghiệm lớn nhỏ đấy. Biết thì dễ, không biết sẽ thành khó. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã trang bị đủ vốn kiến thức để có thể khởi nghiệp thành công.